Kiệt sức do nhiệt: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Kiệt sức do nhiệt là tình trạng xảy ra các triệu chứng bao gồm: đổ mồ hôi nhiều và mạch nhanh. Các triệu chứng đó là kết quả của việc cơ thể bạn trở nên quá nóng. Để biết thêm những thông tin cơ bản về tình trạng kiệt sức do nhiệt cũng như cách phòng ngừa và xử trí, YouMed xin gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây.

1. Kiệt sức do nhiệt là gì?

Kiệt sức do nhiệt: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Đây là một trong ba hội chứng liên quan đến nhiệt, bao gồm: Chuột rút do nhiệt, kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt. Chuột rút do nhiệt là tình trạng nhẹ nhất và sốc nhiệt là nghiêm trọng nhất.

Nguyên nhân gây kiệt sức do nhiệt bao gồm tiếp xúc với nhiệt độ cao. Đặc biệt tình trạng này sẽ nặng hơn khi kết hợp với môi trường có độ ẩm cao và hoạt động thể lực vất vả. Nếu không được điều trị kịp thời, kiệt sức do nhiệt có thể dẫn tới sốc nhiệt. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng. May mắn thay, tình trạng kiệt sức do nhiệt có thể phòng ngừa được.

Kiệt sức do nhiệt: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bên cạnh đó, hạ thân nhiệt cũng là một dấu hiệu nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Tìm hiểu thêm về Hạ thân nhiệt tại đây!

2. Triệu chứng cảnh báo tình trạng kiệt sức do nhiệt

Kiệt sức do nhiệt: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của kiệt sức do nhiệt có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Chúng có thể bao gồm:

  • Da ẩm, mát và nổi da gà khi tiếp xúc với nhiệt
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Ngất
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Mạch nhanh, yếu
  • Huyết áp thấp khi đứng
  • Cơ bắp bị chuột rút
  • Buồn nôn
  • Đau đầu

Khi nào cần đến khám bác sĩ?

Nếu bạn nghĩ mình đang bị kiệt sức do nhiệt, hãy làm theo những điều sau đây:

  • Dừng tất cả các hoạt động và nghỉ ngơi
  • Di chuyển đến nơi mát mẻ hơn
  • Uống nước mát hoặc các loại đồ uống thể thao

Liên hệ với bác sĩ nếu các dấu hiệu hoặc triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc nếu chúng không cải thiện trong vòng một giờ. Nếu bạn đang ở cùng với người có dấu hiệu kiệt sức do nhiệt, hãy gọi hỗ trợ y tế ngay lập tức nếu người đó có những triệu chứng, chẳng hạn như: lú lẫn, kích động, mất ý thức hoặc không thể uống được. Bạn sẽ cần làm mát ngay lập tức và khẩn trương chăm sóc y tế nếu nhiệt độ đo tại nách cao từ 39 độ C trở lên.

3. Nguyên nhân gây kiệt sức do nhiệt

Độ nóng cơ thể kết hợp với độ nóng môi trường tạo nên nhiệt độ cơ thể – Thân nhiệt. Cơ thể của bạn cần phải điều chỉnh sự tăng nhiệt do môi trường để duy trì thân nhiệt. Bình thường, mức thân nhiệt cần được duy trì ở khoảng 37 độ C.

Cơ thể không thể tự làm mát

Trong thời tiết nóng bức, cơ thể bạn tự làm mát chủ yếu bằng cách đổ mồ hôi. Sự bốc hơi của mồ hôi có thể điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Tuy nhiên, khi bạn tập thể dục quá sức trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm, cơ thể của bạn sẽ không thể tự làm mát một cách hiệu quả.

Do đó, cơ thể có thể bị chuột rút do nhiệt – dạng bệnh liên quan đến nhiệt nhẹ nhất. Các dấu hiệu và triệu chứng của chuột rút do nhiệt thường bao gồm đổ mồ hôi nhiều, ngất, khát nước và chuột rút ở cơ. Điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa chuột rút do nhiệt tiến triển thành kiệt sức do nhiệt.

Bạn thường có thể điều trị chuột rút do nhiệt bằng nhiều cách. Chẳng hạn như uống nước hoặc đồ uống thể thao chứa nhiều điện giải. Ngoài ra bạn cần phải di chuyển đến nơi mát mẻ hơn (ví dụ như bóng râm) và nghỉ ngơi.

Những nguyên nhân khác

Bên cạnh thời tiết nóng bức và hoạt động vất vả, các nguyên nhân khác có thể gây kiệt sức do nhiệt, bao gồm:

  • Mất nước. Tình trạng này làm giảm khả năng tiết mồ hôi và duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.
  • Sử dụng rượu. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
  • Mặc quá nhiều đồ. Đặc biệt là khi mặc những quần áo khiến cho mồ hôi khó bay hơi.

4. Những yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân dễ bị kiệt sức do nhiệt

Kiệt sức do nhiệt: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bất cứ ai cũng có thể bị kiệt sức vì nóng, nhưng một số yếu tố làm tăng độ nhạy cảm của bạn với nhiệt. Chúng bao gồm:

  • Trẻ em hoặc người già. Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi và người già trên 65 tuổi có nguy cơ cao bị kiệt sức do nhiệt. Khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể không được phát triển đầy đủ ở trẻ em. Ngoài ra, khả năng đó còn có thể bị giảm do bệnh tật, thuốc men hoặc các yếu tố khác.
  • Một số loại thuốc. Các loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và phản ứng của cơ thể đối với nhiệt độ. Bao gồm: Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và bệnh tim (Thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu), làm giảm triệu chứng dị ứng (Antihistamine), thuốc an thần hoặc làm giảm các triệu chứng tâm thần như ảo giác.
  • Béo phì. Trọng lượng dư thừa có thể làm ảnh hưởng khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Không những vậy, béo phì có thể khiến cơ thể giữ nhiệt nhiều hơn.
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nếu bạn không quen với nhiệt độ cao, bạn sẽ dễ mắc bệnh liên quan đến nhiệt.
  • Chỉ số nhiệt độ cao. Khi độ ẩm cao, mồ hôi không thể bay hơi dễ dàng và cơ thể sẽ khó khăn để tự làm mát, điều đó sẽ khiến bạn bị kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt. Khi chỉ số nhiệt là 33 độ C hoặc cao hơn, bạn nên giữ cho cơ thể mình mát mẻ.

5. Làm sao để ngăn ngừa bị kiệt sức do nhiệt?

Bạn có thể áp dụng các cách phòng ngừa kiệt sức do nhiệt và các bệnh khác liên quan đến nhiệt. Khi nhiệt độ lên cao, hãy nhớ:

  • Mặc quần áo rộng rãi, dễ chịu. Mặc quá nhiều quần áo hoặc mặc quần áo chật khiến cơ thể khó khăn trong việc tự làm mát.
  • Phòng ngừa bị cháy nắng. Cháy nắng ảnh hưởng đến khả năng tự làm mát của cơ thể. Chính vì thế, việc bảo vệ cơ thể khi ra đường có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Chẳng hạn như đội mũ rộng vành, đeo kính râm và sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất là 15. Thoa kem chống nắng ở các vùng da tiếp xúc với ánh nắng, và bôi lại sau mỗi hai giờ – hoặc thường xuyên hơn nếu bạn bơi lội hoặc đổ mồ hôi nhiều.
  • Uống nhiều nước. Giữ cho bản thân không bị mất nước sẽ giúp cơ thể bạn đổ mồ hôi. Ngoài ra, có thể giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ bình thường.
  • Đọc kỹ khuyến cáo khi sử dụng thuốc. Hãy cảnh giác với các vấn đề liên quan đến nhiệt độ nếu bạn dùng một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và cân bằng nhiệt độ của cơ thể.
  • Hãy thoải mái trong những thời điểm nóng nhất trong ngày. Nếu bạn không thể tránh những hoạt động gắng sức trong thời tiết nóng, hãy uống nước và nghỉ ngơi thường xuyên tại nơi mát mẻ. Lên kế hoạch tập luyện hoặc hoạt động thể chất vào những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày. Chẳng hạn như sáng sớm hoặc vào buổi tối.

6. Làm thế nào để chẩn đoán kiệt sức do nhiệt?

Nếu bạn cần đến chăm sóc y tế vì kiệt sức do nhiệt, bác sĩ sẽ đo nhiệt độ cơ thể và thăm khám để chẩn đoán và loại trừ sốc nhiệt. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị kiệt sức do nhiệt có thể tiến triển đến sốc nhiệt, họ sẽ làm một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu. Để kiểm tra lượng Natri hoặc Kali và các thành phần khác trong máu của bạn.
  • Xét nghiệm nước tiểu. Nhằm kiểm tra nồng độ, thành phần của nước tiểu và khảo sát chức năng thận của bạn. Điều này cần thiết bởi vì sốc nhiệt có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Xét nghiệm chức năng cơ. Để kiểm tra tình trạng ly giải cơ vân. Đây là tình trạng tổn thương nghiêm trọng mô cơ của bạn.
  • X-Quang và các xét nghiệm hình ảnh khác. Kiểm tra tổn thương các cơ quan nội tạng.

7. Điều trị kiệt sức do nhiệt như thế nào?

Kiệt sức do nhiệt: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể tự điều trị tình trạng kiệt sức do nhiệt bằng các bước sau:

  • Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát. Hãy tìm một chỗ có bóng mát hoặc ngồi trước quạt.
  • Uống nhiều nước mát. Uống nước hoặc đồ uống thể thao. Không dùng các đồ uống chứa cồn vì chúng có thể gây mất nước.
  • Hãy thử các biện pháp làm mát. Nếu có thể, hãy tắm nước mát, ngâm mình trong bồn nước mát, hoặc đắp khăn lạnh lên da của bạn.
  • Nới lỏng quần áo. Cởi bỏ quần áo không cần thiết và đảm bảo quần áo của bạn dễ chịu, không bị chật.

Sau khi sử dụng các cách trên được một giờ, nếu bạn không cảm thấy khá hơn, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Kiệt sức do nhiệt nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tuy nhiên việc phòng ngừa lại rất dễ dàng để áp dụng. Trường hợp bạn bắt gặp một người đang có dấu hiệu bị kiệt sức do nhiệt. Hãy áp dụng các cách hạ thân nhiệt người bệnh. Trong vòng một giờ nếu triệu chứng không cải thiện hoặc nếu có triệu chứng nặng hơn hãy báo ngay cho trung tâm cấp cứu.

Bác sĩ NGUYỄN VĂN HUẤN

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai
Hình ảnh tin tức Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế
Hình ảnh tin tức Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?
Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi
Hình ảnh tin tức Mùa hè ăn xoài có nóng không? Có gây nổi mụn như nhiều người nghĩ không?
Xoài là loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của mùa hè được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Dù vậy, nhiều chị em cũng e