Lá dứa trị tiểu đường: Bạn đã biết đến hay chưa?

Ngoài dùng để nấu chè, nấu xôi, ít ai biết rằng lá dứa còn được dùng trong hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2. Lợi ích này còn được ghi lại trong những quyển y thư cổ của Thiền sư Tuệ Tĩnh – ông Tổ nghề thuốc Nam ta. Bài viết sau sẽ lý giải vì sao lá dứa lại tốt cho người bệnh tiểu đường.

Mặc dù cùng chung tên gọi nhưng lá dứa và lá của cây dứa (thơm) lại là 2 loại khác nhau cả về hình dáng lẫn công dụng.

Tìm hiểu lá dứa vì sao lại có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Trước khi bàn đến lá dứa trị tiểu đường như thế nào, bạn cần phân biệt rõ lá dứa và lá của cây dứa (thơm).

Lá dứa (hay còn gọi là dứa thơm, lá nếp) là loại thảo mộc phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Không như lá của quá dứa cứng cáp và đầy gai nhọn, lá dứa chữa bệnh tiểu đường lại có hình dáng thon, dài như lưỡi gươm nhưng tụm ở gốc thành hình nan quạt. Chưa kể nhờ vào sắc xanh mướt tuyệt đẹp cộng với mùi thơm đặc trưng nên loại lá này còn được ứng dụng rộng rãi trong ẩm thực Việt.

Quay lại chủ đề chính, một nghiên cứu tại Indonesia cho biết, việc sử dụng dịch chiết từ lá dứa có tác dụng giảm lượng đường huyết, cũng như cải thiện khả năng kháng lại insulin ở chuột béo phì. Riêng với chuột khỏe mạnh bình thường thì nước lá dứa sau khi dùng sẽ làm giảm đường huyết sau ăn thông qua ức chế enzyme alpha-glucosidase (vai trò tiêu hóa chất đường bột thành glucose tạo năng lượng cho cơ thể) và thúc đẩy hoạt động của insulin.

Trang sức khỏe Healthline cũng đề cập đến khảo sát về khả năng trị tiểu đường của lá dứa trên 30 người lớn khỏe mạnh. Cụ thể, sau khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống thì những người đã uống nước lá dứa trước đó có đường huyết ổn định hơn so với những người chỉ dùng nước lọc. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng thực lợi ích này.

Rốt cuộc có nên dùng lá dứa trị tiểu đường hay không?

Lá dứa trị tiểu đường: Bạn đã biết đến hay chưa?

Quả thực, lá dứa có hiệu quả trong việc kiểm soát mức đường huyết. Nhưng tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không chỉ dùng mỗi loại lá này chữa bệnh thay cho thuốc đang dùng. Nếu nhận được sự đồng ý, bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa theo hướng dẫn từ NT BacGiang như sau:

  • Lá dứa mua ở chợ hoặc tại các cửa hàng nông sản sau đó lấy một nắm, rửa sạch để ráo nước. Nếu kỹ hơn nữa, bạn có thể rửa lá nếp với nước muối pha loãng rồi rửa lại lần nữa với nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn
  • Lá sau khi rửa đem cho vào nồi (khoảng 3 lít nước) nấu sôi
  • Đến khi nước sôi thì giảm lửa lại nấu đến khi nước chuyển sang màu xanh thì tắt bếp, chắt lấy nước để

Ngoài cách nấu nước lá dứa trị tiểu đường, bạn có thể dùng nước lá dứa để nấu với cơm. Dù áp dụng cách nào đi chăng nữa thì việc kiểm tra đường huyết sau khi dùng là rất quan trọng. Trường hợp đường huyết rối loạn hoặc bản thân bạn có biểu hiện lạ nên ngừng sử dụng ngay.

Ngoài hỗ trợ chữa tiểu đường, công dụng của lá dứa còn có gì?

Dưới đây là những công dụng tuyệt vời khác của lá dứa với sức khỏe:

  • Ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp: cao huyết áp và tiểu đường có mối liên hệ mật thiết với nhau. May mắn là lá nếp có khả năng giảm hấp thụ cholesterol máu, bảo vệ người bệnh khỏi chứng cao huyết áp và xơ vữa động mạch
  • Giảm đau do viêm khớp: cổ học Ayurvedic của Ấn Độ có đề cập đến bài thuốc dùng hỗn hợp dầu dừa và lá dứa để giảm đau do viêm khớp. Lợi ích này thực tế đến từ các hoạt chất alkaloid và glycosides có tác dụng chống viêm hiệu quả
  • Giảm lo âu, căng thẳng: lá dứa ngoài hỗ trợ trị tiểu đường thì còn thúc đẩy tâm trạng cho người sử dụng. Điều này nhờ vào hàm lượng tannin dồi dào sẽ xua tan căng thẳng
  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng: việc nhai lá dứa sẽ khử mùi hôi miệng giúp bạn có hơi thở thơm tho hơn. Dân gian còn sử dụng lá này để cầm máu nướu răng nhưng tác dụng này cần có thêm nghiên cứu chứng thực.

Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh vấn đề lá dứa trị tiểu đường. Hy vọng qua đó bạn đã biết thêm được một phương pháp ổn định đường huyết đơn giản mà dễ thực hiện. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất cứ loại thảo dược nào, điều cần nhớ là phải tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu