Lồng ruột ở trẻ em: Những dấu hiệu cha mẹ cần nhận biết sớm

Lồng ruột là tình trạng lồng một đoạn ruột vào một đoạn ruột khác. Đây là trường hợp cấp cứu bụng ngoại khoa phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

1. Dịch tễ học bệnh lồng ruột

Lồng ruột thường gặp ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Khoảng 60 % trẻ bị lồng ruột nhỏ hơn 1 tuổi và 80-90 % trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Có nghĩa là trẻ càng nhỏ, càng có nguy cơ bị lồng ruột. Sau 3 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh giảm xuống thấp. Tỷ lệ 10 % các trường hợp xảy ra ở trẻ em trên 5 tuổi. Khoảng 3 – 4 % ở những trẻ trên 10 tuổi và 1 % ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng. Khi lồng ruột xảy ra bên ngoài độ tuổi điển hình này, có khả năng có một bệnh lý nền.

Lồng ruột dường như ưu thế ở nam với tỷ lệ nam: nữ xấp xỉ 3: 2. Hầu hết lồng ruột xảy ra ở trẻ khỏe mạnh và được nuôi dưỡng tốt.

Lồng ruột ở trẻ em: Những dấu hiệu cha mẹ cần nhận biết sớm

2. Cấu tạo khối lồng

Lồng ruột ở trẻ em: Những dấu hiệu cha mẹ cần nhận biết sớm

 

1-Đầu khối lồng

2-Cổ khối lồng

3-Lớp ngoài

4-Lớp giữa

5-Lớp trong

6-Mạc treo ruột

Tên lồng ruột gồm

  • Tên phần đoạn ruột bị lồng
  • Tên đoạn ruột trung gian (có thể có)
  • Và tên đoạn ruột chứa lồng

Các kiểu lồng ruột

Lồng ruột ở trẻ em: Những dấu hiệu cha mẹ cần nhận biết sớm

– Lồng ruột hồi – đại tràng: Lồng đoạn cuối hồi tràng vào manh tràng hoặc đại tràng (chiếm 90% các trường hợp).

– Lồng ruột hồi – hồi tràng, hỗng – hồi – đại tràng, hỗng – hỗng tràng, hỗng – hồi tràng, đại  – đại tràng cũng đã được mô tả.

>> Tắc ruột là một nguyên nhân khá phổ biến đưa người bệnh đến với phòng cấp cứu. Cùng nhau đến với bài viết: “Tắc ruột: nguyên nhân và điều trị để hiểu thêm về nó nhé

3. Sinh lý bệnh lồng ruột

Khi lồng ruột xảy ra, mạc treo ruột sẽ bị cuốn vào trong đó. Điều này sẽ làm tắc nghẽn tĩnh mạch và mạch bạch huyết, dẫn đến phù nề ruột. Khi tình trạng phù nề ruột tăng sẽ tiếp tục chèn ép mao mạch gây tình trạng tiêu nhày máu. Nếu không điều trị, sẽ diễn tiến đến tắc động mạch, gây ra hoại tử ruột, thủng và viêm phúc mạc.

  • Vô căn – Khoảng 75 % các trường hợp lồng ruột ở trẻ em được coi là vô căn vì không có yếu tố gây bệnh rõ ràng. Một số bằng chứng cho thấy nhiễm vi rút làm tăng nguy cơ lồng ruột. Cơ chế có thể là vi rút làm phì đại các mảng bạch huyết trong niêm mạc ruột. Điều này đóng vai trò là điểm dẫn đến chứng tắc ruột, thường nhiều ở vùng hồi tràng.
  • Có nguyên nhân: khi có một tổn thương trên thành hoặc trong lòng ruột theo quá trình nhu động sẽ bị cuốn vào đoạn ruột xa hơn. Tổn thương đó có thể là một túi thừa Meckel, polyp, u nang, khối u, khối máu tụ hoặc dị dạng mạch máu, …

4. Đặc điểm lâm sàng bệnh lồng ruột

Trường hợp điển hình

  • Đau bụng / khóc thét từng cơn: trẻ có biểu hiện đau bụng từng cơn cách nhau khoảng 15 – 20 phút. Ở trẻ nhỏ có thể trẻ khóc thét đột ngột, dữ dội, ưỡn người, xoắn vặn, … Giữa các cơn đau, trẻ có thể bình thường. Cơn đau bụng hoặc cơn khóc thét trở nên thường xuyên và nặng hơn theo thời gian.
  • Nôn: thường là một triệu chứng nổi bật, thường bắt đầu ngay sau những cơn đau bụng đầu tiên. Ban đầu trẻ bị nôn ra thức ăn. Ở giai đoạn muộn, trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng.
  • Tiêu phân nhầy máu: là một phát hiện muộn, ít nhất 12 giờ sau cơn đau đầu tiên.
  • Khối u lồng: thường khối u lồng sẽ được phát hiện bởi bác sĩ, vị trí thường ở 1/4 dưới bụng phải.
  • Khi bệnh diễn tiến, trẻ có thể mệt mỏi, lờ đờ.

Trường hợp không điển hình

  • Lên đến 20% trẻ nhỏ không có cơn đau rõ ràng. Và khoảng 1/3 bệnh nhân không có tiêu phân nhầy.
  • Nhiều trẻ lớn hơn chỉ bị đau mà không có dấu hiệu hoặc triệu chứng khác. Đôi khi, cha mẹ hoặc người thân nhận ra trẻ mệt mỏi, thờ ơ hoặc rối loạn ý thức. Biểu hiện này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhũ nhi, thường bị nhầm lẫn với nhiễm trùng huyết.

Phát hiện tình cờ

Một số trẻ bị lồng ruột đôi khi được phát hiện tình cờ khi siêu âm vì lý do khác hoặc các triệu chứng không đặc hiệu.

Nếu bệnh nhân không có triệu chứng có thể được theo dõi sát mà không cần can thiệp.

5. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh lồng ruột

Khi trên lâm sàng nghi ngờ lồng ruột với cả trường hợp điển hình và không điển hình, bác sĩ sẽ chỉ định cận lâm sàng để chẩn đoán xác định.

Siêu âm

Siêu âm là xét nghiệm thường được lựa chọn đầu tiên vì có sẵn ở hầu hết các cơ sở y tế và không xâm lấn. Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp kỹ thuật này là 100%.

Hình ảnh đặc hiệu trên siêu âm là hình cocarde hoặc hình bia khi cắt ngang, hình bánh mì Sandwich hay hình “giả thận” khi cắt dọc. Khi phát hiện tình trạng lồng ruột thì bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ làm thêm siêu âm Doppler mạch máu để đánh giá tình trạng tưới máu ruột giúp tiên lượng và xử trí.

Lồng ruột ở trẻ em: Những dấu hiệu cha mẹ cần nhận biết sớm

Cắt ngang: Hình cocarde

Lồng ruột ở trẻ em: Những dấu hiệu cha mẹ cần nhận biết sớm Cắt dọc: Hình bánh mì Sandwich hay hình “giả thận”

Phương pháp siêu âm có khả năng phát hiện các nguyên nhân bệnh lý nền lồng ruột khoảng 2/3 trường hợp tốt hơn so với kỹ thuật huỳnh quang.

Một lợi thế khác của siêu âm là nó có thể chẩn đoán được tình trạng lồng ruột hồi – hồi tràng hiếm gặp, mà có thể bị bỏ sót trên kỹ thuật huỳnh quang.

Bên cạnh đó siêu âm có thể được sử dụng để theo dõi sự thành công của các phương pháp điều trị. Bệnh nhân không phải tiếp xúc với bức xạ.

Ngoài ra siêu âm cũng có thể đánh giá một số nguyên nhân khác cũng gây triệu chứng tương tự. Ví dụ như viêm ruột thừa hoặc thận ứ nước.

Siêu âm chỉ nghi ngờ lồng ruột hoặc kích thước khối lồng ≤3 cm và các triệu chứng của trẻ ở mức độ nhẹ. Siêu âm sẽ được lặp lại nhằm đánh giá khối lồng vì hầu hết các trường hợp tắc lồng ruột non sẽ tự cải thiện.

X quang bụng không sửa soạn

Mục đích của X quang bụng là để loại trừ tình trạng thủng, cần phải can thiệp phẫu thuật ngay lập tức. Độ nhạy đối với X quang bụng để chẩn đoán lồng ruột là dưới 48% trong khi độ đặc hiệu là 21%.

Chính vì vậy, phương pháp siêu âm vượt trội hơn nhiều so với X quang cả trong chẩn đoán và loại trừ bệnh lồng ruột.

Chụp cắt lớp vi tính

Chụp CT thường được chỉ định cho các trường hợp lồng ruột tái phát nhiều lần có nguyên nhân bệnh nền không phát hiện được trên siêu âm. Tuy nhiên phương pháp này không thể được sử dụng để làm giảm tiến triển của lồng ruột. Và CT có thể tốn thời gian ở những trẻ có thể cần dùng thuốc an thần, khiến trẻ tiếp xúc với bức xạ đáng kể.

6. Chẩn đoán xác định lồng ruột

  • Trẻ biểu hiện Khóc cơn + ói + u lồng
  • Khóc cơn + ói + Siêu âm
  • Hoặc khóc cơn + ói + X Quang

7. Điều trị bệnh lồng ruột

Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhi mà bác sĩ lâm sàng sẽ có chỉ định phù hợp. Hiện ở Việt Nam, có 2 phương pháp là tháo lồng không mổ và phẫu thuật

Tháo lồng không mổ

Tháo lồng bằng hơi với áp lực chuẩn có van an toàn. Bệnh nhân sẽ được đặt thông dạ dày và thông hậu môn. Sau đó bé được dùng thuốc tiền mê và thuốc chống co thắt.

Khi chuẩn đã chuẩn bị bệnh nhi xong, các bác sĩ sẽ bơm hơi từ từ vào ruột già với một áp lực chuẩn 90 – 110 mmHg, duy trì áp lực  cao nhất không quá 3 – 4 phút / lần cho tới khi khối ruột đang lồng vào nhau được tháo ra hoàn toàn.

Thủ thuật tháo lồng bằng hơi không tháo quá 3 lần, mỗi lần tháo nghỉ 5 phút. Bé sẽ được theo dõi sau tháo lồng ít nhất 24 giờ. Biến chứng hiếm gặp hít chất nôn, vỡ đại tràng.

Chống chỉ định tháo lồng

  • Đến muộn sau 48h
  • Tổng trạng xấu, có sốc
  • Đã có biến chứng thủng, hoại tử ruột.

Phẫu thuật

Bé được chỉ định phẫu thuật khi thất bại sau tháo lồng bằng hơi hoặc có chống chỉ định tháo lồng bằng hơi. Tuy nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ cũng rất khó khăn, phức tạp, trẻ dễ tử vong do suy kiệt và viêm phổi nặng. Bởi vậy, phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện lớn ngay khi bé có dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột.

Lồng ruột là một bệnh ly ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Triệu chứng ban đầu đặc trưng bởi khóc thét / đau bụng từng cơn, nôn nhiều, có thể sờ thấy khối u lồng bất thường. Giữa các cơn đau, trẻ hoàn toàn bình thường. Tần suất các cơn đau sẽ gần hơn và nghiêm trọng hơn. Nếu trẻ tiêu nhày máu đã là dấu hiệu trễ. Khi được phát hiện sớm thì trẻ được điều trị bằng tháo lồng bằng hơi. Ở giai đoạn trễ, trẻ có thể sẽ được phẫu thuật, thậm chí một số trường hợp phải cắt bỏ đoạn ruột. Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật sẽ khó khăn hơn nhiều. Chính vì vậy ba mẹ nên nhận biết sớm các dấu hiệu của lồng ruột và đưa đi khám kịp thời.

>> Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích (IBS): Chẩn đoán và điều trị

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan