Kiểm soát yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành để phòng ngừa hiệu quả

Bệnh động mạch vành (CHD) là một bệnh lý nguy hiểm, hình thành do sự tích tụ của các mảng xơ vữa trên thành động mạch vành quanh tim. Để phòng ngừa bệnh, bạn cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành một cách hiệu quả.

Vậy yếu tố nào có thể góp phần hình thành bệnh động mạch vành và làm thế nào để ngăn ngừa bệnh hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành mà bạn cần lưu ý

Nguy cơ hình thành bệnh động mạch vành sẽ tăng lên đáng kể nếu bạn có các yếu tố nguy cơ sau:

Hút thuốc

Nicotine và carbon monoxide trong thuốc lá gây áp lực cho tim bằng cách buộc tim phải hoạt động nhanh hơn, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Các hóa chất khác trong khói thuốc cũng làm ảnh hưởng đến lớp niêm mạc động mạch vành, dẫn đến xơ vữa động mạch. Nguy cơ này vẫn cao ngay cả khi bạn chỉ hút thuốc lá thụ động.

Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành

Huyết áp cao không được kiểm soát có thể dẫn đến xơ cứng và làm dày thành động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành bệnh động mạch vành.

Nồng độ cholesterol trong máu cao

Nồng độ cholesterol trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa. Trong khi đó, hàm lượng LDL cao và HDL thấp trong máu cũng góp phần vào sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch.

Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể làm lớp niêm mạc mạch máu trở nên dày hơn, từ đó gây hạn chế lưu lượng máu và làm tăng gấp đôi nguy cơ hình thành bệnh động mạch vành.

Lối sống thiếu vận động là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành

Nếu không vận động thường xuyên, chất béo sẽ tích tụ trong các mạch máu của bạn, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho tim. Động mạch vành bị tắc nghẽn có thể dẫn đến các cơn đau tim.

Căng thẳng kéo dài

Những căng thẳng trong cuộc sống, nếu không được giải tỏa, có thể ảnh hưởng đến động mạch cũng như làm trầm trọng hơn các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối và đường có thể khiến bạn dễ mắc bệnh động mạch vành. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều rượu bia cũng gây tổn thương cơ tim và làm trầm trọng hơn các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành.

Kiểm soát yếu tố nguy cơ để phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả

Bệnh mạch vành là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn nên phòng tránh bệnh ngay từ đầu bằng cách kiểm soát và hạn chế các yếu tố nguy cơ góp phần hình thành nên căn bệnh này.

Có nhiều cách giúp bạn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành, bao gồm:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Kiểm soát yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành để phòng ngừa hiệu quả

Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống ít chất béo, nhiều chất xơ, đặc biệt nên bổ sung thêm trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt.

Bạn nên hạn chế lượng muối tiêu thụ mỗi ngày không quá 6g vì ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp. Không những vậy, bạn cũng nên tránh ăn quá nhiều đường vì đường huyết cao có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường cũng như bệnh động mạch vành.

Bạn nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, vì những chất này có thể làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, bao gồm:

  • Xúc xích, thịt có nhiều mỡ và mỡ động vật
  • Bơ, phô mai
  • Bánh ngọt và bánh quy
  • Các loại thực phẩm chứa dầu dừa hoặc dầu cọ

Ngược lại, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa vì chúng đã được chứng minh làm tăng lượng cholesterol tốt và giúp giảm tắc nghẽn ở động mạch vành. Các loại thực phẩm này bao gồm:

  • Cá béo
  • Quả bơ
  • Các loại hạt
  • Dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu hạt cải hoặc dầu thực vật

Tập thể dục nhiều hơn giúp kiểm soát yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tim và hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn, giúp giảm cholesterol xấu, đồng thời kiểm soát huyết áp của bạn ở mức độ ổn định và an toàn.

Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, việc tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để duy trì cân nặng hợp lý. Việc duy trì mức cân nặng phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc cao huyết áp, một nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh động mạch vành.

Cai thuốc lá

Việc bỏ thuốc có thể giúp bạn làm giảm đáng kể nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Giảm lượng rượu bia tiêu thụ

Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên tiêu thụ rượu bia thường xuyên nhiều hơn 10 chai một tuần. Nếu phải uống lượng rượu bia này, bạn nên chia nhỏ thành 3 ngày hoặc hơn. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế lượng rượu bia tiêu thụ hết mức có thể vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim.

Kiểm soát huyết áp

Bạn nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để kiểm soát huyết áp của mình ở mức dưới 140/90mmHg. Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, mức huyết áp mục tiêu bạn cần duy trì là dưới 130/80mmHg.

Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần kiểm soát các yếu tố trên và duy trì một lối sống lành mạnh. Nếu thuộc nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ và nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và tầm soát bệnh động mạch vành kịp thời.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 9 cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ tại nhà an toàn, hiệu quả
Phụ nữ đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng là cần tìm ra nguyên nhân chính xác và kịp thời áp dụng
Hình ảnh tin tức Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính và ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người, có thể gây ra nhiều biến
Hình ảnh tin tức Phụ nữ đột nhiên ăn nhiều: Giải mã 9 nguyên nhân thường gặp
Bạn nhận ra gần đây mình có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường nhưng nhu cầu ăn tăng lên thường không phải là do cơn đói. Bạn băn khoăn không biết phụ
Hình ảnh tin tức Viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và điều trị
Vi khuẩn tụ cầu là tác nhân gây tử vong hàng đầu trong số các nguyên nhân gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do viêm
Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái