Bước 4: Sát khuẩn trước khi lấy mụn
Dùng nước muối sinh lý hoặc Povidine thấm ướt bông tẩy trang, sau đó lau toàn bộ khuôn mặt. Bước này giúp sát trùng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Đây cũng là cách nặn mụn không bị thâm mà bạn có thể áp dụng.
Bước 5: Lấy nhân mụn bằng tăm bông
Đeo bao tay y tế và dùng tăm bông để lấy các nhân mụn đã gom cồi. Bạn có thể nhờ người thân nặn mụn nếu bạn gặp khó khăn khi nhìn trước gương. Các thao tác nên được thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây trầy xước, tổn thương cho da
Bước 6: Sát khuẩn sau khi lấy mụn
Sát trùng lại vết thương hở bằng povidine và nước muối giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Bạn nặn mụn bị thâm một phần là do lấy mụn không đúng thời điểm, phần khác là do thiếu bước sát khuẩn như thế này đấy.
Bước 7: Thoa dung dịch PHA
![Hỏi đáp Bác sĩ: Nặn mụn xong có nên rửa mặt không?]()
PHA là dung dịch tẩy tế bào chết hóa học dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm, da đang tổn thương, kích ứng. Sử dụng PHA giúp kiểm soát nhiễm khuẩn tối ưu hơn, hỗ trợ khô cồi mụn và rút ngắn thời gian điều trị mụn.
>>> Đọc thêm: Các bước chăm sóc da hàng ngày mà bạn cần thuộc lòng
Bước 8: Thoa dưỡng ẩm
Dùng serum HA thoa lên da để cung cấp độ ẩm cho da, dưỡng da giúp cho da luôn được căng bóng và mịn màng.
Việc chăm sóc da sau nặn mụn là vô cùng quan trọng. Nếu không cẩn thận sẽ gây ra nhiều hậu quả lâu dài. Cần cẩn trọng trong quá trình lấy nhân mụn cũng như quá trình chăm sóc da sau đó. Bác sĩ hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nặn mụn xong có nên rửa mặt không. Đồng thời có thêm kiến thức về cách nặn mụn và chăm sóc da sau khi nặn mụn.