Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? Biết để cảnh giác

Phần lớn mọi người đều chủ quan với huyết áp thấp hơn là huyết áp cao. Tuy nhiên, hai bệnh lý này đều đáng lo không kém gì nhau. Huyết áp thấp có thể gây ra tình trạng sốc đe dọa tính mạng. Vậy, huyết

Phần lớn mọi người đều chủ quan với huyết áp thấp hơn là huyết áp cao. Tuy nhiên, hai bệnh lý này đều đáng lo không kém gì nhau. Huyết áp thấp có thể gây ra tình trạng sốc đe dọa tính mạng. Vậy, huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm, bạn đã biết chưa? Cùng Nhà thuốc Bắc Giang tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) dưới 90 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) dưới 60 mmHg được coi là huyết áp thấp, hay còn được gọi là hạ huyết áp hoặc tụt huyết áp.

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?

Rất nhiều người có chỉ số huyết áp thấp nhưng không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào và họ vẫn sống khỏe mạnh trong nhiều năm. Đây được gọi là huyết áp thấp cơ địa, không đáng lo ngại.

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm thì thật ra không có một chỉ số cụ thể nào cả. Hầu hết bác sĩ sẽ chỉ coi huyết áp thấp mạn tính (kéo dài) là nguy hiểm nếu nó gây ra các triệu chứng sau:

  • Lú lẫn
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Buồn nôn
  • Ngất xỉu
  • Mệt mỏi
  • Đau cổ hoặc đau lưng
  • Đau đầu
  • Mờ mắt
  • Tim đập nhanh hoặc có cảm giác tim lỡ nhịp, đập thình thịch hoặc đập quá mạnh.

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? Biết để cảnh giác

Tuy nhiên, huyết áp giảm đột ngột có thể gây nguy hiểm. Sự thay đổi chỉ 20 mmHg (ví dụ như từ 100 mmHg xuống 90 mmHg) có thể gây chóng mặt và ngất xỉu. Huyết áp cực thấp sẽ dẫn đến sốc với các triệu chứng như:

  • Nhầm lẫn, đặc biệt là ở người lớn tuổi
  • Người lạnh, đổ mồ hôi
  • Da xanh xao
  • Thở nhanh, nông
  • Mạch yếu và nhanh.

Tụt huyết áp hay huyết áp thấp có nguy hiểm không? Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ thể, chẳng hạn như:

  • Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.
  • Dẫn đến tai biến mạch máu não. Có khoảng 10-15% người bị huyết áp thấp gặp tình trạng này.
  • Tụt huyết áp nhiều lần khiến các cơ quan quan trọng trong cơ thể suy yếu nhanh do không đủ oxy và dinh dưỡng để hoạt động.
  • Ngất xỉu đột ngột dễ gây tai nạn nếu như đang đi đường, làm việc ngoài trời nắng hoặc trên cao,…

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Thay vì lo lắng huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm, hãy lắng nghe cơ thể của mình. Bất kỳ khi nào bạn thấy chóng mặt, choáng váng, buồn nôn hay có những dấu hiệu tụt huyết áp, bạn nên xử trí ngay tại nhà theo hướng dẫn như sau:

  • Ngồi hoặc nằm xuống, nâng 2 chân lên cao
  • Huyết áp thấp uống gì? Uống một ly trà đường, trà gừng,… Nếu không có, bạn có thể uống nước lọc hoặc ăn bất cứ thứ gì có vị ngọt.

Sau đó, nếu triệu chứng huyết áp thấp tái diễn thường xuyên, bạn nên đi khám để được bác sĩ cho lời khuyên phù hợp và điều trị nếu cần. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn uống nhiều nước hơn, thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp và có thể cần dùng thuốc.

Nếu xuất hiện tình trạng sốc, bạn phải gọi cấp cứu ngay.

Bạn có thể quan tâm:

Huyết áp thấp nên làm gì?

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? Biết để cảnh giác

Vì không có con số cụ thể cho việc huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm nên tốt nhất bạn cần tìm cách cải thiện tình trạng này về lâu dài. Lời khuyên cho những người huyết áp thấp, hay bị tụt huyết áp là:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa trong ngày 
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng, tăng cường thực phẩm giàu đạm như cá, thịt, cua, tôm, trứng, sữa
  • Có thể uống thêm nước trà xanh đặc, cà phê
  • Mang theo bánh quy, kẹo ngọt khi đi ra ngoài
  • Hạn chế những món ăn có thể gây giảm huyết áp như đồ uống có cồn, mướp đắng, nước cam, lòng trắng trứng gà, khoai lang tím, ớt, kiwi, tảo biển
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya hay để bản thân bị căng thẳng, giữ ấm cơ thể khi đi ngủ, nằm gối thấp
  • Không ra ngoài vào lúc trời nắng gắt
  • Thay đổi tư thế từ từ
  • Không leo trèo cao
  • Tập thể dục nhẹ nhàng nhưng đều đặn
  • Nếu trên 50 tuổi, bạn cần theo dõi huyết áp thường xuyên.

Như vậy, huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm không quan trọng bằng việc theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và xử trí ngay. Ngoài ra, trong cuộc sống, hãy ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tránh những cơn tụt huyết áp, bạn nhé!

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu