Vậy, làm sao để chữa khỏi ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 và ngăn ngừa việc khối u có thể di căn ra xa và nguy hiểm hơn? Mời bạn cùng NT BacGiang tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 là gì?
Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 là giai đoạn tiếp theo của bệnh. Lúc này, một hoặc nhiều khối u ác tính xuất hiện ở tuyến giáp đã phát triển và có kích thước nằm trong khoảng từ 2 – 4cm. Tuy nhiên, các khối u vẫn còn nằm trong tuyến giáp và chưa lây lan đến các hạch bạch huyết ở cổ cũng như chưa di căn đến các cơ quan xa nên vẫn còn cơ hội điều trị thành công.
Ung thư tuyến tuyến giáp giai đoạn 2 nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì tế bào ung thư sẽ nhân lên theo cấp số nhân. Từ đó, chúng dần dần lan ra bên ngoài tuyến giáp, di căn đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể và gây nên những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Một vài triệu chứng của ung thư tuyến giáp được biểu hiện rõ ràng hơn trong giai đoạn này như sưng cổ, khó nuốt, khó thở, khàn tiếng, mất giọng,…
Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm này thường có tiên lượng sống sau chẩn đoán và điều trị khá tốt, đặc biệt trong trường hợp nếu ung thư chỉ được tìm thấy ở tuyến giáp và chưa lan rộng ra xa. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn ung thư khu trú có thể lên đến trên 90%.
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa như loại ung thư, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân và khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị được áp dụng. Phát hiện bệnh càng sớm thì việc điều trị càng dễ dàng và tỷ lệ thành công cũng cao hơn.
Chữa khỏi ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 như thế nào? Các phương pháp điều trị
Việc chữa khỏi ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 là điều hoàn toàn có thể (có thể sống sót sau 5 năm). Một số phương pháp điều trị hiệu quả có thể giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:
1. Phẫu thuật
Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh đều được chỉ định phẫu thuật. Một số trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật là những bệnh nhân trên 40 tuổi, xuất hiện nhiều khối u tuyến giáp và có dấu hiệu khối u di căn ra xa.
Tuy nhiên, một vài trường hợp đặc biệt sẽ không được phẫu thuật để đảm bảo an toàn, có thể kể đến như những bệnh nhân tuổi quá cao (trên 70 tuổi), khối u tuyến giáp quá to xâm lấn sang thực quản, bệnh nhân bị suy tim hoặc suy thận nặng thì không nên phẫu thuật bởi tỷ lệ rủi ro khá cao.
Chương trình Siêu khuyến mại tháng 8 - 9/2023