Làm sao để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa?

Khi có người thân bị viêm ruột thừa và cần trải qua phẫu thuật, bạn cần biết cách phối hợp với nhân viên y tế để bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý, nhanh chóng phục hồi và tránh các biến chứng nghiêm trọng. Vậy nên việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa là rất quan trọng.

Viêm ruột thừa không phải là một vấn đề hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp, xử trí kịp thời. Đoạn ruột thừa bị viêm, sưng do nhiễm trùng sẽ cần được phẫu thuật cắt bỏ. Nếu không, viêm ruột thừa có thể bị vỡ ra, dẫn đến viêm phúc mạc và nhiễm trùng máu.

Sau khi mổ, người bệnh cần nằm lại viện vài ngày để được theo dõi tình trạng sức khỏe. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa sẽ được các nhân viên y tế thực hiện và hướng dẫn lại cho người nhà để cùng phối hợp tốt với nhau.

Nhận định tình trạng chung trước khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa

Làm sao để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa?

Mỗi bệnh nhân đều có tình trạng sức khỏe khác nhau và có thể gặp phải biến cố sau khi phẫu thuật. Do đó, nhân viên y tế sẽ đánh giá, nhận định tình trạng trước khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa.

Tình trạng trước khi phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, nhân viên y tế sẽ ghi nhận lại các tình trạng như:

  • Tinh thần bệnh nhân: tỉnh táo, mệt mỏi hay lo lắng không.
  • Cơ thể có đang sốt không? Ghi nhận thân nhiệt.
  • Màu sắc nước tiểu.
  • Có dấu hiệu, triệu chứng nhiễm trùng không?
  • Các đặc điểm cơn đau: thời gian đau, vị trí, mức độ đau như thế nào?

Tình trạng sau phẫu thuật

Sau khi mổ ruột thừa, các nhân viên y tế sẽ thường xuyên theo dõi dấu hiệu sinh tồn như thân nhiệt, nhịp tim, mạch đập, huyết áp, nhịp thở. Người nhà cũng sẽ được điều dưỡng hướng dẫn quan sát tình trạng khi chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người nhà hay nhân viên y tế cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Nếu không có biến chứng, bệnh nhân viêm ruột thừa sau khi mổ sẽ được hướng dẫn tư thế nằm đúng (tư thế Fowler) để giúp dịch thoát dễ dàng, tránh gặp phải các vấn đề nguy hiểm như liệt ruột, viêm phổi. Lưu ý, không để bệnh nhân vận động quá mạnh ngay sau phẫu thuật để hạn chế gây tác động đến vết mổ.

Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không được ăn uống gì. Nếu bị nôn mửa, nhân viên y tế có thể cho bệnh nhân uống nước để tránh mất nước. Sau đó, chế độ ăn nên bắt đầu từ dạng lỏng trong vài ngày rồi mới ăn uống lại như bình thường.

Đối với vết mổ, nhân viên y tế sẽ quan sát mỗi ngày. Nếu bình thường, bệnh nhân sẽ được thay băng 2 ngày 1 lần, sau 7–10 ngày có thể cắt chỉ. Trường hợp vết mổ có dấu hiệu chảy dịch hay nhiễm trùng, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để can thiệp kịp thời.

Vài ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân được khuyến khích nên ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng xung quanh phòng bệnh. Trong thời gian này, nhân viên y tế cũng cấp phát thuốc theo chỉ định bác sĩ và hướng dẫn người nhà cách dùng cho bệnh nhân.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa tại nhà

Làm sao để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa?

Tốt nhất, bạn cần đảm bảo tuân thủ theo đúng những điều căn dặn của bác sĩ để có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa tốt tại nhà. Nhìn chung, người bệnh cần:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tránh bị táo bón
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, beta-carotene và các loại cá béo
  • Tránh ăn các thực phẩm khó tiêu hay dễ gây tiêu chảy
  • Nghỉ ngơi đầy đủ để giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất có thể
  • Tránh nâng vật nặng hay leo cầu thang nhiều để không làm căng cơ bụng
  • Tránh suy nghĩ, làm các công việc trí óc gây căng thẳng để hạn chế ảnh hưởng đến vết mổ
  • Hạn chế để nước tiếp xúc với vết mổ để tránh bị nhiễm trùng

Trong quá trình phục hồi tại nhà, bạn cũng cần chú ý đến vết mổ ruột thừa của người bệnh. Nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đưa họ đến bệnh viện gần nhất.

Nhìn chung, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa sẽ được hướng dẫn bởi nhân viên y tế cũng như theo lời dặn từ bác sĩ. Nếu có bất kỳ biến cố gì xảy ra, bạn cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để có những can thiệp cơ bản kịp thời.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Cách kiềm chế ham muốn ở nam: 4 giải pháp ít ai biết đến!
Nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn nữ giới do sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, ham muốn tình dục cao quá mức có thể gây ra những ảnh
Hình ảnh tin tức Mặt nạ tía tô trị nám: Giải pháp tự nhiên, hiệu quả cho làn da sáng mịn
Nám là tình trạng da liễu phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là các mảng sẫm màu trên da mặt. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng
Hình ảnh tin tức Cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường?
Cholesterol toàn phần là gì và cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường là những thắc mắc thường gặp khi chúng ta nghe về tình trạng mỡ máu cao.
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc]: Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Thai chết lưu có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu như thai không máy trong thời gian dài, chuột rút, chảy máu âm đạo… Vậy thai chết lưu bao lâu
Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào