Liệu bạn đã biết cách trị đổ mồ hôi đầu hiệu quả dưới đây?

Đổ mồ hôi đầu là một hiện tượng tự nhiên khá bình thường ở nhiều người.  Khi vận động hoặc khi thân nhiệt tăng, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát da. Nhưng nếu mồ hôi đổ quá nhiều thì nên tìm căn nguyên. Bài viết của YouMed sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách trị đổ mồ hôi đầu hiệu quả.

Tuyến mồ hôi đầu hoạt động ra sao?

Trước khi tìm hiểu cách trị đổ mồ hôi đầu, chúng ta cũng nên tìm hiểu xem tuyến mồ hôi hoạt động như thế nào. Cấu tạo tuyến mồ hôi gồm có 2 phần:

  • Phần cuộn tròn: nằm sâu ở lớp bì của da.
  • Phần ống dẫn: đổ mồ hôi ra ngoài da.

Có hai loại tuyến mồ hôi là: tuyến mồ hôi eccrine (nước) và tuyến mồ hôi apocrine (dầu).

Liệu bạn đã biết cách trị đổ mồ hôi đầu hiệu quả dưới đây?

Tuyến mồ hôi eccrine

Các tuyến eccrine phân bố rải rác khắp nơi trong cơ thể. Chúng là loại tuyến có ở khắp nơi trên da, ngoại trừ niêm mạc. Hoạt động bài tiết của tuyến này phụ thuộc vào hệ giao cảm. Vai trò của tuyến mồ hôi nước là giúp hạ nhiệt độ cơ thể, bài tiết chất độc và giữ pH của da ổn định trong khoảng 4,5 đến 5,5.

Tuyến mồ hôi dầu (apocrine)

Tuyến apocrine là loại tuyến tập trung nhiều ở vùng nách, hậu môn, vùng sinh dục, ống tai ngoài, quanh rốn. Miệng ống đổ vào phần trên của tuyến bã rồi ra đổ ra ngoài. Tuyến mồ hôi dầu hoạt động mạnh nhất ở tuổi dậy thì và giảm dần ở tuổi già. Mồ hôi do tuyến này tiết ra đặc hơn. Do chúng chứa nhiều chất béo. Vì vậy mà vi khuẩn bên ngoài có thể làm thay đổi tính chất của mồ hôi gây ra mùi cơ thể.

Liệu bạn đã biết cách trị đổ mồ hôi đầu hiệu quả dưới đây?
Hình ảnh cấu trúc tuyến mồ hôi

Nguyên nhân đổ mồ hôi đầu

Cách trị đổ mồ hôi đầu tùy thuộc vào nguyên nhân gây đổ mồ hôi. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân đổ mồ hôi đầu là điều cần thiết.

Đổ mồ hôi đầu thường do chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Đây là nguyên nhân thường gặp nhất làm ra mồ hôi đầu nhiều. Tình trạng này thường chỉ khu trú ở một khu vực trên cơ thể như vùng đầu mặt. Một nguyên nhân khác gây đổ mồ hôi đầu nhiều là hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức. Nguyên nhân tại sao hệ giao cảm lại hoạt động quá mức vẫn đang được nghiên cứu.

Các vấn đề hoặc yếu tố khác gây đổ mồ hôi đầu, đó là:

  • Nhiệt độ cao.
  • Căng thẳng và lo lắng.
  • Sau khi hoạt động thể chất như: tập thể dục.
  • Ăn nhiều thực phẩm cay.
  • Thay đổi nội tiết tố.
  • Các vấn đề về tuyến giáp: ví dụ cường giáp.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc.
Liệu bạn đã biết cách trị đổ mồ hôi đầu hiệu quả dưới đây?
Căng thẳng, lo lắng có thể gây đổ mồ hôi đầu

Cách trị đổ mồ hôi đầu

Trị đổ mồ hôi đầu bằng cách thay đổi lối sống

  • Hạn chế uống rượu và caffein.
  • Tránh ăn nhiều thức ăn cay, nóng.
  • Hạn chế hút thuốc.
  • Giữ cho không gian trong nhà bạn luôn mát mẻ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
  • Bôi chất chống mồ hôi lên da đầu.
  • Thư giãn để giảm thiểu căng thẳng.
  • Giảm cân nếu đang thừa cân.

Tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa

Đến khám bác sĩ

Đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi đầu. Có nhiều tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra mồ hôi. Vì vậy hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nếu thay đổi lối sống không có tác dụng ngăn mồ hôi.

Bác sĩ sẽ giúp xác định xem bạn đổ mồ hôi nhiều là do bệnh lý hay không do bệnh lý.

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn những câu hỏi về thời điểm các triệu chứng của bạn bắt đầu, nơi nào khác trên cơ thể bạn đổ mồ hôi nhiều, điều gì làm cho mồ hôi nặng hơn, điều gì làm cho mồ hôi tốt hơn và liệu mồ hôi đầu của bạn là liên tục hay ngắt quãng.

Xét nghiệm

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Các xét nghiệm thường làm là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Các xét nghiệm xác định nguyên nhân như:

  • Xét nghiệm hormone giáp khi nghi ngờ cường giáp,
  • Xét nghiệm glucose máu nên nghi ngờ hạ đường huyết.

Nếu xác định nguyên nhân là do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác, kế hoạch điều trị sẽ tập trung vào việc điều trị bệnh đó trước. Ngược lại bác sĩ sẽ tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng mồ hôi nếu không tìm thấy một bệnh lý khác.

Sử dụng chất chống mồ hôi

Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc chống mồ hôi. Loại này để thoa lên đầu trước khi đi ngủ và gội sạch vào buổi sáng.

Thuốc chống mồ hôi kê đơn có chứa nhôm clorua. Giống như các chất chống mồ hôi khác, các sản phẩm này có thể gây kích ứng da. Tình trạng kích ứng có thể được khắc phục bằng kem chứa hydrocortisone.

Loại thuốc chống mồ hôi khác là loại có chưa glycopyrrolate. Các loại này chỉ dùng để điều trị hyperhidrosis nguyên phát ở người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên.

Thuốc kháng cholinergic

Những loại thuốc này ngăn chặn một chất hóa học gọi là acetylcholine gửi tín hiệu đến các dây thần kinh kiểm soát tuyến mồ hôi. Điều này có thể giúp giảm tiết mồ hôi khắp cơ thể, bao gồm cả đầu và mặt.

Thuốc kháng cholinergic không được FDA chấp thuận như một phương pháp điều trị chứng đổ mồ hôi quá nhiều, nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc không có nhãn cho mục đích này. Chúng thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như COPD, bàng quang hoạt động quá mức, các vấn đề về đường tiêu hóa và chóng mặt.

Tác dụng phụ có thể xảy ra của những loại thuốc này là mờ mắt, khô miệng. Chúng cũng có thể gây ra các vấn đề về nhận thức, chẳng hạn như chứng giảm trí nhớ ở những bệnh nhân lớn tuổi. Vì vậy hãy thảo luận về những nguy cơ trên với bác sĩ nếu bạn trên 65 tuổi.

Thuốc chống trầm cảm

Uống thuốc chống trầm cảm để ngăn tiết mồ hôi gây ra do căng thẳng và lo lắng. Uống thuốc theo liều lượng quy định để giảm lo lắng và ngăn đổ mồ hôi đầu.

Tiêm Botox

Botox sẽ tạm thời chặn các dây thần kinh gây đổ mồ hôi trong 6-12 tháng. Thủ thuật này có thể gây đau. Ở một số bệnh nhân có thể gây yếu cơ tạm thời tại vị trí tiêm.

Qua bài viết trên hy vọng bạn đã hiểu được cách trị đổ mồ hôi đầu. Bài viết trên chỉ mang tính chất truyền đạt thông tin nên không có tác dụng thay thế lời khuyên của bác sĩ. Do đó khi quá lo lắng về chứng đổ mồ hôi đầu của mình, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Thuốc Oracortia có dùng được cho trẻ em không? Cách dùng ra sao?
Oracortia là thuốc giúp giảm viêm, sưng đau hiệu quả, thường được dùng để điều trị nhiệt miệng. Thế nhưng, vì đây là một loại thuốc thuộc nhóm
Hình ảnh tin tức Uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Cần lưu ý những gì?
Nước mía không chỉ là thức uống xua tan cơn khát trong những ngày oi bức mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn
Hình ảnh tin tức Tìm hiểu tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì? Tuýp nào nặng nhất?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính cần phải được kiểm soát suốt đời. Vì bệnh có nhiều tuýp với một số đặc điểm khác nhau nên việc điều trị cũng có sự khác
Hình ảnh tin tức Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết để xử lý kịp thời
Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường và sẽ trở nên nghiêm
Hình ảnh tin tức Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?
Trứng gà là loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt Nam bởi chúng vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon, chế biến nhanh lại