Lưỡi bản đồ và những điều bạn cần biết

Bạn đã từng nghe về lưỡi bản đồ chưa? Khi nhìn thấy hình ảnh này, chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ nhận ra bé yêu của mình cũng có một tình trạng giống như vậy. Tại phòng khám trẻ em, chúng tôi nhận được kha khá “than phiền” về tình trạng lưỡi như thế này, vô tình phát hiện khi làm vệ sinh miệng cho trẻ khi trẻ ho sổ mũi. Và có lẽ là, một số phụ huynh cũng “đau đầu” tìm cách giúp trẻ “hết bệnh”, nhưng sao trẻ hết rồi lại bị lại. Đây có phải là vấn đề nghiêm trọng không, nguyên nhân là gì, điều trị thế nào? Hãy cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Lưỡi bản đồ là gì?

Lưỡi bản đồ là một tình trạng viêm nhưng vô hại, ảnh hưởng đến bề mặt của lưỡi. Bình thường thì lưỡi được bao phủ bởi những nhú (gai) lưỡi màu hồng, nhỏ li ti và mịn. Với lưỡi bản đồ, trên bề mặt lưỡi có những vùng tổn thương là những vùng bị mất gai lưỡi, màu đỏ, nhẵn, với các kích cỡ khác nhau, được bao quanh bởi đường viền hơi nhô lên, màu trắng hoặc hồng nhạt, không đều, ngoằn ngoèo.

Những đường viền này mang lại cho lưỡi một diện mạo giống như đường ranh giới trong các bản đồ điạ lý. Các tổn thương thường lành ở một khu vực và sau đó “di chuyển” đến một phần khác của lưỡi. Vì vậy nó còn được gọi là viêm lưỡi “di cư” lành tính.

Đôi khi, có thể thấy các tổn thương gần giống vậy xuất hiện trên các vị trí khác trong miệng, chẳng hạn như vòm miệng, má, dưới lưỡi hoặc trên nướu. Khi này, chúng được gọi là viêm miệng bản đồ, gặp ở người lớn.

Lưỡi bản đồ và những điều bạn cần biết
Lưỡi bản đồ là một tình trạng viêm nhưng vô hại

2. Nguyên nhân gây ra lưỡi bản đồ

Người ta thấy lưỡi bản đồ thường xuất hiện khi căng thẳng, khi bệnh (như bị viêm hô hấp trên ở trẻ em), hoặc bị các bệnh như dị ứng, tiểu đường, rối loạn nội tiết…, nhưng không có yếu tố nào trong số này trực tiếp gây ra viêm lưỡi. Nguyên nhân của tình trạng này là gì hiện còn chưa được biết rõ.

Hầu như lưỡi bản đồ không gây ra triệu chứng gì cả. Tuy nhiên, một số trẻ có thể khó chịu, đau hoặc rát, nhạy cảm với thức ăn chua, cay, mặn, và rất hiếm khi nhạy cảm với đồ ngọt.

Thông thường, chúng ta nghĩ các tổn thương trong miệng do viêm nhiễm thường lây dữ dội. Nhưng lưỡi bản đồ hoàn toàn không lây từ người này sang người khác. Nó không phải là bệnh truyền nhiễm.

3. Tình trạng này có nguy hiểm không? 

Lưỡi bản đồ là một tình trạng khá phổ biến. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc đời, từ khi bé còn nhỏ đến khi già. Thống kê cho thấy cứ 100 người thì khoảng 1 đến 3 người có lưỡi bản đồ. Các tổn thương sẽ biến mất hoàn toàn trong một khoảng thời gian không cố định (vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng) và sau đó xuất hiện trở lại.

Tổn thương lưỡi bản đồ trông có vẻ đáng sợ, nhưng tình trạng này không gây ra vấn đề gì về sức khỏe, cũng như không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư. Như đã nói, đây là tình trạng lành tính và thường không gây triệu chứng, hoặc nếu có triệu chứng thì chỉ thoáng qua nên đa số các trường hợp là không cần điều trị.

Đôi khi, vẫn có một số ít trẻ có tình trạng nhạy cảm quá mức khi lưỡi bản đồ xuất hiện, trẻ khó chịu nhiều và bỏ ăn, khi đó các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm bôi trên bề mặt lưỡi hoặc uống, nhằm làm giảm bớt sự nhạy cảm của lưỡi, chứ không phải để chữa khỏi tình trạng này vì nó có thể tự hết mà không cần điều trị.

4. Tại sao tình trạng này vẫn tái đi tái lại? 

Một tình huống thường gặp là, khi trẻ bệnh, tổn thương lưỡi này xuất hiện. Mà bạn biết đó, ở trẻ em, viêm hô hấp trên xảy ra từ 6 đến 12 lần trong 1 năm, và mỗi lần xảy ra lại “mang đến” tình trạng lưỡi này.

Phụ huynh thường rất lo lắng, tìm cách làm sao cho chúng biến mất. Rất nhiều thuốc được rơ lên lưỡi của trẻ như natri borat, nystatin…., sau đó lưỡi trở về bình thường. Vào lần bệnh sau lưỡi bản đồ lại xuất hiện, làm cho cha mẹ hiểu lầm rằng đây là bệnh mãn tính hoặc thuốc lần trước dùng chưa đủ ngày, chưa đủ liều lượng, hoặc chưa đúng thuốc nên chưa hết bệnh. Và rồi cha mẹ càng “tích cực” rơ lưỡi cho bé hơn, gây ra sự khó chịu không cần thiết cho trẻ. Thực chất là không cần làm gì cả chúng cũng tự biến mất rồi, không phải nhờ thuốc đâu!

Qua bài viết này, hi vọng quý phụ huynh hiểu được rằng đây là một đặc điểm “đặc biệt” có thể tồn tại suốt đời trẻ, là vì chúng tái lại nhiều lần, và quan trọng là không ảnh hưởng gì tới cuộc sống, sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ cả.

Tóm lại, lưỡi bản đồ là tình trạng dễ nhận biết. Tuy nhiên, các tổn thương trên lưỡi có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác của lưỡi hoặc bệnh toàn thân. Để biết chính xác con bạn có phải bị tình trạng lưỡi bản đồ hay không, vẫn nên cho bé đi khám bác sĩ khi có triệu chứng, để được đánh giá, xác định chẩn đoán và không bỏ sót bệnh lý nhé.

>> Xem thêm bài viết liên quan:

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm
Hình ảnh tin tức Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã