Hội chứng rượu bào thai và những điều bạn nên biết

Là một hội chứng gây tổn thương não và sự tăng trưởng của thai nhi do mẹ tiếp xúc với rượu lúc mang thai. Các vấn đề gây ra bởi hội chứng rượu bào thai khác nhau ở mỗi đứa trẻ, nhưng các khiếm khuyết này có chung một đặc điểm là không thể phục hồi. Một giọt rượu người mẹ uống vào cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến tương lai của con họ. Cùng đọc để tìm hiểu các hậu quả do rượu gây ra cho thai nhi nhé.

1. Hội chứng rượu bào thai là gì?

Hội chứng rượu bào thai (fetal alcohol syndrome) là một trong năm rối loạn nằm trong rối loạn phổ rượu thai nhi (fetal alcohol spectrum disorder). Tất cả các rối loạn này dùng để phân loại tác động của rượu lên thai. Bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển về thể chất và thần kinh trên phạm vi rộng.

Hội chứng rượu bào thai và những điều bạn nên biết

Tại Mỹ, cứ 1000 trẻ được sinh ra thì có 6-9 trẻ mắc hội chứng này. Tỉ lệ này còn cao hơn ở những dân số thu nhập thấp hoặc dân tộc thiểu số.

2. Rượu tác động lên thai nhi như thế nào?

Cơ chế chính xác mà rượu gây dị tật thai cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Vì lí do đạo đức chúng ta đâu thể nghiên cứu về tác động của rượu lên não bộ của thai nhi.

Hầu hết, từ các nghiên cứu trên động vật, chúng ta biết rằng rượu là một tác nhân gây quái thai. Và tác động của nó lên hệ thống thần kinh cao cấp nhất là không thể phục hồi.

Mức độ ảnh hưởng là rất rộng, rượu không chỉ làm giảm thể tích não mà còn làm hỏng các cấu trúc não.

Tiếp xúc rượu trong ba tháng đầu làm tăng nguy cơ dị tật ở mặt và não. Uống nhiều rượu trong 3 tháng giữa liên quan đến tăng tỉ lệ sẩy thai tự nhiên. Cuối cùng, ở ba tháng cuối, mức độ tiêu thụ rượu cao làm giảm chiều cao, cân nặng và cả khối lượng não.

>> Xem thêm: Các lưu ý khi mang thai mà ai cũng phải thuộc lòng

Hội chứng rượu bào thai và những điều bạn nên biết

3. Có giới hạn an toàn nào cho phụ nữ mang thai được uống rượu?

Rượu là tác nhân gây quái thai thường gặp. Rượu dễ dàng đi qua nhau thai, từ đó tác động lên não và các cơ quan khác của bé. Ảnh hưởng của nó là rất rộng và không thể đảo ngược.

Tiếp xúc càng nhiều rượu càng tăng tỉ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của các rối loạn phổ rượu thai nhi. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh uống lượng rượu tối đa bao nhiêu thì an toàn cho thai.

Cũng không xác định được uống vào thời gian nào trong thai kì thì thai được an toàn. Mang thai 9 tháng 10 ngày, ngày nào mẹ uống rượu là nguy cơ cho con bắt đầu được tính từ ngày đó. Phơi nhiễm rượu trong ba tháng đầu – có lẽ trước khi mẹ biết có thai – có thể gây ra dị tật bẩm sinh nặng.

Càng về sau của thai kì, uống rượu làm tăng tỉ lệ sảy thai, thai chậm tăng trưởng, gây bất thường não. Khiến cho bé khi sinh ra dễ gặp các vấn đề nguy hiểm như suy hô hấp, suy tuần hoàn…Hoặc khi lớn lên, bé có thể gặp khó khăn trong điều khiển hành vi, giảm khả năng học hành.

Những vấn đề này có thể được ngăn ngừa bằng cách không uống bất kỳ rượu trong khi mang thai. Không uống nếu bạn đang cố gắng mang thai hoặc nghĩ rằng mình có thể đang mang thai.

Không có lượng rượu an toàn được biết đến để uống trong khi mang thai. Bất kỳ lượng rượu nào cũng có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển và làm tăng nguy cơ sảy thai.

>> Xem thêm: Dinh dưỡng khi mang thai như thế nào cho hợp lý?

4. Triệu chứng của hội chứng rượu bào thai

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hội chứng rượu bào thai là khác nhau ở mỗi em bé. Các triệu chứng không chỉ xuất hiện khi bé đang ở trong bụng mẹ. Những tác động của rượu vẫn còn để lại hậu quả khi bé lớn lên, khiến cho bé khó khăn hơn trong học tập, vui chơi thường ngày.

Hội chứng rượu bào thai và những điều bạn nên biết

Các triệu chứng chính của hội chứng rượu bào thai được phân làm ba nhóm dưới đây:

Khiếm khuyết về thể chất

Bất thường não

Các vấn đề xã hội và hành vi

Khuôn mặt đặc biệt: mắt nhỏ, môi trên mỏng, mũi ngắn, hếch, không có rãnh nhân trung giữa mũi và môi

Biến dạng chân tay, các khớp

Chậm tăng cân và chiều dài/cao trước và sau khi sinh

Khó nhìn hoặc khó nghe

Chu vi đầu và kích thước não nhỏ

Dị tật tim, thận, xương…

 

Thăng bằng kém

Trí thông minh giảm

Trí nhớ kém

Giảm sự chú ý và xử lý thông tin chậm

Khó khăn với lý luận, giải quyết vấn đề,

Khả năng phán đoán kém

Tăng động

Cảm xúc thất thường

 

Thích nghi với những thay đổi kém hoặc khó khán khi đổi bạn học nhóm.

Tương tác với bạn bè kém, dễ gặp phiền toái.

Hành vi và xung động khó được kiểm soát

Khó lập kế hoạch hoặc làm việc hướng tới một mục tiêu

 

5. Chẩn đoán như thế nào?

Mỗi một rối loạn trong rối loạn phổ rượu thai nhi đều có những tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể. Để chẩn đoán hội chứng rượu bào thai, cần thỏa mãn các tiêu chí sau:

  • Có 2/3 triệu chứng đặc trưng bất thường ở mặt: chiều dài khe mắt ngắn, môi trên mỏng, mất/mờ đường nhân trung.

  • Chậm phát triển trước và/hoặc sau sinh

  • Khiếm khuyết hệ thần kinh trung ương

>> Xem thêm: Khi mang thai nên tránh những điều gì?

Ngoài ra lời khai về tiền sử uống rượu của mẹ càng củng cố thêm chẩn đoán. Tuy nhiên nếu không khai thác được, và bé có tất cả những đặc điểm trên đây, hội chứng rượu bào thai vẫn được xác định.

Hội chứng rượu bào thai và những điều bạn nên biết
Khuôn mặt đặc trưng của hội chứng rượu bào thai: độ dài khe mắt theo tuổi ngắn, rãnh nhân trung mờ/mất; môi trên mỏng. Nguồn: Susan Astley, PhD. © 2015, Susan Astley PhD, University of Washington

6. Kết cục nào cho những đứa trẻ mắc hội chứng rượu bào thai

Các vấn đề hành vi không xuất hiện lúc sinh, nhưng khi bé lớn lên, chúng bắt đầu hiện rõ. Trẻ bị hội chứng rượu bào thai có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần sau:

  • Rối loạn tăng động/giảm chú ý, không tập trung để học hành.

  • Gây hấn, xâm phạm, phá vỡ các quy tắc xã hội, hành xử không thích hợp.

  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy

  • Rối loạn trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn ăn uống

  • Hành vi tình dục không phù hợp

  • Tai nạn giao thông, giết người hoặc tự sát

7. Điều trị cho trẻ có hội chứng rượu bào thai

Hội chứng rượu bào thai và những điều bạn nên biết

Những khiếm khuyết về thể chất do phơi nhiễm rượu trước khi sinh là vĩnh viễn, không chữa khỏi được. Tuy nhiên, các dịch vụ chăm sóc y tế có thể giúp giảm một số ảnh hưởng của hội chứng này. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

Bé có thể cần một đội ngũ chăm sóc phù hợp bao gồm: chuyên viên tâm lí, nhà trị liệu ngôn ngữ, trị liệu vật lý và nghề nghiệp. Việc can thiệp sớm có thể giúp bé:

  • Đi lại, nói chuyện và phát triển kỹ năng xã hội

  • Giải quyết các vấn đề về học tập và hành vi

  • Có thể bé cần phải sử dụng một số thuốc để giảm triệu chứng. Khi đó bạn sẽ cần tìm thêm cho bé một bác sĩ tâm thần nhi.

  • Giải quyết vấn đề sử dụng rượu và các chất khác, nếu có

  • Dạy nghề và rèn luyện kỹ năng sống

8. Cha mẹ của trẻ có hội chứng rượu bào thai cũng cần được hỗ trợ

Với cha mẹ, những khó khăn trong việc nuôi dạy, chăm sóc con từ khi mới sinh ra đã là rất lớn. Chưa kể với một đứa bé có rối loạn do tiếp xúc rượu từ khi còn trong bụng mẹ. Chắc chắn những trở ngại đó sẽ lớn gấp nhiều lần. Vì thế họ cũng cần được hỗ trợ, tư vấn hướng dẫn cách chăm sóc trẻ.

Hội chứng rượu bào thai và những điều bạn nên biết

Trước hết, cần giải quyết vấn đề sử dụng rượu của người mẹ. Điều này cho phép mẹ có thể nuôi dạy con tốt hơn và ngăn ngừa việc lần mang thai tiếp theo không bị ảnh hưởng bởi rượu. Các bác sĩ tâm thần và tâm lí gia có thể giúp được bạn, nếu cần.

Với việc xử lý các vấn đề hành vi liên quan đến hội chứng này, một số kĩ năng có thể hữu ích:

  • Nhận ra điểm mạnh và hạn chế của con bạn

  • Thực hiện các thói quen hàng ngày

  • Tạo ra các thói quen tốt cho bé

  • Đặt ra và thực thi các quy tắc đơn giản.

  • Lặp lại nhiều lần để củng cố việc học

  • Chỉ ra cho bé những hành vi nào là được chấp nhận. Sử dụng phần thưởng để củng cố hành vi này.

  • Dạy trẻ kỹ năng sinh hoạt hàng ngày và tương tác xã hội

  • Bảo vệ con bạn khỏi lạm dụng thể chất, tinh thần. Vì rất nhiều trẻ mắc hội chứng rượu bào thai có nguy cơ bị lạm dụng.

Hội chứng rượu bào thai đặc trưng bởi những khiếm khuyết không thể hồi phục ở não, hình dạng mặt do sự tiếp xúc với rượu của em bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Phòng ngừa không sử dụng rượu trong độ tuổi sinh sản là cách tốt nhất ngừa hội chứng này.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống