Khẩu trang nào có thể giúp ngăn ngừa nhiễm viêm phổi cấp do vi rút Vũ Hán 2019-nCoV?

Khẩu trang có tác dụng gì? Liệu đeo khẩu trang thông thường có giúp phòng ngừa lây nhiễm vi rút Corona? Dùng khẩu trang nào sẽ hiệu quả trong việc ngăn ngừa dịch “viêm phổi Vũ Hán” do vi rút 2019-nCoV? Hãy cùng YouMed tìm hiểu về bài viết được phân tích cụ thể dưới đây để nắm rõ thông tin về nội dung này nhé!

1. Kích thước của các tác nhân gây viêm phổi cấp: vi-rút cúm mùa và vi-rút Corona?

1.1. Vi rút cúm mùa thông thường

Khẩu trang nào có thể giúp ngăn ngừa nhiễm viêm phổi cấp do vi rút Vũ Hán 2019-nCoV?

Tại Việt Nam, bệnh cúm thường gây ra bởi virus cúm chủng A, B, C. Hạt virut cúm (còn gọi là virion) có đường kính 80 – 120 nm.

1.2. Vi rút corona

Khẩu trang nào có thể giúp ngăn ngừa nhiễm viêm phổi cấp do vi rút Vũ Hán 2019-nCoV?

  • Kích thước của vi-rút Corona là khoảng 80 – 200nm.
  • Tuy nhiên, trong một số hình ảnh khác kích thước của SARS CoV rất đa dạng, hầu hết trong số họ có kích thước khoảng 150 nm, một vài vi rút có đường kính lên tới 400nm.

Như vậy so với vi rút cúm thông thường thì vi rút corona có kích thước “bự con” hơn một chút. Việc đánh giá kích thước vi rút giúp việc lựa chọn khẩu trang hợp lí hơn.

2. Khẩu trang có công dụng gì?

  • Nếu được đeo đúng cách, khẩu trang giúp ngăn chặn các tác nhân (giọt nước, hoặc dịch bị bắn tung tóe) chứa vi trùng, ngăn không đến được miệng và mũi. Khẩu trang cũng có thể giúp ngăn tiếp xúc với nước bọt và dịch tiết đường hô hấp của bạn với người khác, phòng ngừa lây nhiễm cộng đồng.
  • Khẩu trang hiện nay được làm với những độ dày khác nhau và với khả năng khác nhau để bảo vệ bạn khỏi tiếp xúc với chất lỏng. Tuy nhiên, những đặc tính của khẩu trang cũng có thể gây cản trở việc hô hấp, gây khó thở.
  • Cần lưu ý rằng hẩu trang không cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn khỏi vi trùng và các chất gây ô nhiễm khác vì sự không khít giữa bề mặt của khẩu trang và khuôn mặt của bạn.
  • Mặc dù khẩu trang có thể có hiệu quả trong việc ngăn chặn các hạt nhỏ, nhưng chúng có thể không lọc hoặc chặn các hạt rất nhỏ trong không khí có thể truyền qua ho, hắt hơi.

3. Khẩu trang N95

Ngoài các loại khẩu trang y tế thông thường (giá khoảng 2.000-3.000 đồng/cái), thời gian gần đây, nhiều người cũng tìm mua khẩu trang y tế phòng chống dịch N95 có giá từ 30.000-50.000 đồng/cái;  Thậm chí một số người còn đặt khẩu trang 3M- 9322 của Đức có giá bán lẻ 185.000 đồng/cái. Vậy thực hư về loại khẩu trang N95 này là gì?

3.1. Các loại khẩu trang N95

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) đã phân loại các khẩu trang N95 sau đây để người dân sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng:

  • Khẩu trang 3M ™ 8670F.
  • Khẩu trang 3M ™ 8612F.
  • Loại khẩu trang Tm F550G.
  • Ngoài ra, còn có khẩu trang Tm A520G.

Khẩu trang nào có thể giúp ngăn ngừa nhiễm viêm phổi cấp do vi rút Vũ Hán 2019-nCoV?

3.2. Vậy khẩu trang N95 “thần thánh” có giúp phòng ngừa hoàn toàn vi-rút?

  • Con số 95 N95 có nghĩa là khi được kiểm tra cẩn thận khẩu trang chặn được ít nhất 95% các hạt thử nghiệm rất nhỏ (0,3 micron). Về lý thuyết, N95 lọc tốt hơn khẩu trang y tế.

    Tuy nhiên, khi đeo N95 phải đeo khít kín khuôn mặt thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, ngay cả mặt nạ N95 được trang bị phù hợp cũng không loại bỏ hoàn toàn 100% nguy cơ mắc bệnh.

3.3 Khẩu trang N95 dùng trong trường hợp nào?

  • Hầu hết các khẩu trang N95 được sản xuất để sử dụng trong xây dựng và các công việc thuộc loại công nghiệp khác. Những sản phẩm này được dán nhãn “Để sử dụng nghề nghiệp.”
  • Tuy nhiên, một số khẩu trang N95 được thiết kế để sử dụng trong môi trường chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, các khẩu trang N95 dùng 1 lần được nhân viên y tế sử dụng và đeo trong quá trình bảo vệ bệnh nhân và nhân viên y tế khỏi việc lây truyền vi sinh vật, dịch cơ thể và vật liệu hạt.

Khẩu trang nào có thể giúp ngăn ngừa nhiễm viêm phổi cấp do vi rút Vũ Hán 2019-nCoV?

  • Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thường không khuyến nghị sử dụng khẩu trang để sử dụng tại nhà hoặc trong cộng đồng. Tuy nhiên, chúng có thể phù hợp với những người có nguy cơ mắc bệnh nặng do cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác. 
  • Các loại khẩu trang chuyên dụng như N95 và quần áo bảo hộ được khuyến cáo chỉ nên dùng cho nhân viên y tế làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh hoặc dùng cho người đi vào vùng dịch/nơi cách ly bệnh nhân, nghi ngờ có vi-rút.

3.4. Khẩu trang N95 có phù hợp cho tất cả mọi người?

  • Để đạt được hiệu quả, phải đeo khẩu trang N95 khít kín khuôn mặt. Khẩu trang N95 không được thiết kế cho trẻ em (vì trẻ mặt nhỏ hơn người lớn) hoặc người có lông mặt, râu nhiều. Vì sự phù hợp không thể đạt được đối với trẻ em và những người có lông mặt, mặt nạ N95 có thể không cung cấp sự bảo vệ một cách đầy đủ.
  • Những người mắc bệnh hô hấp mãn tính, tim hoặc các tình trạng sức khỏe khác gây khó thở nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng khẩu trang N95 vì độ khít kín có thể khiến người đeo khó thở hơn.
  • N95 giá thành mắc hơn nên đeo thường xuyên mỗi ngày sẽ làm chi phí cao hơn.

3.5. Cách dùng khẩu trang N95

  • Để hoạt động như mong đợi, khẩu trang N95 đòi hỏi phải phù hợp với kích thước khuôn mặt. Nói chung, để kiểm tra sự phù hợp, nên đeo khẩu trang và điều chỉnh dây đeo sao cho khẩu trang vừa khít nhưng thoải mái với khuôn mặt.

  • Tất cả các loại khẩu trang N95 đã được FDA khuyến nghị và đều được dán nhãn là “sử dụng một lần“. Nếu khẩu trang phòng độc bị hỏng hoặc bẩn, hoặc nếu việc thở trở nên khó khăn, nên tháo khẩu trang, vứt bỏ nó đúng cách và thay thế nó bằng một cái mới.
  • Để loại bỏ khẩu trang N95 một cách an toàn, hãy đặt nó vào một túi nhựa và bỏ vào thùng rác. Rửa tay sau khi bỏ khẩu trang đã sử dụng.
  • Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thường không khuyến nghị sử dụng khẩu trang để sử dụng tại nhà hoặc trong cộng đồng. Tuy nhiên, chúng có thể phù hợp với những người có nguy cơ mắc bệnh nặng do cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác. 

4. So sánh hiệu quả giữa khẩu trang N95 và khẩu trang y tế

Một số nghiên cứu dưới đây so sánh hiệu quả ngăn ngừa vi trùng của 2 loại khẩu trang y tế và khẩu trang N95. 

4.1. So sánh hiệu quả giữa khẩu trang N95 được chọn và khẩu trang y tế khi tiếp xúc với nội bào tử khí dung và các hạt trơ

  • Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả tương đối của khẩu trang N95 và khẩu trang y tế có thể thay đổi như thế nào khi thử thách với các sol khí khác nhau. Tuy nhiên, chỉ sử dụng ma-nơ-canh để thay thế cho sự tham gia của con người cùng với các thiết bị cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
  • Hiệu quả tương đối giống nhau giữa khẩu trang N95 và khẩu trang y mặc dù có sự khác biệt rõ ràng về hiệu quả lọc.

4.2. Mặt nạ phòng độc N95 và mặt nạ y tế để phòng ngừa cúm trong nhân viên chăm sóc sức khỏe

  • Một nghiên cứu hiệu quả thực tế ngẫu nhiên theo cụm được thực hiện tại 137 địa điểm nghiên cứu ngoại trú tại 7 trung tâm y tế Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 9/ 2011 đến tháng 5/ 2015, với lần theo dõi cuối cùng vào tháng 6/ 2016. 
  • KẾT QUẢ: Trong số các nhân viên chăm sóc sức khỏe ngoại trú, khẩu trang N95 và khẩu trang y tế được đeo bởi những người tham gia thử nghiệm này không dẫn đến sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc cúm được xác nhận trong phòng thí nghiệm.

Mặc dù hiệu quả lọc của N95 tốt hơn so với khẩu trang y tế. Tuy nhiên, khi đánh giá về hiệu quả ngăn ngừa bệnh nhiễm thì không có sự khác biệt rõ ràng. Do đó, người dân có thể lựa chọn một trong hai loại khẩu trang để có thể sử dụng. Lưu ý để hiệu quả đạt tối đa thì phải biết dùng và bỏ khẩu trang đúng cách như mục lưu ý tiếp theo sau đây:

5. Chỉ sử dụng khẩu trang liệu có thể giúp ngăn ngừa việc nhiễm bệnh hoàn toàn không?

    • Câu trả lời là không. Vì vi rút ngoại trừ lây truyền qua đường hô hấp thì vẫn có thể lây truyền nếu như tay dính vi rút và đưa lên dụi mắt mũi thì khả năng xâm nhập vẫn cao. 
    • Việc ngăn ngừa bệnh nhiễm tối đa tốt nhất vẫn là tuân thủ cách dùng và tháo khẩu trang sau khi hết dùng với các bước đã lưu ý ở trên.
    • Ngoài ra, mọi người cần kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác như ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc nơi đông người và với người đang có dấu hiệu bệnh. Thường xuyên tập thể dục thể thao để giúp tăng cường sức đề kháng.

6. Làm sao để để bảo vệ bản thân khỏi bệnh nhiễm do vi rút “viêm phổi Vũ Hán” Corona?

Sự lựa chọn khẩu trang của người dân hiện tại có thể là khẩu trang y tế hoặc khẩu trang N95.

Lưu ý rằng: đeo khẩu trang chỉ giúp hỗ trợ một phần trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm và bị lây nhiễm vi rút. Do đó, phải kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác để nguy cơ nhiễm bệnh đạt nguy cơ thấp nhất. Cụ thể là:

  • Rửa tay sạch sẽ 
  • Không tiếp xúc gần người bệnh/nghi ngờ nhiễm bệnh
  • Nếu du lịch/sinh sống tại Trung Quốc, là nơi phát sinh nguồn dịch, hãy tránh xa chợ bán thịt tươi sống vì đó có thể là nguồn gốc của loại vi-rút mới này.
  • Các biện pháp phòng ngừa khác có thể được xem thêm tại bài viết dưới đây: Viêm phổi cấp do vi rút Corona 2019-nCoV: Ác mộng của người dân trong cơn bão dịch bệnh

7. Cách đeo và tháo khẩu trang đúng cách

7.1. Cách đeo khẩu trang đúng cách

  1. Làm sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc nước rửa tay trước khi chạm vào khẩu trang.
  2. Xác định mặt nào của khẩu trang là đỉnh. Mặt của khẩu trang có cạnh uốn cong cứng là mặt trên và có nghĩa là đúc theo hình dạng của mũi của bạn.
  3. Xác định mặt nào của khẩu trang là mặt trước. Mặt màu của mặt nạ thường là mặt trước và nên quay mặt ra khỏi, trong khi mặt trắng sẽ chạm vào mặt bạn. Ví dụ, với khẩu trang màu xanh dương: màu trắng ở bên trong và màu xanh ở phía ngoài.
  4. Khuôn hoặc véo các cạnh cứng theo hình dạng của mũi của bạn.
  5. Kéo phần dưới của mặt nạ qua miệng và cằm.

Thực hiện các hướng dẫn sử dụng dưới đây cho từng loại khẩu trang cụ thể như sau:

Khẩu trang nào có thể giúp ngăn ngừa nhiễm viêm phổi cấp do vi rút Vũ Hán 2019-nCoV?
Khẩu trang có vòng tai: Giữ khẩu trang bằng vòng tai. Đặt một vòng quanh mỗi tai.
Khẩu trang nào có thể giúp ngăn ngừa nhiễm viêm phổi cấp do vi rút Vũ Hán 2019-nCoV?
Khẩu trang với dây buộc: Mang khẩu trang đến ngang mũi và đặt dây lên trên đỉnh đầu và cố định bằng cách thắt nơ.

7.2. Cách tháo khẩu trang

Tránh chạm vào mặt trước của mặt nạ. Mặt trước của mặt nạ bị ô nhiễm. Chỉ chạm vào vòng tai/ dây buộc/ dây đeo. Thực hiện theo các hướng dẫn bên dưới cho loại khẩu trang đang sử dụng.

  • Khẩu trang có vòng tai: Giữ cả hai vòng tai và nhẹ nhàng nhấc và tháo khẩu trang.
  • Loại khẩu trang có dây buộc: Tháo dây buộc dưới cùng trước sau đó tháo dây buộc trên cùng và kéo mặt nạ ra khỏi bạn khi dây buộc được nới lỏng.
  • Khẩu trang có dây đeo: Nhấc dây đeo phía dưới đầu lên trước sau đó kéo dây đeo trên đầu qua đầu.

Khẩu trang dùng 1 lần nên được sử dụng 1 lần và sau đó vứt vào thùng rác. Bạn cũng nên loại bỏ và thay thế khẩu trang khi chúng trở nên ẩm ướt. Làm sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc nước rửa tay.

Tóm lại, khẩu trang N95 có hiệu quả hơn khẩu trang y tế khi so sánh về hiệu quả ngăn ngừa và lây lan bệnh cúm. Tuy nhiên, sự khác biệt không đáng kể. Nếu không có khẩu trang N95, mọi người vẫn có thể đeo khẩu trang y tế đúng cách (mặt có màu ra ngoài, mặt trắng đeo vào trong, cách dùng từng loại cụ thể đều có hướng dẫn ở mục cách dùng) và tháo ra đúng cách (cách tháo dây theo thứ tự, tránh chạm vào mặt trước và nếu chạm thì nên rửa sạch trước khi tiếp xúc vào mũi miệng, vì mặt ngoài của khẩu trang chứa nhiều vi trùng).

Do đó, tốt nhất là đeo khẩu trang đúng cách kết hợp rửa tay, uống nước, ăn ngủ đầy đủ, và tập thể dục để bảo vệ ngăn ngừa các bệnh nhiễm, đặc biệt là dịch viêm phổi cấp cho vi rút Vũ Hán 2019-nCoV hiện tại.

Có thể bạn quan tâm:

Quá trình xâm nhập và truyền từ người sang người của Coronavirus mới tại Việt Nam

Viêm phổi cấp do vi rút Corona 2019-nCoV: Tổng hợp những điều cần biết

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như