Làm thế nào để chữa nhiệt miệng cho trẻ?

Nhiệt miệng là bệnh lý rất phổ biến. Hầu hết mọi người sẽ bị nhiệt miệng ít nhất một lần trong đời. Nghiên cứu cho thấy, nhiệt miệng thường xảy ra hơn ở thanh niên và phụ nữ. Tuy nhiên cũng thường thấy ở trẻ em. Bệnh này không có tính lây nhiễm và khá lành. Nhưng nếu trẻ bị nhiệt miệng sẽ khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Vậy làm thế nào để chữa nhiệt miệng cho trẻ? Cha mẹ hãy tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc nhé!

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu cách để chữa nhiệt miệng cho trẻ, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh nhiệt miệng. Nhiệt miệng hay còn được gọi là viêm miệng áp-tơ. Đây là tình trạng xuất hiện những vết loét bên trong khoang miệng. Vị trí thường thấy là nướu, má, vòm miệng hoặc lưỡi. Việc nói chuyện, ăn uống hoặc đánh răng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau.

Có ba dạng nhiệt miệng chính:

  • Dạng vết loét nhỏ. thường có chiều ngang khoảng 2 – 8mm. Chúng thường biến mất sau 10 – 14 ngày.
  • Dạng vết loét lớn: có đường viền nhô cao hoặc không đồng đều. Chúng có thể để lại sẹo ở miệng và mất nhiều thời gian hơn để lành hoàn toàn.
  • Vết loét Herpes. Dạng này thường xuất hiện nhiều vết loét nhỏ hơn nhưng tạo thành từng đám.

Xem thêm: Viêm da dạng Herpes: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị lở miệng

Một số triệu chứng loét miệng là:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét đau ở niêm mạc miệng: môi, má, lưỡi, nướu.
  • Xung quanh vết loét sưng đỏ gây đau rát.
  • Trẻ khó ăn uống, vệ sinh răng miệng.
  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc và có thể sốt.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sốt: Mẹ cần xử trí như thế nào?

Làm thế nào để chữa nhiệt miệng cho trẻ

Thường các vết loét sẽ tự biến mất sau 7 – 14 ngày mà không cần điều trị. Loét miệng ở trẻ em cũng giống như người lớn. Chúng gây đau và có thể mất đến 2 tuần để lành hoàn toàn.

Cha mẹ có thể chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng cách làm dịu cơn đau do loét theo cách:

  • Cho trẻ uống sữa và tránh uống nước ép trái cây. Vì chúng có tính axit có thể gây kích ứng khoang miệng.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Nếu trẻ đủ lớn để súc miệng, có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Hạn chế thức ăn cay và nhai kẹo cao su, vì điều này có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ cơn đau của trẻ.
  • Vệ sinh răng miệng của trẻ thật tốt.
  • Sử dụng các loại thuốc không kê đơn để chữa lành vết loét và giảm đau.
Làm thế nào để chữa nhiệt miệng cho trẻ?
Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng với nước muối ấm

Ngoài ra, cha mẹ có thể chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng cách sử dụng các nguyên liệu tại nhà.

Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong

Nếu trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng mật ong để trị loét miệng cho trẻ. Cách thực hiện đơn giản là bôi mật ong vào vị trí vết loét vài lần trong ngày. Mật ong được biết đến là có đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời sẽ giúp làm lành vết loét nhanh chóng. Nhưng cha mẹ lưu ý không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Xem thêm: Mật ong: Công dụng và những điều cần biết

Làm thế nào để chữa nhiệt miệng cho trẻ?
Trị nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong

Sử dụng củ nghệ để chữa nhiệt miệng cho trẻ

Nghệ có thể được dùng để điều trị loét miệng ở trẻ em. Vì chúng có đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn từ đó giúp chữa lành vết thương. Cha mẹ có thể kết hợp nghệ với mật ong bôi vào vết loét của trẻ vài lần trong ngày.

Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng lô hội

Lô hội (nha đam) cũng là một lựa chọn tốt để trị nhiệt miệng cho trẻ. Nha đam có thể giảm đau và kháng khuẩn. Cha mẹ bôi gel nha đam lên vùng loét hoặc trộn với nước để rửa 3 lần một ngày cho trẻ. Lưu ý là nên sử dụng nước lạnh để trộn nha đam. Vì điều này giúp tăng hiệu quả giảm đau và trẻ cũng sẽ dễ chịu hơn.

Cam thảo

Cam thảo có đặc tính kháng viêm, giúp giảm đau và sưng xung quanh vết loét. Tuy nhiên, chỉ nên dùng cam thảo để chữa nhiệt miệng cho trẻ ở các trẻ lớn. Cha mẹ thực hiện bằng cách ngâm một muỗng canh rễ cam thảo trong 2 cốc nước và cho trẻ súc 2 lần/ngày. Có thể trộn với ít bột nghệ, mật ong và bôi lên vết loét.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em

Để chữa nhiệt miệng cho trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị lở miệng là và khắc phục các nguyên nhân đó.

Nhiệt miệng do vết loét

Nhiệt miệng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc miệng bị mất đi lớp màng nhầy bao phủ bên trên. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này hiện nay vẫn chưa được biết. Nhưng người ta ghi nhận có nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển của vết loét, bao gồm:

  • Một số loại thực phẩm gây kích thích như: cà phê, sô cô la, phô mai…
  • Stress quá độ.
  • Chấn thương do cắn trúng môi, má, lưỡi.
  • Chấn thương từ bàn chải đánh răng. Ví dụ như trượt tay trong khi chải răng.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Bỏng do ăn thức ăn nóng.
  • Kích ứng do thuốc sát trùng mạnh, như nước súc miệng.
  • Nhiễm trùng miệng do nhiễm vi khuẩn, virus.
  • Phản ứng với một số loại thuốc.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch của trẻ. ( trẻ có thể đang mắc một bệnh nào khác).
  • Thiếu vitamin, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu folate, kẽm, vitamin B12.
Làm thế nào để chữa nhiệt miệng cho trẻ?
Trẻ có thể bị trượt tay khi đánh răng quá mạnh gây tổn thương miệng

Nhiệt miệng do bệnh lý

  • Bệnh tự miễn.
  • Bệnh tiêu hóa như bệnh Crohn.
  • Giảm bạch cầu theo chu kỳ của loét miệng, sốt và giảm bạch cầu trung tính.
  • Hội chứng sốt định kỳ (PFAPA): Trong đó trẻ bị sốt, viêm miệng, viêm họng cứ sau mỗi 2 – 8 tuần.

Xem thêm: Viêm họng ở trẻ em và những điều cần biết

Nhiệt miệng thường thấy ở trẻ từ 10 – 19 tuổi. Các tổn thương sẽ tiếp tục xuất hiện trở lại trong nhiều năm sau lần đầu tiên. Một số vết loét ở trẻ dưới 10 tuổi có thể liên quan đến nhiễm virus.

Trong hầu hết các trường hợp, nhiệt miệng sẽ giảm và biến mất mà không để lại bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào đối với trẻ em. Các phương pháp chữa nhiệt miệng cho trẻ này chỉ giúp tăng tốc độ phục hồi và giảm khả năng tái phát trong tương lai. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện cho trẻ.

Xem thêm: Top 5 loại thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em hiệu quả

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Uống nước dâu tằm có tác dụng gì khi quan hệ? Bí quyết bùng lửa yêu từ nước dâu tằm
Từ lâu, dâu tằm được biết đến là thức quả giàu giá trị dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả nam và nữ. Gần đây, nhiều nghiên cứu khoa
Hình ảnh tin tức Vợ chồng quan hệ mấy lần 1 tuần là tốt? Tần suất quan hệ cho vợ chồng
Tần suất quan hệ tình dục được khuyến khích theo độ tuổi là đối với thanh niên từ 20 – 30 tuổi nên quan hệ 3 – 5 lần/tuần; từ 31 – 40 tuổi thì 2 -3 
Hình ảnh tin tức Mách bạn 6 mẹo hay trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian
Cảm cúm là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến với các triệu chứng như: đau đầu, nghẹt mũi, đau họng, da khô không ra mồ hôi, đau nhức
Hình ảnh tin tức Cách kiềm chế ham muốn ở nam: 4 giải pháp ít ai biết đến!
Nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn nữ giới do sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, ham muốn tình dục cao quá mức có thể gây ra những ảnh
Hình ảnh tin tức Mặt nạ tía tô trị nám: Giải pháp tự nhiên, hiệu quả cho làn da sáng mịn
Nám là tình trạng da liễu phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là các mảng sẫm màu trên da mặt. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng