Khám phá sức mạnh đằng sau chức năng của hệ tiêu hóa

Nói đến chức năng của hệ tiêu hóa, hầu hết chúng ta chỉ nghĩ đến chức năng chuyển hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng. Ít ai biết rằng ngoài chức năng trên, hệ tiêu hóa còn được ví như bộ não thứ 2, 1 ngôi nhà của hệ miễn dịch và 1 nhà máy cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Hơn 2000 năm trước, Hippocrates – cha đẻ của nền y học phương Tây, đã nói rằng: “Mọi bệnh tật đều có nguồn gốc từ dạ dày” với hàm ý sự khỏe mạnh hay bệnh tật của một người đều liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa. Với sự phát triển của y học hiện đại, nhận định này đã phần nào được chứng minh thông qua kết quả của rất nhiều công trình nghiên cứu. Không những vậy, nhiều nghiên cứu còn khẳng định hệ tiêu hóa sở hữu một sức mạnh cực kỳ to lớn, nó không chỉ liên quan đến não bộ mà còn quyết định khả năng miễn dịch cũng như việc cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Chức năng của hệ tiêu hóa: “Bộ não” thứ 2 của con người

Có lẽ trong số chúng ta, không ai xa lạ gì với cảm giác “cồn cào” trong bụng. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau cảm giác này là một mạng lưới các nơ-ron thần kinh được các nhà khoa học đặt biệt danh là “bộ não thứ 2” của cơ thể.

Theo nghiên cứu, mạng lưới nơ-ron này chứa đầy đủ các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng và chức năng chính của nó không chỉ đơn thuần là tiêu hóa thức ăn hoặc gây ra các cơn đau. Thực tế, mạng lưới này có liên quan mật thiết đến “bộ não lớn bên trong hộp sọ”, quyết định một phần trạng thái tinh thần và có vai trò quan trọng trong một số bệnh. Tuy nhiên, dù có ảnh hưởng rất lớn nhưng “bộ não thứ 2” lại không chứa đựng bất kỳ suy nghĩ có ý thức nào.

Bộ não thứ 2 hay hệ thần kinh đường ruột là tập hợp hàng trăm triệu tế bào thần kinh được bố trí khắp hệ tiêu hóa và cả hàng tỷ cá thể vi khuẩn đường tiêu hóa cộng tác với chúng. Các tế bào thần kinh thuộc hệ thần kinh ruột duy trì mối liên hệ thường xuyên với quần thể vi khuẩn hữu ích ký sinh bên trong ruột. Mối quan hệ này mang ý nghĩa tích cực dưới mọi phương diện. Nhiều loại vi khuẩn đường ruột có khả năng tạo ra những hợp chất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của não bộ.

Đặc biệt, “bộ não thứ 2” còn ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc. Theo nghiên cứu, hệ thần kinh đường ruột sản sinh hơn 30 chất dẫn truyền thần kinh, trong đó 95% serotonin (hormone đem lại cảm giác vui vẻ) được tìm thấy ở ruột non. Các nhà khoa học đang tìm hiểu nhiều hơn về chức năng của hormone serotonin được tạo ra bởi hệ thần kinh đường ruột. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng serotonin được tạo ra từ bộ não thứ 2 có thể hỗ trợ điều trị chứng tự kỷ.

Đường ruột là ngôi nhà của hệ miễn dịch

Khám phá sức mạnh đằng sau chức năng của hệ tiêu hóa

Đường ruột – ngôi nhà của hệ miễn dịch

Ngoài được ví như “bộ não thứ 2”, hệ tiêu hóa còn được mệnh danh là “ngôi nhà” của hệ miễn dịch khi có đến 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột.

Theo nghiên cứu, hệ miễn dịch của bạn sẽ bao gồm 4 “đội quân” chính:

  • Các cơ quan sản xuất ra tế bào bạch cầu
  • Hệ thống bạch huyết
  • Các kháng nguyên và kháng thể mà cơ thể tạo ra sau khi nhiễm virus và các mầm bệnh khác
  • Hệ vi sinh vật đường ruột, được biết đến là đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch của cơ thể.

Hệ vi sinh đường ruột là một “cộng đồng” có đến hơn 100 ngàn tỷ vi sinh thuộc hàng trăm loài khác nhau từ vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác sống trong đường tiêu hóa. Những vi sinh vật này không chỉ có tác dụng phân hủy thức ăn, hấp thu dinh dưỡng mà còn có chức năng gửi tín hiệu cảnh báo đến hệ miễn dịch của cơ thể khi chúng cảm thấy nguy hiểm.

Dan Peterson, Đại học Y khoa Johns Hopkins, Hoa Kỳ, cho biết phần lớn chức năng hệ miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu phương pháp mà hệ miễn dịch hợp tác với hệ vi sinh đường ruột để bảo vệ cơ thể. Cụ thể, các vi sinh vật sống trong đường tiêu hóa sẽ tiếp xúc với hàng triệu vi sinh vật khác nhau mỗi ngày nhưng chỉ khi cảm nhận được sự hiện diện của một loại vi khuẩn nguy hiểm cụ thể, chúng mới bài tiết ra các hợp chất để kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Hệ vi sinh đường ruột có thể được ví như một “cộng đồng dân cư”. Mỗi thành phần trong cộng đồng đó sẽ làm việc cùng nhau để phá vỡ thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bảo vệ “cộng đồng” khỏi “những kẻ xâm lược” như vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh.

Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy có một mối liên hệ giữa thành phần của vi khuẩn đường ruột và nguy cơ mắc bệnh:

  • Những đứa trẻ có hệ vi sinh đường ruột đa dạng thường ít bị dị ứng và hen suyễn
  • Các nghiên cứu cũng cho thấy ngay cả một sự thay đổi trong một số loài vi sinh có trong đường ruột cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng viêm và các rối loạn tự miễn dịch.

Hệ miễn dịch được thiết kế để tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể vững chắc khi cảm nhận được mối đe dọa, nó thúc đẩy quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu để bảo vệ cơ thể. Để hệ miễn dịch khỏe mạnh, hệ vi sinh của bạn phải ở trạng thái cân bằng, tức là vi khuẩn tốt phải cân bằng với vi khuẩn xấu, làm cho vi khuẩn xấu không có cơ hội phát triển và gây hại.

Hệ vi sinh đường ruột cân bằng sẽ giúp chức năng của hệ tiêu hóa hoạt động tốt

Trong một số trường hợp như dùng kháng sinh, tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, tiêu chảy cấp, ngộ độc thực phẩm… có thể khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, lợi khuẩn trở nên yếu thế trước hại khuẩn. Do đó, để bổ sung lợi khuẩn giúp củng cố chức năng của hệ tiêu hóa cách tốt nhất là bạn nên ưu tiên sử dụng men vi sinh và đây cũng cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Men vi sinh hay còn gọi là probiotic, là chế phẩm tổng hợp chứa những sinh vật sống mà khi được đưa vào cơ thể với số lượng đủ sẽ mang lại hiệu quả có lợi cho sức khỏe như: cân bằng hệ vi sinh trong đường tiêu hóa, ức chế các hại khuẩn.

Trường hợp trẻ không có các vấn đề liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa nhưng lại có biểu hiện chán ăn, ăn ít, bạn có thể cho trẻ dùng men vi sinh để cải thiện các tình trạng này, đồng thời đây cũng là cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả.

Với trẻ nhỏ, các sản phẩm men vi sinh thường khá an toàn, đặc biệt là các sản phẩm có chứa chủng men Saccharomyces boulardii – một chủng men đã được chứng minh là an toàn ngay cả với trẻ dưới 2 tuổi.

Sức khỏe đường ruột liên quan trực tiếp đến việc cung cấp năng lượng cho cơ thể

Khám phá sức mạnh đằng sau chức năng của hệ tiêu hóa

Gan là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa và cũng là một nhà máy sản xuất năng lượng cho cơ thể. Thức ăn sau khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng và gan sẽ có nhiệm vụ chuyển hóa các chất dinh dưỡng đó và thải bỏ độc tố được tạo ra từ quá trình chuyển hóa. Thông thường, hầu hết các chất dinh dưỡng đi vào cơ thể sẽ phải đi qua gan trước khi đi vào máu và sau đó đi khắp cơ thể. Do đó, khả năng tiêu hóa của hệ tiêu hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của gan và việc cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật (chứa nhiều hóa chất, độc tố và thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu), thực phẩm có hàm lượng natri cao, thực phẩm có đường và rượu, theo thời gian, điều này sẽ gây ra sự căng thẳng cho gan và thận, làm suy yếu chức năng loại bỏ độc tố. Gan có thể giải độc hầu hết các hóa chất nhưng nếu lượng độc tố quá nhiều, một số độc tố sẽ tích tụ trong các mô mỡ, hệ thần kinh. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và tác động tiêu cực đến tâm trạng, gây lo lắng, trầm cảm và hơn thế nữa.

Việc hiểu rõ hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Như trên đã đề cập hệ tiêu hóa có vai trò rất quan trọng, để củng cố sức mạnh cho cơ quan này, việc duy trì lối sống lành mạnh, tiêu thụ thực phẩm sạch là điều cần thiết. Bên cạnh đó, bạn đừng quên sử dụng men vi sinh thường xuyên để bổ sung lợi khuẩn và duy trì sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột nhé.

Khám phá sức mạnh đằng sau chức năng của hệ tiêu hóa

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm
Hình ảnh tin tức Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã
Hình ảnh tin tức Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ
Trong những ngày oi bức, một ly nước rau má mát lạnh hoặc một chén canh rau má tôm tươi có thể giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả. Nhờ có đặc tính hàn