Hút thuốc lá có ảnh hưởng gì đến bệnh nha chu?

Hút thuốc lá từ lâu đã được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn thân và răng miệng, đặc biệt là bệnh nha chu. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh nha chu trầm trọng hơn. Việc điều trị bệnh nha chu ở người hút thuốc cũng khó phục hồi hơn. Những tác hại của thuốc lá với nha chu chủ yếu là do thành phần nicotine trong khói thuốc. Chúng ngăn cản các cơ chế bảo vệ mô nha chu bình thường, làm suy yếu cấu trúc dẫn đến bệnh nha chu.

1. Bệnh nha chu là gì? 

Bệnh nha chu là tình trạng các mô nâng đỡ răng (nướu, xương ổ, dây chằng nha chu) bị nhiễm trùng và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng của bạn. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể khiến răng bạn bị lung lay và rụng. Hút thuốc là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh nha chu nghiêm trọng.

Bệnh nha chu bắt đầu với vi khuẩn trên răng xâm nhập vào nướu. Vi khuẩn tích tụ trong mảng bám phát triển và hình thành vôi răng. Sự tích tụ này dẫn đến viêm nhiễm ở nướu được gọi là viêm nướu.

Khi bệnh nha chu trở nên tồi tệ hơn, nướu của bạn có thể kéo ra khỏi bề mặt răng và tạo thành những khoảng trống bị nhiễm trùng. Được gọi là túi nha chu. Tình trạng này được gọi là viêm nha chu. Xương và mô neo giữ răng của bạn có thể bị phá hủy. Răng của bạn có thể bị lung lay và cần phải nhổ bỏ.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai

Hút thuốc lá có ảnh hưởng gì đến bệnh nha chu?
Mô nha chu ở người hút thuốc lá bị suy yếu.

2. Hút thuốc lá liên quan đến bệnh nha chu như thế nào?

Hút thuốc lá là một trong những nguồn gây bệnh tật và tử vong sớm có thể phòng ngừa được trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, hút thuốc là nguyên nhân gây ra khoảng 1/5 ca tử vong. Tỷ lệ hút thuốc đang giảm trong những năm gần đây. Năm 1963, mức tiêu thụ bình quân đầu người là 4.354 điếu so với ước tính 1.979 điếu vào năm 2002, một mức thấp hơn chưa từng thấy kể từ những năm 1940.

Tuy nhiên, với sự suy giảm đều đặn, hút thuốc lá vẫn khiến nền kinh tế tiêu tốn hơn 150 tỷ USD chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm và giảm năng suất lao động; bao gồm 75,5 tỷ USD chi phí y tế vượt mức. Những chi phí này bao gồm chi phí nha khoa. Vì hút thuốc lá làm tăng tiến triển của bệnh và làm phức tạp thêm việc điều trị các bệnh nha chu.

Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 39 hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh nha chu hoặc mắc bệnh nha chu gấp đôi so với những người không hút thuốc. Nhìn chung, hút thuốc lá có lẽ là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, có thể điều chỉnh được đối với các bệnh nha chu.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm nha chu là 4,9% đối với những người chưa bao giờ hút thuốc, 10,5% đối với những người hút thuốc trước đây; và 15,6% đối với những người hiện đang hút thuốc.

Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy hút thuốc lá có tác động đến sự tiến triển của bệnh nha chu và gây bất lợi cho quá trình lành thương sau khi điều trị nha chu.

Những đối tượng hút thuốc có nguy cơ bị viêm nướu cao hơn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt nào được ghi nhận trong việc mất xương hoặc tăng túi nha chu. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng: chiều cao xương ổ răng giảm đáng kể ở những người hút thuốc so với những người không hút thuốc.

Ngoài ra, hút thuốc cũng được chứng minh là có ý nghĩa trong làm tăng nguy cơ mất răng do bệnh nha chu. Ảnh hưởng này dường như liên quan đến liều lượng. Với những người hút thuốc lá nặng có nguy cơ mất răng do bệnh nha chu cao hơn đáng kể so với những người không hút thuốc và những người hút thuốc nhẹ hơn.

Tóm lại người hút thuốc lá có các nguy cơ sau:
  • Mắc bệnh nướu răng cao gấp đôi so với người không nghiện thuốc lá.
  • Bạn càng hút nhiều thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh nướu răng càng cao.
  • Hút thuốc càng lâu, nguy cơ mắc bệnh nướu răng càng cao.
  • Các phương pháp điều trị bệnh nha chu có thể không hiệu quả hoặc hiệu quả kém đối với những người hút thuốc.
  • Sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức (thuốc lá điếu, tẩu và thuốc lá không khói) đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu.

3. Cơ chế bệnh lý liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh nha chu

  • Một giả thuyết về sự gia tăng thay đổi nha chu được ghi nhận ở những người hút thuốc là: túi nha chu của những người hút thuốc có xu hướng kỵ khí hơn so với những người không hút thuốc.

Một môi trường kỵ khí có thể thúc đẩy sự phát triển của mầm bệnh nha chu Gram âm trong mảng bám dưới nướu. Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật nhuộm Gram không cho thấy sự khác biệt đáng kể trong hệ vi sinh dưới niêm mạc; giữa người hút thuốc và người không hút thuốc.

  • Vì hút thuốc dường như không làm thay đổi đáng kể hệ vi sinh nha chu. Một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng: hút thuốc có thể ảnh hưởng đến phản ứng của vật chủ.

Người ta đã đưa ra giả thuyết rằng: hút thuốc có thể làm thay đổi phản ứng của vật chủ theo hai cách: Hút thuốc có thể làm suy giảm các chức năng bình thường của phản ứng vật chủ trong việc trung hòa nhiễm trùng. Nó có thể làm thay đổi phản ứng của vật chủ, dẫn đến phá hủy các mô nha chu khỏe mạnh xung quanh.

  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động của hút thuốc đối với các mô nha chu có thể liên quan đến cả hai quá trình này.

Ví dụ, những người hút thuốc có xu hướng giảm số lượng tế bào lympho T – helper. Đây là những tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch. Giúp điều chỉnh khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào và hoạt động của tế bào lympho B với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • Khói thuốc lá đã được một số nghiên cứu cho thấy có tác động có hại đến các chức năng khác nhau của bạch cầu trung tính.

Ví dụ: hút thuốc đã được chứng minh là làm giảm khả năng điều hòa hóa học và sự thực bào của cả bạch cầu trung tính ở miệng và ngoại vi. Bạch cầu trung tính được tìm thấy trong các tổn thương viêm, đặc biệt là tổn thương cấp tính, nơi chúng tập trung tại vị trí tổn thương. Chúng bị thu hút về mặt hóa học bởi một quá trình được gọi là hóa ứng động. Khi ở vị trí bị thương, bạch cầu trung tính sẽ thực bào và tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật và vô hiệu hóa các chất độc hại khác. Chức năng bạch cầu trung tính bị suy giảm có thể góp phần phá hủy nha chu nghiêm trọng hơn.

4. Nguyên nhân 

Hút thuốc lá có ảnh hưởng gì đến bệnh nha chu?

Nicotine là một trong những thành phần được nghiên cứu nhiều nhất của các sản phẩm thuốc lá. Đây là hợp chất có hoạt tính dược lý cao nhất trong khói thuốc. Nicotine là một alkaloid độc có trong khói thuốc lá; có thể xâm nhập vào cơ thể bằng cách hấp thụ qua niêm mạc miệng và da hoặc hít qua phổi. Nicotine cũng có khả năng gây nghiện cao. Chỉ 2,5% trong số 34% những người hút thuốc cố gắng bỏ thuốc thành công.

  • Nicotine có nhiều tác động bất lợi đối với các tế bào nha chu.

Nicotine đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của nguyên bào sợi ở nướu và sản xuất fibronectin và collagen. Đây là những khối xây dựng cần thiết cho một nha chu khỏe mạnh. Nicotine cũng thúc đẩy sự phân hủy collagen. Các tế bào nha chu tiếp xúc với nicotine cũng đã được chứng minh là : làm giảm sự phát triển và hàm lượng protein, màng tế bào bị tổn thương và hình dạng không điển hình.

  • Sử dụng thuốc lá được coi là một yếu tố nguy cơ gây mất xương ổ răng.

Một giả thuyết là tác dụng kích thích có thể có của nicotin đối với hoạt động của tế bào hủy xương, tế bào chịu trách nhiệm chính cho quá trình tiêu xương. canxi photphat, thành phần vô cơ chính của xương. Người ta cho rằng: sự kích thích tế bào hủy xương được điều biến bằng nicotine có thể giải thích một phần sự gia tăng nhanh chóng của sự mất xương ổ răng và tỷ lệ mắc bệnh ở những người hút thuốc.

Nicotine cũng được cho là có tác dụng trì hoãn quá trình chết của tế bào. Ngoài ra, sự chậm trễ này sẽ cho phép các tế bào hủy xương tiếp tục quá trình phục hồi lâu hơn vòng đời bình thường của chúng cho phép. Những yếu tố này cũng có thể góp phần làm tăng nhanh quá trình mất xương ổ răng ở những người hút thuốc.

>> Tham khảo bài viêt: Phụ thuộc Nicotine: làm sao để cai thuốc lá thành công?

5. Các biểu hiện bênh lý nha chu ở người hút thuốc lá

Các triệu chứng của bệnh nha chu thường là:
  • Nướu đỏ hoặc sưng.
  • Nướu dễ chảy máu.
  • Ăn nhai đau.
  • Răng lung lay.
  • Răng nhạy cảm.
  • Nướu bị tách khỏi răng.

Tuy nhiên đối với người hút thuốc lá, các triệu chứng này có thể thay đổi. “Che dấu vết bệnh” là một thuật ngữ đã được áp dụng để mô tả sự xuất hiện của bệnh nha chu liên quan đến những người hút thuốc mãn tính.

Thông thường, các mô bị bệnh của những người hút thuốc có xu hướng săn chắc hơn và ít chảy máu hơn so với những người không hút thuốc. Thuật ngữ này được sử dụng vì đặc tính co mạch của khói thuốc che giấu những thay đổi gây viêm và phá hủy xảy ra trong nha chu. Các mô nha chu bị tổn thương do sự co mạch ban đầu, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến nướu. Điều này che dấu các dấu hiệu ban đầu bình thường của các vấn đề về nha chu: bằng cách giảm viêm nướu, ban đỏ và chảy máu bất chấp sự hiện diện của bệnh.

6. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh nha chu?

Hút thuốc lá có ảnh hưởng gì đến bệnh nha chu?
Ngưng hút thuốc lá giúp tăng hiệu quả điều trị nha chu.

Bạn có thể tránh được các bệnh nha chu bằng các thói quen vệ sinh răng miệng tốt như:

  • Đánh răng hai lần một ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ mảng bám.
  • Gặp nha sĩ thường xuyên để kiểm tra và làm sạch răng.
  • Ngưng hút thuốc lá.

>> Xem thêm: Chỉ nha khoa và tăm nước: Dụng cụ nào tốt hơn?

 7. Bệnh nha chu được điều trị như thế nào ở người hút thuốc?

Việc làm sạch răng bằng cạo vôi định kỳ bởi nha sĩ và các phương pháp chăm sóc răng miệng (đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày) có thể giúp điều trị sớm bệnh viêm nướu.

Đối với tình trạng bệnh nặng hơn như viêm nha chu, việc điều trị có thể phức tạp hơn như:
  • Làm sạch sâu bên dưới đường viền nướu. Bao gồm cạo vôi + xử lý mặt chân răng.
  • Thuốc súc miệng theo toa hoặc thuốc.
  • Phẫu thuật loại bỏ cao răng sâu dưới nướu.
  • Phẫu thuật để giúp chữa lành xương hoặc nướu bị mất do viêm nha chu. Nha sĩ của bạn có thể sử dụng những mẩu xương nhỏ để lấp đầy những nơi xương đã bị mất. Hoặc nha sĩ có thể di chuyển mô từ một nơi trong miệng của bạn để che phủ các chân răng bị hở.
  • Nếu bạn hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá, việc bỏ thuốc lá sẽ giúp nướu của bạn đáp ứng tốt với điều trị và nhanh hồi phục hơn.

Dù là nhiệt trực tiếp từ điếu thuốc, phản ứng hoạt mạch từ nicotin,… hay sự thay đổi phản ứng của vật chủ đối với các tác nhân gây bệnh nha chu thì cơ chế mà hút thuốc gây ra phá hủy nha chu hiện vẫn chưa được biết rõ. Hút thuốc không chỉ được chứng minh là làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu, mà còn làm giảm phản ứng của mô nướu với điều trị nha chu. Điều này dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh khó chữa cao hơn.

Rõ ràng, có rất nhiều thông tin được công bố liên quan đến bệnh nha chu đến cả mất răng và các biểu hiện toàn thân. Các biểu hiện toàn thân này bao gồm: tăng nguy cơ bệnh mạch vành, bệnh tiểu đường, chứng loãng xương, và trẻ sinh non, nhẹ cân. Nó đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu rằng: ngừng hút thuốc dẫn đến cải thiện sức khỏe nha chu và cải thiện phản ứng với điều trị nha chu, do đó cải thiện sức khỏe tổng thể. Vì vậy, việc thúc đẩy các chương trình cai thuốc lá cũng như giáo dục cộng đồng về lợi ích của việc không hút thuốc sẽ rất có lợi cho sức khỏe răng miệng của toàn cộng đông.

Bác sĩ Trương Mỹ Linh

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu