Kí sinh trùng: Giun đũa chó/mèo

Giun đũa chó/mèo (Toxocariasis) là bênh gây ra bởi Toxocara gồm: Toxocara canis từ chó, (ít phổ biến)Toxocara cati từ mèo.

Kí sinh trùng: Giun đũa chó/mèo
Nguồn: CDC

1. Giun đũa chó/mèo là gì?

Giun đũa chó/mèo(Toxocariasis) là một bệnh lây truyền từ động vật sang người do một loại kí sinh trùng được sống kí sinh ở ruột chó (Toxocara canis) và mèo (T.cati).

2. Những người nào có nguy cơ nhiễm giun đũa?

Bất kì ai cũng có thể nhiễm giun đũa chó/mèo. Trẻ em và người nuôi chó hoặc mèo có nguy cơ bị nhiễm hơn so với người không nuôi.

Kí sinh trùng: Giun đũa chó/mèo

3. Do đâu bị nhiễm giun đũa chó mèo?

Chó và mèo bị nhiễm giun đũa chó mèo có thể thải ra trứng của giun đũa chó mèo trong phân. Bạn hoặc con của bạn có thể bị nhiễm do nuốt những thức ăn bẩn dính phân chó mèo mà trong phân chứa trứng của giun đũa cho mèo. Mặc dù khá hiếm, con người vẫn có thể nhiễm từ những thức ăn không được nấu chin chứa ấu trùng của giun đũa chó mèo.

Kí sinh trùng: Giun đũa chó/mèo
Ấu trùng của loài giun này gây tổn thương cho cơ thể người

4. Triệu chứng của giun đũa chó mèo là gì?

Có hai bệnh cảnh chính của giun đũa chó mèo là ở mắt và ở nội tạng, hầu như là không có triệu chứng

  • Giun đũa chó mèo ở mắt: xảy ra khi ấu trùng của giun đũa chó mèo di chuyển đến mắt. Triệu chứng thông thường chỉ có một bên và liên quan đến những rối loạn về thị giác thường được biểu hiện với viêm màng bồ đào, viêm võng mạc sắc tố, viêm nội nhãn; gây ảnh hưởng đến thị giác như nhìn mờ, thậm chí có thể mù. Thường xảy ra ở trẻ lớn và người trẻ.
  • Giun đũa chó mèo ở nội tạng: thường gặp ở những trẻ mẫu giáo, xảy ra khi ấu trùng của giun đũa chó mèo xâm nhập vào nhiều nội tạng (thường găp gan, phổi, cơ xương, ít khi ở tim) và gây ra nhiều triệu chứng không đặc hiệu (ví dụ như sốt, sụt cân, ho, nổi ban đỏ, đau nhức cơ) thường đi kèm với tăng bạch cầu ái toan. Xâm lấn hệ thần kinh trung ương thường ít gặp và có thể gây viêm não, màng não ái toan. Tử vong có thể xảy ra khi có những biến chứng nặng về tim mạch, hô hấp hoặc thần kinh.
Kí sinh trùng: Giun đũa chó/mèo
Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng

5. Có nguy hiểm không khi nhiễm bệnh?

Trong đa số trường hợp, nhiễm giun đũa chó mèo không nguy hiểm, và nhiều người đặc biệt là người lớn có thể nhiểm một lượng ấu trùng nhưng không có triệu chứng. Những trường hợp nặng thường hiếm và thường gặp ở trẻ nhỏ hay chơi đùa ở những nơi bẩn hoặc ăn những thức ăn bẩn dính phân chó hoặc mèo.

6. Giun đũa chó mèo lây truyền như thế nào?

Giun đũa chó mèo lây truyền từ chó/mèo sang người và không lây truyền từ người sang người như là nhiễm cúm.

Kí sinh trùng: Giun đũa chó/mèo
Việc tiếp xúc thường xuyên với những động vật dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh rất cao

7. Bạn nên làm gì khi nghĩ mình bị nhiễm giun đũa chó mèo?

Nếu bạn nghĩ bạn hoặc con bạn bị nhiễm giun đũa chó mèo, bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, Giun đũa chó mèo có thể khó chẩn đoán bởi vì triệu chứng tương tự nhiễm những kí sinh trùng khác, do đó có thể kiểm tra máu để xem có sư hiện diện của giun đũa chó mèo trong máu, thêm vào đó cần tìm những dấu hiệu của nhiễm giun đũa chó mèo ở mắt hoặc nội tạng và tiền sử tiếp xúc với chó, mèo.

8. Điều trị giun đũa chó mèo như thế nào?

Giun đũa chó mèo ở nội tạng sẽ được điều trị với thuốc kháng kí sinh trùng, còn giun ở mắt thì khó điều trị hơn và thường phải đánh giá đã tổn thương mắt như thế nào.

Kí sinh trùng: Giun đũa chó/mèo
Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm

9. Làm sao để ngăn ngừa giun đũa chó mèo?

  • Đưa thú cưng của bạn đến bác sĩ thú y để ngăn ngừa nhiễm giun đũa chó mèo.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chơi với thú cưng hoặc những động vật khác và trước khi ăn.
  • Dạy cho trẻ tầm quan trọng của rửa tay để ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm.
  • Không cho trẻ chơi ở những nơi có phân chó mèo, hoặc những động vật khác
  • Dọn sạch nơi ở của thú cưng ít nhất một lần một tuần. Phân của thú cưng nên được chôn hoặc bỏ vào thùng rác. Rửa tay sau khi tiếp xúc với chất thải của thú cưng.
  • Dạy cho trẻ em về sự nguy hại của ăn những thức ăn bẩn

Trứng của giun đũa chó mèo có một lớp bảo vệ rất chắc giúp cho trứng có thể tồn tại ở ngoài mội trường hằng tháng thậm chí hằng năm. Những chất tẩy rửa thông thường không có tác dunggj diệt trứng giun đũa chó mèo và nhiệt độ cao mới có thể diệt được trứng. Do đó, dọn sạch phân của động vật có thể giúp năng ngưa nhiễm giun bởi trứng cần từ 2-4 tuần để có thể lây nhiễm sau khi ra khỏi động vật.

>> Khi có các triệu chứng gợi ý cần đến khám, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa. Tham khảo bài viết sau: Bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm Giun đũa cần chuẩn bị gì trước khi đi khám?

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần