Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh: Những nguy hiểm không ngờ đến

Khi trẻ quấy khóc quá nhiều và kéo dài, cha mẹ có xu hướng vỗ về để trấn an trẻ. Tuy nhiên, đôi khi với những cái đung đưa trẻ qua lại tưởng chừng như vô hại, thực tế có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

1. Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh là gì?

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh là một thuật ngữ y học được định nghĩa liên quan đến các thương tổn gây ra bởi việc lắc mạnh trẻ. Hội chứng này chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ hơn hai tuổi, nhiều nhất là trong giai đoạn sơ sinh. Do trẻ có cơ cổ rất yếu nên không thể giữ cho đầu được ổn định. Rung lắc mạnh khiến đầu trẻ di chuyển dữ dội qua lại dẫn đến chấn thương não. Khi đó sẽ xuất hiện tình trạng thiếu oxy đến não và có thể gây tử vong. 

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh: Những nguy hiểm không ngờ đến
Rung lắc mạnh có thể tổn thương não của trẻ.

2. Tại sao lại có hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh?

Thông thường, trẻ sơ sinh bị rung lắc bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Tuy nhiên việc này có thể được thực hiện bởi bất kỳ người lớn nào. Những người chăm sóc con bạn sẽ cảm thấy tức giận khi trẻ quấy khóc dữ dội. Trong một số trường hợp, có thể liên quan đến hành vi bạo lực hoặc tra tấn trẻ.

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh: Những nguy hiểm không ngờ đến

3. Trẻ có thể xuất hiện triệu chứng gì?

Thường không có bằng chứng rõ ràng về thương tích hoặc dấu hiệu bạo lực thể chất ở bên ngoài để giúp bạn nghĩ đến hội chứng này. Cả cha mẹ lẫn Bác sĩ vì không biết chuyện gì đã xảy ra với trẻ nên có thể bỏ qua tổn thương chủ yếu bên trong. Các triệu chứng xuất hiện là do hiện tượng phù nề trong não sau chấn thương. Chúng có thể đến ngay sau khi trẻ bị rung lắc. Đa số tiến triển nặng hơn trong vòng 4 đến 6 giờ. Các dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nghĩ đến con mình bị hội chứng rung lắc:

  • Thay đổi mức độ ý thức hoặc hành vi như ngủ nhiều hơn hoặc quấy khóc hơn bình thường. Đôi khi có thể hôn mê.
  • Co giật.
  • Bú giảm hoặc bỏ bú. Ọc sữa.
  • Trẻ có tư thế đầu cúi xuống và lưng cong.
  • Trẻ thở bất thường: thở nhanh, thở chậm hoặc ngưng thở. Tím.
  • Tim ngừng đập.
  • Tử vong.
  • Ngoài ra trẻ bị thương tổn liên quan đến bạo lực như vết bầm tím hay sưng ở ngoài da…

>>>Có thể bạn quan tâm:

Co giật là thay đổi ngắn trong hoạt động của não điện dẫn đến thay đổi nhận thức, hành vi hoặc cử động. Co giật có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Hãy cùng bổ sung những thông tin bổ ích để có cách ứng phó hợp lý khi gặp phải tình trạng trẻ bị co giật ngay với bài viết Co giật ở trẻ: Bạn cần biết những gì?” được chia sẻ bởi Bác sĩHuỳnh Nguyễn Uyên Tâm

4. Hội chứng rung lắc ảnh hưởng như thế nào ?

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh lúc đầu có thể chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ. Nhưng trẻ có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng về thể chất và tinh thần trong suốt quãng đời còn lại. Ngay cả khi trẻ trông hoàn toàn khỏe mạnh ngay sau khi bị rung lắc. Sau đó trẻ vẫn có nguy cơ gặp các vấn đề như:

  • Giảm thị lực.
  • Nghe kém.
  • Chậm phát triển tâm thần và vận động. Trẻ gặp rối loạn về ngôn ngữ, nhận thức và hành vi. Khó tập trung và ghi nhớ mọi thứ.
  • Động kinh.

Nếu nghi ngờ con bạn có hội chứng rung lắc, hãy đưa trẻ đến gặp Bác sĩ ngay lập tức. Chính bạn sẽ giúp trẻ có thêm cơ hội được cứu sống.

5. Trẻ cần làm những xét nghiệm gì?

Sau khi hỏi về các triệu chứng và quá trình bệnh của trẻ, Bác sĩ sẽ thăm khám để đánh giá vị trí tổn thương. Từ đó, đưa ra một số xét nghiệm cần thiết như:

  • Xét nghiệm máu.
  • X-quang: đánh giá gãy xương hay khối sưng bất thường.
  • CT scan não, ngực hoặc bụng để xác định cơ quan bị tổn thương. Một số trường hợp, trẻ cần chụp MRI.

6. Các phương pháp điều trị

Trẻ cần phải nhập viện ngay để ngăn chặn não không bị tổn thương thêm nữa. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào thương tổn của con bạn, có thể bao gồm:

  • Nếu trẻ không thể tự thở, Bác sĩ sẽ đặt một ống vào trong đường thở để giúp trẻ thở.
  • Phẫu thuật cấp cứu nếu trẻ có chảy máu và phù nề não.
  • Bó bột hoặc nẹp khi có xương gãy.
  • Nếu trẻ co giật, trẻ cần điều trị với thuốc.

Ngay cả khi được điều trị kịp thời, con bạn vẫn có thể cần được chăm sóc y tế suốt đời.

 7. Biện pháp phòng ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Chăm sóc trẻ sơ sinh là một vấn đề gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với cha mẹ có con đầu lòng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là không bao giờ được lắc, ném hoặc đánh trẻ. 

Nếu bạn thấy bực bội với trẻ, hãy đặt em bé vào nôi hoặc một nơi an toàn khác. Sau đó, rời khỏi phòng cho đến khi bạn bình tĩnh lại hoặc cho đến khi có sự giúp đỡ. Hãy dành thời gian để trẻ khóc một mình với điều kiện đảm bảo trẻ được an toàn.

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh: Những nguy hiểm không ngờ đến
Hội chứng rung lắc ở trẻ  hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

Nếu bạn cảm thấy trẻ khóc quá nhiều và bạn không thể dỗ dành trẻ, hãy nhờ người thân để được hỗ trợ chăm sóc trẻ. Hoặc có thể đưa trẻ đến khám bác sĩ để kiểm tra liệu có bệnh lí nào khiến trẻ khóc.

Đừng bế con trong lúc cãi vã hay đánh nhau. Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát cảm xúc, hãy đến gặp Bác sĩ.

Đừng để con bạn với người có thể tức giận hoặc nguy cơ xuất hiện hành vi bạo lực.

Không bao giờ để trẻ với người chăm sóc, bạn bè hoặc thành viên gia đình mà bạn không tin tưởng hoàn toàn.

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu cha mẹ tìm hiểu kĩ trước khi chào đón trẻ ra đời. Điều quan trọng là cha mẹ phải luôn đối xử với trẻ một cách nhẹ nhàng. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

Bác sĩ: Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai