Hội chứng Guillain Barré : Có phổ biến không ?

Hội chứng Guillain Barre là bệnh viêm đa rễ thần kinh cấp tính thường sẽ diễn tiến nặng dần trong vòng 4 tuần. Nguyên nhân bệnh thường là mắc phải do rối loạn miễn dịch dẫn đến rối loạn chức năng dây thần kinh thần kinh ngoại biên đối xứng hai bên.

1. Hội chứng Guillain Barré  có phổ biến không ?

Hội chứng Guilain Barre xảy ra không theo mùa. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh mỗi năm khoảng 2/100 000 tức là cứ 100.000 người thì có 2 người mắc bệnh và tỉ lệ tăng dần theo tuổi, nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao. 70% các trường hợp hội chứng Guilain Barre có các sự cố khác đi kèm như nhiễm trùng, dị ứng.

2. Những nguyên nhân có gặp ở hội chứng Guillain Barré là gì?

Trước khi xuất hiện Guillain Barré, người bệnh thường mắc các bệnh như nhiễm trùng hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng hô hấp kết hợp với bệnh đường tiêu hóa, mới phẫu thuật gần đây, tiêm chủng cúm, uốn ván, bạch hầu, dại, bại liệt.

Hội chứng Guillain Barré : Có phổ biến không ?

Ở những người mắc Guilain Barre cũng có bằng chứng chứng xét nghiệm máu cho thấy nhiễm các loại virus như HIV, Cytomegalovirus, virus viêm gan B, C…Những nguyên nhân khác có thể gặp như thuốc Streptokinase, suramin, heroin, ong chích, vaccin H1N1

>>>Có thể bạn quan tâm:

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (Complete blood count) hay xét nghiệm tế bào máu ngoại vi là một xét nghiệm thường quy, được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và phát hiện các rối loạn như nhiễm trùng, thiếu máu hay các bệnh về máu,…

Đây là một trong những xét nghiệm mà hầu như bệnh nhân nào cũng đã từng thực hiện ít nhất là một lần. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bệnh nhân chưa hiểu rõ về lý do, lợi ích cũng như cách thực hiện. Hãy cùng YouMed tìm hiểu thông qua bài viết : “Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào

3. Hội chứng Guilain Barre có biểu hiện triệu chứng như thế nào?

Guilain Barre có triệu chứng đặc trưng là liệt và giảm phản xạ gân cơ đối xứng hai bên. Bệnh gồm 3 giai đoạn: giai đoạn toàn phát thường kéo dài nhỏ hơn 4 tuần, giai đoạn bình nguyên thường từ 2-4 tuần và giai đoạn thoái lui bệnh nghĩa là người bệnh sẽ dần phụ hồi chức năng.

3.1 Liệt

Liệt là một triệu chứng đặc trưng của Guilain Barre. Yếu liệt từ lúc khởi bệnh và có thể đi kèm với các triệu chứng dị cảm như cảm giác châm chích, kiến bò. Đặc điểm của liệt thường là đối xứng ở hai chân, lan dần lên cáo tới hai tay, mặt, các cơ vùng hầu họng.

Trong những thể nặng có thể gây liệt cả cơ hô hấp, làm cho bệnh nhân khó thở, dẫn đến tử vong. Tuy nhiên trong một số trường hợp yếu liệt chỉ khu trú ở mặt, vùng hầu họng hoặc cổ hoạch cánh tay. 45-75% trường hợp có liệt dây sọ đi kèm như liệt dây thần kinh số VII dẫn đến liệt mặt (Tham khảo bài Liệt dây thần kinh số VII), các dây thần kinh điều khiển vận động của mắt, có thể dẫn đến mắt bị lé.

Hội chứng Guillain Barré : Có phổ biến không ?
Một số bệnh nhân bị suy hô hấp cần được thở máy

3.2 Rối loạn cảm giác

Ở giai đoạn khởi phát, có khoảng 70% người bệnh sẽ có cảm giác đau từ vừa đến dữ dội ở tay, chân, thắt lưng và giữa hai bả vai. Một số người lại có cảm giác như kim châm, hoặc rát bỏng. Đôi khi người bệnh bị giảm hoặc mất cảm giác nhẹ ở đầu các ngón tay chân.

3.3 Các triệu chứng khác

Trong 2-4 tuần đầu, khoảng 70% người bệnh có các bất thường về tim mạch như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, bí tiểu, mất tiết mồ hôi hoặc tăng tiết mồ hôi

>>>Xem thêm: “Nhịp tim nhanh báo hiệu bệnh gì?

4. Để chẩn đoán hội chứng Guilain Barre cần những xét nghiệm gì?

4.1 Chọc dò dịch não tủy

Dịch não tủy là một xét nghiệm rất cần thiết để chẩn đoán

Hội chứng Guillain Barré : Có phổ biến không ?
Phương pháp chọc dò dịch não tủy

4.2 Cơ

Điện cơ cũng là một xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán, phân loại bệnh và tiên lượng. Tuy nhiên, không phải lúc não điện cơ cũng cho kết quả bất thường ở tất cả các bệnh nhân, kết quả bất thường trong 50% sau 2 tuần đầu, 85% sau 3 tuần và 10% không bao giờ bất thường

4.3 Các xét nghiệm khác

  • Test huyết thanh đối với C. jejuni (dương tính trong 17 – 76% các ca)
  • Tăng nồng độ các kháng thể IgG anti-GM1, Anti-GD1b, Anti-GD1a, and Anti-GalNAc-GD1a Ganglioside
  • Kháng thể IgG antiglycolipid (trong 10-40% bn)
  • Tăng kháng thể anti-GQ1b ganglioside (luôn luôn gặp trong Hc Miller Fisher)
  • Kháng thể anti-galactocerebroside (bn bị nhiễm Mycoplasma trước đó)
  • Bổ thể gắn kết kháng thể lên myelin dây thần kinh ngoại biên
  • Chụp rễ thần kinh bằng MRI có gadolinium

5. Hội chứng Guillain Barre điều trị như thế nào?

Hiện tại vẫn chưa có các chữa trị cho hội chứng Guillain Barre. Tuy nhiên, một số liệu pháp có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và rút ngắn thời gian bệnh, giúp người bệnh mau phục hồi hơn. Cũng có nhiều cách để điều trị các biến chứng của bệnh.

Yếu liệt cơ có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, loét da do nằm lâu một chổ và cần các thiết bị đặc biệt. Do đó, những người mắc Guillain Barré thường được nhập viện và điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện

5.1 Chăm sóc cấp tính

Hiện tại có hai phương pháp điều trị thường được sử dụng để ngăn chặn thần kinh liên quan đến miễn dịch. Một là phương pháp lọc huyết tương và phương pháp thứ hai là liệu pháp immunoglobulin liều cao (IVIg). Cả hai phương pháp điều trị đều có hiệu quả như nhau nếu như bắt đầu trong 2 tuần kể từ khi xuất hiện các triệu chứng của Guillain Barré. Đã có chứng bằng chứng chứng minh, nếu sử dụng cả hai phương pháp điều trị trong cùng một người không có lợi ích.

5.2 Lọc huyết tương

Trong quá trình lọc huyết tương, sẽ có một ống thông được đưa vào tĩnh mạch, qua đó một số máu được lấy ra. Các tế bào máu từ phần huyết tương được chiết xuất và đưa lại vào cơ thể người. Kỹ thuật này giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của bệnh

5.3 Globulin miễn dịch

IVIg được đưa vào cơ thể có thể giúp làm giảm bớt những cuộc tấn công của hệ miễn dịch vào các dây thần kinh. Phương pháp này cũng giúp giảm bớt triệu chứng.

5.4 Chăm sóc hỗ trợ

Chăm sóc hỗ trờ là rất quan trọng để giải quyết nhiều biến chứng của liệt cơ khi cơ thể hồi phục và các dây thần kinh bị tổn thương bắt đầu lành lại. Suy hô hấp có thể xảy ra ở hội chứng Guillain Barré, do đó cần theo dõi sát việc thở của người bệnh.

5.5 Phục hồi chức năng

Khi người bệnh bắt đầu cải thiện, họ thường được chuyển sang cơ sở phục hồi chức năng. Tại đây, họ sẽ được cung cấp những bài tập, liệu pháp để tiếp tục các hoạt động sinh hoạt hằng ngày và chuẩn bị trở lại cuộc sống trước đây.

Hội chứng Guillain Barré : Có phổ biến không ?
Người bệnh cần được tập phục hồi chưc năng

Hội chứng Guillain Barré là một bệnh hiếm gặp, tuy nhiên lại để lại những hậu quả nặng nề và có thể đưa đến tử vong. Do đó chúng ta cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Những thông tin trên đây, chỉ mang tính chất tham khảo, do đó cần thảo luận lại với bác sĩ trực tiếp điều trị.

Bác sĩ : Nguyễn Đào Uyên Trang

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong