Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh là bệnh lý nghiêm trọng và hầu như chỉ gặp ở trẻ sinh non. Việc trang bị những kiến thức cơ bản về căn bệnh này là hết sức cần thiết vì đây là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Việc phát hiện bệnh phải sớm, can thiệp điều trị phải kịp thời và liên tục.

1. Hội chứng suy hô hấp cấp là gì?

Hội chứng suy hô hấp cấp là một tình trạng rối loạn hô hấp phổ biến ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Đối tượng đặc biệt dễ bị là trẻ sinh non. Tuy có thể gặp ở trẻ sinh đủ tháng, nhưng bệnh xảy ra chủ yếu ở các trẻ sinh ra khi chưa đủ 28 tuần thai.

Nguyên nhân bệnh gặp nhiều ở trẻ sơ sinh sinh non là do các cơ quan của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Phổi của trẻ chưa đủ trưởng thành để tạo ra chất hoạt động bề mặt. Chất này có dạng bọt, có tác dụng giúp phổi giãn nở và để hít thở không khí.

Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Sự khác nhau về cấu tạo phế nang giữa trẻ khỏe mạnh và trẻ mắc hội chứng suy hô hấp cấp

2. Làm sao để nhận biết trẻ có hội chứng suy hô hấp cấp?

Các biểu hiện của trẻ mắc hội chứng suy hô hấp cấp thường xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.

Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

  • Trẻ thở khó khăn, có thể nghe được tiếng thở rên, tiếng khò khè.
  • Thở nhanh (nhanh hơn 60 lần/phút) hoặc thở chậm (chậm hơn 30 lần/phút), hoặc trẻ có thể ngưng thở, toàn thân tím tái (cần tránh nhầm lẫn với các cơn ngưng thở sinh lý ngắn hơn 6 giây ở trẻ là bình thường).
  • Co kéo các cơ liên sườn (sự lõm vào, kéo mạnh của các cơ giữa các xương sườn khi thở).
  • Cánh mũi phập phồng với mỗi nhịp thở.
Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Trẻ sơ sinh với dấu hiệu thở co kéo các cơ liên sườn gợi ý tình trạng tắc nghẽn đường thở.

3. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ bị suy hô hấp cấp

Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh là tình trạng đe dọa đến tính mạng, cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số biến chứng do suy hô hấp cấp có thể kể đến như:

  • Xuất huyết não gây ra khuyết tật trí tuệ, chậm phát triển hoặc bại não.
  • Nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng.
  • Viêm ruột hoại tử và/ hoặc thủng đường tiêu hóa.
  • Suy giảm thị lực, thậm chí mù mắt.
  • Suy thận.
  • Phổi bị tràn khí hoặc chảy máu
  • Tổn thương tim bẩm sinh

Các biến chứng lâu dài của hội chứng suy hô hấp cấp bao gồm:

  • Loạn sản phế quản phổi (biến đổi cấu trúc phổi)
  • Bệnh lý võng mạc do sinh non (tổn thương mắt)
  • Suy nhược thần kinh

Suy hô hấp nặng còn có khả năng dẫn đến nhiều rối loạn khác. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh mà các biến chứng gặp phải ở từng trẻ sẽ khác nhau.

Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Suy hô hấp nặng và nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở trẻ bị suy hô hấp.

4. Nguyên nhân gì gây ra hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh?

Nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh là sinh non.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác cũng liên quan đến tình trạng này:

  • Trẻ nam, da trắng.
  • Bé sơ sinh có mẹ bị tiểu đường.
  • Trẻ sinh mổ.
  • Trẻ sinh đôi thứ hai.
  • Bé sơ sinh có tiền sử gia đình mắc hội chứng suy hô hấp.
  • Nhiễm trùng thai kỳ.
  • Stress trong thai kỳ.

>> Như chúng ta đã biết, trầm cảm sau sinh hay trầm cảm trong thai kì là một tình trạng khá phổ biến, thường bị bỏ qua do không hiểu hết được triệu chứng và tác động của nó. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp lên người mẹ, trầm cảm chu sinh còn ảnh hưởng lên cả sự phát triển sau này của em bé, ảnh hưởng lên sự gắn kết mẹ con và các thành viên trong gia đình. Cùng YouMed tìm hiểu thêm Nhé

5. Phòng ngừa suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh là sinh non. Do đó, để ngăn ngừa căn bệnh, cách tốt nhất là thai phụ nên cố gắng có một thai kỳ lành mạnh, giảm nguy cơ sinh sớm bằng việc duy trì các thói quen tốt, tránh các tác động xấu.

Thực hiện các bước để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh có thể giúp trẻ ở trong bụng mẹ cho tới khi phổi của trẻ phát triển đầy đủ. Các bước này bao gồm:

  • Theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh.
  • Quản lý bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn có.
  • Không hút thuốc và tránh khói thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng thai kỳ.
  • Gặp Bác sĩ để thăm khám định kỳ trong thai kỳ của bạn.

Trong trường hợp buộc phải sinh sớm, bác sĩ có thể cho bạn tiêm thuốc corticosteroid. Thuốc này có thể tăng tốc độ phát triển của phổi, não và thận. Điều đó giúp cho phổi kịp sản xuất chất hoạt động bề mặt. Thông thường, trong khoảng 24 giờ sau khi bạn dùng thuốc này, phổi của trẻ bắt đầu tạo ra đủ chất hoạt động bề mặt.

Điều trị bằng corticosteroid có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp của trẻ . Hoặc nếu mắc phải, nó có thể không nghiêm trọng.

Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Việc chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh là cách tốt nhất để phòng ngừa hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh.

5. Nếu trẻ mắc bệnh, phải điều trị suy hô hấp cấp như thế nào?

Điều trị hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh được xem là một thách thức lớn bởi tình trạng này đòi hỏi trẻ cần phải được theo dõi, chăm sóc liên tục với phương pháp thích hợp, đúng đắn. Bên cạnh đó, thời gian nhập viện sớm cũng là một yếu tố quyết định nên thành công trong điều trị.

Điều trị hội chứng suy hô hấp cấp thường bắt đầu ngay khi trẻ sơ sinh ra đời, đôi khi trong phòng sinh. Các phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp thay thế chất hoạt động bề mặt, hỗ trợ hô hấp từ máy thở hoặc các phương pháp điều trị hỗ trợ khác.

Hầu hết trẻ sơ sinh có dấu hiệu hội chứng suy hô hấp cấp nhanh chóng được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Ở đó, trẻ nhận được điều trị liên tục từ các Bác sĩ chuyên khoa điều trị trẻ sơ sinh non tháng.

>> Trẻ sinh non không được chuẩn bị đầy đủ về thể chất để sẵn sàng thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Cơ thể nhỏ bé của trẻ vẫn có những cơ quan chưa trưởng thành. Rất may mắn là nhờ sự phát triển của y tế đã giúp trẻ sinh non có thể vượt qua vài tháng đầu đời cho đến khi chúng đủ khỏe mạnh. Cùng YouMed xem thêm tại đây Nhé!

Việc các bố mẹ cần thực hiện, đó là theo dõi và hợp tác chăm sóc trẻ dưới sự hướng dẫn của các Bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân, vì những thách thức có thể đối mặt.

Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Điều trị suy hô hấp là một quá trình lâu dài, vì vậy bố mẹ cần phải lưu ý chăm sóc đến sức khỏe tinh thần của bản thân

Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh là bệnh có thể chữa được và phòng ngừa được. Hãy chuẩn bị một kế hoạch thật chu đáo cho thai kỳ của mình để con được sinh ra khỏe mạnh và phát triển thật toàn diện, bố mẹ nhé!

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần