Kinh nghiệm uống iod phóng xạ cho người điều trị lần đầu

Iod phóng xạ (I-131) được dùng trong điều trị cường giáp và một số dạng ung thư tuyến giáp hoặc xét nghiệm ung thư tuyến giáp. Đây là phương pháp điều trị an toàn, nhìn chung dung nạp tốt và nhắm vào

Iod phóng xạ (I-131) được dùng trong điều trị cường giáp và một số dạng ung thư tuyến giáp hoặc xét nghiệm ung thư tuyến giáp. Đây là phương pháp điều trị an toàn, nhìn chung dung nạp tốt và nhắm vào các tế bào tuyến giáp nên ít ảnh hưởng đến các tế bào khác của cơ thể. Tuy nhiên, nếu biết trước một số kinh nghiệm uống iod phóng xạ sẽ tốt hơn cho bạn. Cùng Nhà thuốc Bắc Giang tìm hiểu ngay nhé!

Chi phí uống iod phóng xạ là bao nhiêu?

Con số này sẽ tùy thuộc vào số liều, mức liều mà bạn sử dụng và nơi thực hiện điều trị. 

  • Trong bệnh cường giáp: Hầu hết mọi người chỉ cần uống một liều duy nhất. Tuy nhiên, nếu triệu chứng vẫn kéo dài sau 6 tháng, bạn có thể phải sử dụng liều tiếp theo.
  • Trong ung thư tuyến giáp (phổ biến là thể nhú và nang): Liều cao hơn rất nhiều so với điều trị cường giáp. Tại bệnh viện ung bướu Hưng Việt, chi phí mỗi đợt xạ trị với iod phóng xạ khoảng 3-5 triệu (liều thấp) hoặc 10 triệu (liều cao). Mỗi bệnh nhân cần xạ trị trung bình là 4-6 đợt. Ngoài ra, bạn cần phải chi trả thêm chi phí nằm viện và các dịch vụ khác nếu có.

Có được mang điện thoại khi đi uống iod phóng xạ không?

Bạn có thể mang theo và sử dụng điện thoại khi đi uống iod phóng xạ cũng như trong thời gian cách ly sau đó. Một số bệnh viện còn cung cấp tivi và điện thoại cho bạn trong phòng cách ly để bạn không cảm thấy cô đơn và nhàm chán.

Kinh nghiệm ăn uống khi uống iod phóng xạ

Kinh nghiệm uống iod phóng xạ cho người điều trị lần đầu

Ăn kiêng trước khi uống iod phóng xạ

Các bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện chế độ ăn ít i-ốt trong 2 hoặc 3 tuần trước khi điều trị. Bạn cần tránh các loại thực phẩm sau đây:

  • Muối i-ốt, muối hồng Himalaya
  • Những thực phẩm được nhuộm màu đỏ
  • Cá, hải sản, tảo, rong biển
  • Đậu nành hoặc các sản phẩm có chứa đậu nành
  • Rau xanh còn sống như bông cải xanh và rau bina
  • Bánh ngọt, bánh quy làm từ trứng hoặc bơ
  • Sô cô la trắng và sô cô la sữa
  • Thức ăn mang đi, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn vì không biết rõ thành phần của chúng và chúng có thể chứa i-ốt
  • Một số vitamin và khoáng chất bổ sung, siro ho trừ khi bác sĩ cho phép.
  • Thực phẩm ít i-ốt mà bạn có thể ăn bao gồm:

    • Trái cây và rau quả
    • Khoai tây
    • Rau xanh được nấu chín
    • Thịt
    • Muối ăn thông thường và muối biển
    • Bánh mì tươi
    • Cơm
    • Mì khô
    • Dầu thực vật
    • Nước các loại, gồm cả nước ngọt, nước có ga, nước ép trái cây, bia rượu
    • Trà
    • Cà phê không sữa
    • Sô cô la có 70% cacao trở lên.

    Ngoài ra, bạn không ăn uống bất cứ thứ gì kể từ 0 giờ vào ngày uống iod phóng xạ.

    Kinh nghiệm uống iod phóng xạ xong ăn uống như thế nào?

    • Uống nhiều nước để thải lượng iod phóng xạ còn lại ra khỏi cơ thể
    • Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng sẽ giúp bạn giảm tình trạng khô miệng do giảm tiết nước bọt. Đây cũng là kinh nghiệm uống iod phóng xạ không phải ai cũng biết
    • Còn lại, bạn có thể ăn uống như bình thường.

    Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu?

    Kinh nghiệm uống iod phóng xạ cho người điều trị lần đầu

    Việc cách ly sau khi uống iot phóng xạ giúp ngăn ngừa phơi nhiễm phóng xạ cho những người khác. Thời gian cách ly khi điều trị bằng iod phóng xạ căn cứ vào liều mà bạn dùng nên sẽ không giống nhau giữa mỗi người. Vì vậy, bạn chỉ nên tham khảo kinh nghiệm uống iod phóng xạ của người khác chứ không hẳn sẽ đúng với bạn.

    Theo PGS.TS Ngô Thanh Tùng (Giám đốc trung tâm xạ trị quốc gia), tại bệnh viện K, bệnh nhân uống liều từ 30mCi sẽ nhập viện điều trị, cách ly trong 2 ngày và theo dõi; bệnh nhân uống liều iod phóng xạ dưới 30mCi không cần nhập viện mà được cách ly tại nhà. Vậy, uống iod phóng xạ liều 30, 50, 100 cách ly bao lâu thì thời gian rơi vào khoảng 2 ngày, một số cơ sở y tế khác có thể cho cách ly từ 4 – 7 ngày để đảm bảo an toàn.

    Sau khi về nhà, bạn cũng cần áp dụng các biện pháp tự cách ly trong vài tuần sau đó. Kinh nghiệm cách ly sau khi uống iod phóng xạ lúc này là trong khoảng 3 ngày sau khi điều trị, bạn nên:

  • Hạn chế thời gian ở những nơi công cộng
  • Không di chuyển bằng máy bay hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng 
  • Không chuẩn bị đồ ăn cho người khác
  • Không dùng chung đồ dùng với người khác
  • Ngồi xuống khi đi tiểu và xả bồn cầu 2 đến 3 lần sau khi sử dụng. Nếu được, hãy sử dụng nhà vệ sinh riêng.
  • Kinh nghiệm uống iod phóng xạ trong khoảng 5 ngày trở lên sau khi điều trị như sau:

    • Giữ khoảng cách ít nhất 1.8 mét với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai
    • Không đi làm
    • Ngủ trên giường riêng tối đa 11 ngày.

    Bạn cũng nên ngủ trên giường riêng với phụ nữ đang mang thai và với trẻ em hoặc trẻ sơ sinh trong 6 đến 23 ngày, tùy thuộc vào liều lượng i-ốt phóng xạ được sử dụng.

    Những kinh nghiệm uống iod phóng xạ khác

    Kinh nghiệm uống iod phóng xạ cho người điều trị lần đầu

    • Bạn cần ngừng cho con bú một thời gian trước khi uống iod phóng xạ để làm mất sữa.
    • Nếu không cần nhập viện, khi về nhà, bạn không nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng mà hãy tự lái xe. Nếu không thể thì cần tránh xa người lái xe càng xa càng tốt. Bạn tuyệt đối không để phụ nữ mang thai hoặc đang muốn có thai đến gần.
    • Những người đàn ông dùng tổng liều phóng xạ lớn do điều trị nhiều bằng iod phóng xạ có thể có số lượng tinh trùng thấp hơn hoặc vô sinh (hiếm). Nam giới cần sử dụng biện pháp tránh thai an toàn trong ít nhất 4 tháng.
    • I-ốt phóng xạ cũng có thể ảnh hưởng đến buồng trứng của phụ nữ và một số người bị rối loạn kinh nguyệt trong vòng một năm sau khi điều trị. Phụ nữ nên tránh mang thai trong vòng 6 tháng đến một năm sau đó. Thật may là không có ảnh hưởng xấu nào được ghi nhận ở những đứa trẻ sinh ra từ cha mẹ từng uống iod phóng xạ.
    • Uống iod phóng xạ có rụng tóc không thì trong các tác dụng phụ của liệu pháp iod phóng xạ không ghi nhận rụng tóc. Bạn có thể yên tâm vấn đề này.
    • Trong vòng 3 tháng sau điều trị mà bạn có đi du lịch thì nên mang theo giấy tờ khám bệnh vì các thiết bị phát hiện bức xạ ở sân bay hay một số tòa nhà có thể phát ra cảnh báo về lượng bức xạ cao trong cơ thể bạn.
    • Tắm hàng ngày và rửa tay thường xuyên.
    • Nếu bị đau họng, hãy hỏi bác sĩ xem có nên sử dụng thuốc giảm đau hay không.
    • Không đeo kính áp tròng trong vài ngày đến vài tuần.

    Tóm tắt kinh nghiệm uống iod phóng xạ

    • Chi phí uống iod phóng xạ là bao nhiêu: Tùy mức liều, số liều, nơi điều trị
    • Có được mang điện thoại khi đi uống iod phóng xạ: Có
    • Kinh nghiệm ăn kiêng trước khi đi uống iod phóng xạ: Kiêng đồ ăn nhiều iod 2-3 tuần
    • Uống iod phóng xạ xong ăn uống như thế nào: Ăn uống bình thường, uống nhiều nước, nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng nếu bị khô miệng
    • Kinh nghiệm uống iod phóng xạ xong cách ly bao lâu: Liều trên 30mCi từ 2-7 ngày tại bệnh viện + cách ly tại nhà, liều dưới 30mCi cách ly tại nhà 3-23 ngày tùy từng hoạt động
    • Uống iod phóng xạ có rụng tóc không: Chưa thấy tài liệu ghi nhận
    • Lưu ý khác: Phải ngừng cho con bú hoàn toàn khi muốn uống iod phóng xạ, cách ly đầy đủ, tránh thai ít nhất 4 tháng với nam và ít nhất 6 tháng với nữ, tắm hằng ngày và rửa tay thường xuyên, không đeo kính áp tròng, mang theo giấy khám bệnh trong vòng 3 tháng sau uống iod phóng xạ.
    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
    Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
    Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
    Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
    Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
    Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
    Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
    Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
    Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
    Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa