Làm thế nào để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm. Ở nước ta, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa. Đối tượng thường dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ nhỏ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân, thậm chí là tử vong. Bệnh lây truyền qua trung gian là muỗi.

Vậy sốt xuất huyết gây nguy hiểm như thế nào? Bạn cần phải làm gì để phòng tránh nguy cơ bị sốt xuất huyết?

1. Triệu chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có hai dạng là dạng nhẹ và dạng nặng.

1.1. Sốt xuất huyết dạng nhẹ – sốt xuất huyết cổ điển

Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sốt và thường kéo dài trong vòng 4 – 7 ngày từ ngày bị truyền virus gây bệnh. Các triệu chứng khác như:

  • Sốt cao, lên đến 40,5°C.
  • Nhức đầu nghiêm trọng.
  • Đau phía sau mắt.
  • Đau khớp và cơ.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Phát ban.

Ban sốt xuất huyết thường xuất hiện sau 3 – 4 ngày từ khi bắt đầu sốt. Sau đó, các ban này sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

1.2. Sốt xuất huyết dạng nặng (hội chứng sốc dengue)

Các triệu chứng của dạng này giống với sốt xuất huyết dạng nhẹ nhưng kèm theo đó là các tổn thương nghiêm trọng. Các tổn thương này thường là về mạch máu và mạch bạch huyết, như chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Tổn thương nặng hơn nữa sẽ gây ra các biến chứng huyết tương thoát khỏi mạch máu, gây chảy chảy máu ồ ạt, sốc (huyết áp thấp).

Sốt xuất huyết dạng nhẹ thường xảy ra với người chưa bị sốt xuất huyết bao giờ. Còn sốt xuất huyết dạng nặng thì thường xảy ra khi bạn đã từng bị bệnh trước đó. Lúc này, cơ thể đã hình thành miễn dịch chủ động hoặc thụ động (truyền từ mẹ sang).

Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Lưu ý

Sốt xuất huyết ở trẻ em thường gây ra các triệu chứng giống với cảm cúm hay nhiễm khuẩn hô hấp. Điều này khiến ba mẹ chăm sóc không đúng cách, dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao 3 ngày liên tiếp, uống thuốc hạ sốt nhưng không thuyên giảm, phụ huynh cần đưa bé đến trạm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Không sử dụng Aspirin để hạ sốt.

2. Dấu hiệu sốt xuất huyết qua các giai đoạn

Bệnh trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

2.1. Giai đoạn sốt

Người bệnh có biểu hiện:

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40°C, sốt liên tục, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm nhiệt độ.
  • Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
  • Da xung huyết.
  • Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
  • Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?
Chấm xuất huyết

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm huyết học để chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm này gồm:

  • Xét nghiệm Dengue NS1 (+).
  • Hematocrit bình thường.
  • Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3).
  • Số lượng bạch cầu thường giảm.

2.2. Giai đoạn nguy hiểm

Thường rơi vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, bệnh nhân có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Các biểu hiện có thể có:

  • Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 – 48 giờ).
  • Tràn dịch màng phổi có biểu hiện: Đau ngực, cảm giác tức nặng ngực, đau ngực tăng khi thay đổi tư thế, khó thở.
  • Tràn dịch màng bụng: Bụng to nhanh, chướng bụng, khó thở.
  • Gan to: Đau tức vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị.
  • Sốc do giảm khối lượng tuần hoàn. Bệnh nhân có biểu hiện như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp thấp, tiểu ít.

2.3. Xuất huyết

  • Dưới da: Nốt xuất huyết hoặc mảng xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn.
  • Niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn.
  • Nội tạng như tiêu hóa, phổi, não có biểu hiện nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh….

Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Lưu ý là những người không có biểu hiện thoát huyết tương hoặc sốc vẫn có thể bị biến chứng suy tạng.

Các xét nghiệm huyết học là cần thiết. Ngoài ra, còn có thêm một số xét nghiệm khác.

  • Hematocrit tăng.
  • Số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 (<100 G/L)..
  • Men gan tăng.
  • Có thể có rối loạn đông máu.
  • Siêu âm hoặc X quang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi.

2.4. Giai đoạn hồi phục

Sau 24 – 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm. Giai đoạn này kéo dài 48 – 72 giờ. Người bệnh hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Xét nghiệm các chỉ số dần trở về bình thường.

3. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Người bệnh do đó cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu sốt cao ≥ 39°C, hãy uống thuốc hạ sốt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ sốt chỉ được dùng là paracetamol, liều dùng từ 10 đến 15 mg/kg cân nặng/lần, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ. Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24 giờ.

Tuyệt đối không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Bù dịch bằng cách uống oresol (pha đúng theo hướng dẫn), nước cam, nước chanh…

4. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Cần tránh bị muỗi đốt và không để muỗi có môi trường sinh sản bằng các biện pháp như:

  • Mặc quần áo tay dài.
  • Ngủ mùng kể cả ban ngày.
  • Dọn dẹp nơi ở sạch sẽ thoáng đãng, phát quang bụi rậm xung quanh.
  • Thoa kem chống muỗi.
  • Đậy kín các lu, hũ, bể chứa nước, không tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu.
  • Thay nước bình bông mỗi ngày.
  • Đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến đặt dưới chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?
Cần giữ nơi ở thoáng đãng, sạch sẽ

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh và có những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách diệt trừ tác nhân gây bệnh là muỗi. Nếu người bệnh bị sốt 3 ngày liên tục, uống thuốc hạ sốt không khỏi kèm theo li bì thì cần đưa tới trạm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang