Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Cách phòng tránh?

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden infant death syndrome hay SIDS) là tình trạng trẻ dưới 1 tuổi đột ngột tử vong mà không rõ nguyên nhân. Hội chứng này thường xảy ra khi trẻ đang ngủ. 

Nguyên nhân đột tử ở trẻ sơ sinh là gì?

Nguyên nhân chính xác của Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, phần trăm rủi ro sẽ tăng lên nếu:

  • Người mẹ hút thuốc lá, uống rượu hoặc uống thuốc trước hoặc sau khi em bé chào đời. Đừng hút thuốc ở bất cứ đâu gần con bạn, ngay cả khi bạn ở bên ngoài.
  • Gia đình có một anh chị ruột đã mất vì Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ sinh non hoặc có giới tính là con trai.
  • Trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp, ngủ với giường có bề mặt quá mềm hoặc thời tiết quá nóng khi ngủ.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Cách phòng tránh?
Trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp có thể dẫn đến đột tử ở trẻ sơ sinh

Không có bằng chứng nào cho thấy việc chích ngừa gây ra Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Làm thế nào để ngăn ngừa Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh?

Dưới đây là một số lời khuyên về an toàn giấc ngủ của trẻ sơ sinh dành cho cha mẹ:

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Cách phòng tránh?

1. Tư thế ngủ an toàn

Cho đến khi trẻ được 1 tuổi trẻ, sơ sinh nên ngủ ở tư thế nằm ngửa trong tất cả các giấc ngủ ban ngày lẫn ban đêm. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong ở những trẻ nằm ngửa thấp hơn nhiều so với những trẻ ngủ nằm sấp hoặc nghiêng sang hai bên. Một số cha mẹ lo lắng rằng con mình sẽ bị nghẹt thở khi nằm ngửa. Nhưng với cấu trúc đường thở trong cơ thể trẻ sẽ khiến điều đó không xảy ra. Ngay cả những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản cũng được khuyên nên ngủ ở tư thế nằm ngửa. 

Trẻ nên được đặt ở tư thế da kề da với mẹ càng sớm càng tốt ngay sau sinh. Ít nhất là trong giờ đầu tiên. Khi mẹ cần nghỉ ngơi hoặc không thể tiếp tục phương pháp da kề da, trẻ nên được đặt nằm ngửa trong nôi. Mặc dù trẻ sinh non có thể cần phải nằm sấp tạm thời trong giai đoạn điều trị cấp cứu do vấn đề về hô hấp. Trẻ nên được nằm ngửa sau khi các vấn đề được giải quyết. 

Một số trẻ có thể thay đổi tư thế trong lúc ngủ. Nhất là khi trẻ hơn 6 tháng tuổi. Bạn phải luôn đặt trẻ nằm ngửa khi bắt đầu giấc ngủ. Nếu trẻ đã hơn 6 tháng, có thể kiểm soát đầu và thân mình dễ dàng. Trẻ cảm thấy thoải mái ở cả hai tư thế nằm sấp và ngửa. Khi đó, bạn không cần phải đưa trẻ về tư thế nằm ngửa. Trong trường hợp trẻ quá còn quá nhỏ, bạn nên hết sức nhẹ nhàng đưa trẻ về tư thế ngủ nằm ngửa để đảm bảo an toàn. 

2. Không gian ngủ an toàn

Nếu trẻ ngủ gục trên ghế ô tô, xe đẩy hay khi bạn đang ôm trẻ, bạn nên đặt trẻ trên một giường ngủ an toàn ở tư thế nằm ngửa càng sớm càng tốt. Bạn có thể tham khảo các tiêu chuẩn an toàn với sự tư vấn của Bác sĩ. Ví dụ bề mặt nệm phải chắc chắn, vừa vặn với cơ thể trẻ. Không có gì khác nên ở trong nôi ngoại trừ con bạn. Bạn cần chọn nệm có bề mặt cứng, không nên lõm xuống khi trẻ nằm trên đó.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Cách phòng tránh?
Hãy chuẩn bị không gian ngủ an toàn cho trẻ.

Bạn nên chuẩn bị khu vực ngủ của trẻ trong cùng phòng ngủ của bạn. Có thể là trong 6 tháng đầu. Hoặc lý tưởng nhất là trong năm đầu tiên. Hiệp hội nhi khoa Hoa Kì khuyến nghị cha mẹ nên đặt nôi của trẻ chung phòng với họ. Vì nó có thể giảm nguy cơ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh tới 50%. Ngoài ra nó cũng an toàn hơn nhiều so với để trẻ nằm chung giường với bạn. Hơn nữa, việc đặt nôi của trẻ trong phòng ngủ của bạn sẽ giúp bạn dễ dàng cho trẻ ăn, thoải mái khi trông chừng bé.

Chỉ nên đưa trẻ ra khỏi nôi để cho ăn hoặc dỗ dành. Đặt con bạn trở lại trong không gian ngủ của chính trẻ khi bạn cần nghỉ ngơi. Không bao giờ đặt trẻ ngủ trên ghế dài, ghế sofa. Đây là một nơi cực kỳ nguy hiểm cho trẻ trong lúc ngủ.

3. Không nên để trẻ ngủ chung giường với bạn

Để trẻ ngủ chung giường với cha mẹ không được khuyến khích cho bất kỳ trường hợp nào. Một số tình huống có thể khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm hơn. Do đó, bạn không nên ngủ chung giường với trẻ nếu:

  • Con bạn nhỏ hơn 4 tháng tuổi, sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Cha mẹ là người hút thuốc lá (ngay cả khi bạn không hút thuốc trên giường).
  • Bạn đã uống bất kỳ loại thuốc nào có thể khiến bạn khó bị đánh thức dậy.
  • Bạn đã uống rượu.
  • Có nhiều đồ vật mềm như gối hoặc chăn trên giường.

4. Không để bất cứ vật dụng nào trong giường ngủ của trẻ

Giữ các đồ vật mềm hoặc bất kỳ đồ vật nào có thể làm tăng nguy cơ mắc kẹt, siết cổ gây ngạt thở ra khỏi khu vực ngủ của em bé. Chúng bao gồm gối, mền, chăn, đồ chơi hay các sản phẩm tương tự gắn vào giường của trẻ. Nếu bạn lo lắng về việc sợ trẻ lạnh, bạn có thể mặc thêm quần áo ngủ cho trẻ. Hay quấn chăn cuộn bên ngoài cho trẻ. Nói chung, con bạn thường chỉ cần được mặc thêm một lớp so với số quần áo mà bạn đang mặc. 

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Cách phòng tránh?
Không để bất cứ vật dụng nào trong giường ngủ của trẻ

Bạn nên chắc chắn rằng trẻ luôn nằm ngửa khi được quấn tã. Không nên mặc tã quá chặt, Điều này có thể khiến trẻ khó thở hoặc khó cử động vùng hông. 

5. Những yếu tố khác

Trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ bị Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh thấp hơn. Cho con bú ngay cả sau khi trẻ bắt đầu ăn dặm thêm sẽ cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng và sức đề kháng của trẻ.  

Con bạn qua những lần kiểm tra tổng quát sức khỏe và được chủng ngừa cũng là một cách phát hiện những bất thường bệnh lí tiềm ẩn. Tiêm vắc xin được nghiên cứu là có tác dụng bảo vệ chống lại Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể được ngăn ngừa bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, tư thế và không gian ngủ của trẻ là một trong những điều cần lưu ý. Với những lời khuyên trên, hi vọng sẽ giúp bạn có nhiều thông tin bổ ích trong việc trở thành cha mẹ tuyệt vời.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần