Loét bàn chân do tiểu đường

Việc kiểm soát đường huyết không tốt cùng nhiều yếu tố khác có thể dẫn đến biến chứng loét bàn chân tiểu đường. Vậy người bệnh nên và không nên làm gì để quản lý và chăm sóc vết loét, hạn chế tình trạng ngày càng trầm trọng? Bài viết sau đây của Dược sĩ Nguyễn Thái Thùy Dung sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.

Tổng quan về loét bàn chân tiểu đường

Loét bàn chân do tiểu đường là vết loét hoặc vết thương hở xảy ra khoảng 19% – 34% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và thường nằm ở lòng bàn chân.1 Trong số những người bị loét bàn chân, hơn một nửa sẽ bị nhiễm trùng. Loét bàn chân và nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường là yếu tố nguy cơ chính khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi dưới không do chấn thương ở Hoa Kỳ.2 Cứ mỗi 20 giây sẽ có một ca cắt cụt chi dưới do đái tháo đường và trong đó, 85% ca cắt cụt chi là do loét bàn chân.3 Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát triển của vết loét ở chân có thể phòng ngừa được.4

Vì sao tiểu đường gây loét bàn chân?

Loét bàn chân hình thành do sự kết hợp của nhiều yếu tố:5

  • Mất cảm giác ở bàn chân.
  • Tuần hoàn kém, biến dạng bàn chân, kích ứng (như ma sát hoặc áp lực) và chấn thương, cũng như thời gian mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong nhiều năm có thể phát triển bệnh lý thần kinh ngoại biên, giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng cảm giác đau ở bàn chân do tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu tăng cao theo thời gian. Đường trong máu gia tăng có thể làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng tiềm ẩn của cơ thể và cũng làm chậm quá trình lành vết thương.5

Loét bàn chân do tiểu đường
Người bệnh đái tháo đường phát triển bệnh thần kinh ngoại biên có thể gây mất cảm giác ở bàn chân

Bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường đều có thể bị loét bàn chân:5

  • Những người sử dụng insulin có nguy cơ bị loét bàn chân cao hơn, bệnh nhân mắc bệnh tim, thận, mắt liên quan đến biến chứng bệnh tiểu đường.
  • Thừa cân.
  • Sử dụng rượu, thuốc lá cũng đóng vai trò trong việc phát triển vết loét ở chân.
  • Bệnh mạch máu.

Triệu chứng loét bàn chân do tiểu đường

Như đã đề cập ở trên, bệnh nhân tiểu đường có phát triển bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể mất khả năng cảm thấy đau. Vì thế, đau không phải là triệu chứng phổ biến của biến loét chân do tiểu đường.

Triệu chứng phổ biến của biến chứng loét chân do tiểu đường bao gồm:5

  • Điều đầu tiên bạn có thể nhận thấy là tất của bạn có chút nước rỉ ra.
  • Đỏ và sưng, có thể có mùi hôi.

Những điều nên tránh

Mục tiêu chính là chữa lành vết loét càng sớm càng tốt. Việc chữa lành càng nhanh thì càng ít nguy cơ nhiễm trùng.5

Nên tránh những điều sau đây cho bệnh nhân loét bàn chân do tiểu đường:5

  • Tránh nhiễm trùng.
  • Tránh áp lực lên bàn chân, vết loét.
  • Tránh đi chân trần.
  • Không nên sử dụng betadine, dung dịch oxy già (hydrogen peroxide), xoáy nước và ngâm mình với nồng độ tối đa vì những cách này có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.

Những điều nên làm

Để giữ cho vết loét không bị nhiễm trùng, điều quan trọng là:5

  • Kiểm soát đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý để loại bỏ da và mô chết hoặc dịch rỉ; che phủ vết thương bằng băng gạc.
  • Bôi thuốc làm dịu vết loét.
  • Vết loét ở lòng bàn chân, phải được “giảm áp lực” bằng cách mang giày đặc biệt, hoặc nẹp, đúc chuyên dụng hoặc sử dụng xe lăn hoặc nạng.
  • Vết loét sẽ lành nhanh hơn, với nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn nếu chúng được che phủ và giữ ẩm.
Loét bàn chân do tiểu đường
Người bệnh đái tháo đường cần chú ý giảm tải áp lực cho bàn chân

Quản lý vết thương thích hợp bao gồm việc vệ sinh, thuốc bôi tại chỗ, băng: Để vết thương mau lành, vùng bị loét phải được máu lưu thông đầy đủ. Việc vệ sinh vết loét bằng các sản phẩm từ nước muối sinh lý thông thường, đến các thuốc dùng ngoài da kích thích yếu tố tăng trưởng da, tăng lưu lượng tuần hoàn máu, băng vết loét và các sản phẩm thay thế da đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc chữa lành vết loét ở chân.6

Kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu là điều quan trọng trong quá trình điều trị loét bàn chân do tiểu đường. Hợp tác chặt chẽ với bác sĩ y khoa hoặc bác sĩ nội tiết để kiểm soát lượng đường trong máu sẽ giúp tăng cường khả năng chữa lành và giảm nguy cơ biến chứng.

Phòng ngừa loét bàn chân do tiểu đường

Cách tốt nhất để điều trị loét bàn chân do tiểu đường là ngăn chặn sự phát triển của nó ngay từ đầu. Kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân là điều đầu tiên.

Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao bị vết loét bàn chân tiểu đường:5

  • Người mắc bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Người có tuần hoàn máu kém.
  • Đối tượng bị biến dạng bàn chân (ví dụ: ngón chân cái, ngón chân hình búa).
  • Người mang giày không phù hợp.
  • Bệnh nhân có lượng đường trong máu không được kiểm soát.
  • Tiền sử loét bàn chân trước đó.

Người bệnh cũng cần giảm các yếu tố nguy cơ khác như:5

  • Hút thuốc.
  • Uống rượu.
  • Cholesterol cao và tăng đường huyết.
Loét bàn chân do tiểu đường
Hạn chế rượu bia và thuốc lá để giảm nguy cơ mắc vết loét tiểu đường

Học cách kiểm tra bàn chân mỗi ngày, đặc biệt là lòng bàn chân và giữa các ngón chân, xem có vết cắt, vết bầm tím, vết nứt, mụn nước, vết đỏ, vết loét và bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không.

Chìa khóa để chữa lành vết thương thành công là chăm sóc y tế bàn chân thường xuyên đảm bảo theo nguyên tắc “tiêu chuẩn vàng” sau:5 7

  • Kiểm soát đường huyết (theo dõi điều trị bệnh đái tháo đường).
  • Cắt bỏ vết thương hoại tử.
  • Điều trị mọi bệnh nhiễm trùng.
  • Giảm ma sát và áp lực lên vết thương.
  • Phục hồi lưu lượng tuần hoàn máu đầy đủ.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Khi nhận thấy vết loét, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế về chân ngay lập tức. Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường cần được điều trị để giảm nguy cơ nhiễm trùng và cắt cụt chi. Không phải tất cả các vết loét đều bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán nhiễm trùng thì cần phải có chương trình điều trị bằng kháng sinh, chăm sóc vết thương và có thể phải nhập viện cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Các lời khuyên khác

Để giúp tổn thương loét mau lành có thể dùng dung dịch nhũ tương Trolamin (Biafine) phục hồi lưu lượng tuần hoàn máu đến nơi tổn thương loét (loét không có nhiễm trùng và không chảy máu), vệ sinh vết loét bằng dung dịch nước muối sinh lý, và bôi Biafine.

Nếu tổn thương loét hở lớn, có thể cắt bỏ mô hoại tử, sau đó thoa hay đắp Biafine dày 0,5-1cm, phủ đến mô lành để kéo máu đến nuôi tổn thương loét, sau đó dùng gạc ẩm (có tẩm nước muối sinh lý), băng kín, thay băng mỗi ngày đến khi vết loét lành, ngưng điều trị.

Hiệu quả của Biafine đối với vết loét bàn chân do tiểu đường:8

  • Biafine tạo môi trường làm ẩm và tăng lưu lượng tuần hoàn máu đến nơi tổn thương.
  • Sau giờ đầu tiên sử dụng, 42% lượng nước được giải phóng ở lớp bì.
  • Mang lại cảm giác dịu nhẹ và thoải mái cho bệnh nhân.
  • Giữ môi trường ẩm tốt cho quá trình hồi phục tổn thương loét.
  • Tăng 49% lưu lượng tuần hoàn máu đến nơi tổn thương loét trong 24 giờ.

Trên đây là những lưu ý trong việc quản lý vết loét bàn chân do tiểu đường. Hi vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc vết thương cho chính bản thân và người thân xung quanh.

Read the original article at here.
Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong