Hội chứng Cotard: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thử tưởng tượng một người rõ ràng đang sống lại luôn nói mình đã chết, mình chỉ là hư vô không tồn tại. Hay một tình huống khác là một người bỏ hẳn ăn uống vì nghĩ rằng mình không có dạ dày. Những trường hợp “kì lạ” này khá hiếm thấy và được ghi nhận, nghiên cứu trên toàn thế giới. Các chuyên gia gọi đó là hội chứng Cotard, ảo giác Cotard, hoặc “xác sống biết đi”. Vậy hội chứng này là như thế nào? Nguyên nhân gây ra hội chứng Cotard là gì? Bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Hồng Tú sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

Thế nào là hội chứng Cotard?

Hội chứng Cotard (còn được gọi là hoang tưởng ảo giác Cotard) là một tình trạng tâm thần kinh hiếm gặp. “Căn bệnh” kì lạ này được bác sĩ Jules Cotard mô tả lần đầu tiên vào năm 1882. Người mắc hội chứng Cotard tin rằng họ mất đi các bộ phận cơ thể mình. Thậm chí họ nghĩ mình sắp chết, đã chết. Họ cảm thấy bản thân mình không tồn hại và những thứ xung quanh là hư không. Những người này thậm chí cảm nhận sự mục nát cơ thể từ bên trong, mùi thối rữa của bản thân mình.1

Một số tin rằng mình chỉ là linh hồn, không có thể xác, không biết đau đớn. Trải nghiệm sắp chết hay đã chết chi phối mọi thứ trong cuộc sống. Việc giao tiếp xã hội, chăm sóc bản thân hay ăn uống không còn cần thiết và quan trọng nữa.

Nhiều trường hợp đã được ghi nhận lại trên khắp thế giới. Một người phụ nữ 43 tuổi tin rằng mình chỉ có da và xương, không có não, thần kinh hay ruột. Cô ấy tin rằng Chúa hay ma quỷ đều không tồn tại và mình bất tử nên không cần thức ăn gì cả.2

Hội chứng Cotard: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Người mắc hội chứng Cotard thường nghĩ mình sắp chết hoặc đã chết

Triệu chứng của hội chứng Cotard

Từ khi bắt đầu được mô tả, hội chứng Cotard là một tình trạng hiếm và khá ít nghiên cứu. Tuy nhiên càng về sau, các triệu chứng được ghi nhận và bổ sung nhiều hơn. Qua nhiều nghiên cứu và báo cáo, các triệu chứng được nhận thấy bao gồm:3

  • Hoang tưởng phủ định: là triệu chứng tiêu biểu nhất của hội chứng Cotard. Người bệnh không chỉ phủ nhận bản thân mà còn phủ định thế giới bên ngoài, cho rằng người thân đã chết.
  • Hoang tưởng về sự bất tử: có những trường hợp người bệnh cho rằng mình đã chết nhưng nói rằng anh ta sợ chết, nói rằng mình bất tử (nên không cần chăm sóc, ăn uống).
  • Hoang tưởng tự buộc tội: tự coi mình là kẻ có tội, ma quỷ và nhận sự trừng phạt của thánh thần. Họ nhận thấy sức mạnh bên trong chi phối mình và họ không thể điều khiển bản thân.
  • Rối loạn cảm giác và ảo giác: thường thấy trong trạng thái hoang tưởng. Người bệnh luôn nói dạ dày mình thối rữa, hay não đã bị liệt, cơ thể không có máu.
  • Phản ứng lo lắng: kích động, chống đối, bỏ ăn, tự hại bản thân, tự tử…

Xem thêm: Làm sao phát hiện sớm ý định tự tử?

Theo Berrios và Luque, ảo giác Cotard được phân chia thành 3 kiểu:2

  • Trầm cảm, tâm thần: trầm uất và ảo tưởng hư vô.
  • Cotard tuýp 1: hội chứng Cotard đơn thuần với các biểu hiện ảo tưởng mà không hoặc rất ít các biểu hiện rối loạn trầm cảm.
  • Cotard tuýp 2: hỗn hợp các triệu chứng lo âu, trầm cảm, ảo thanh…
Hội chứng Cotard: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hội chứng Cotard có thể đi kèm trạng thái u uất, rối loạn trầm cảm

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xác sống biết đi”

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng Cotard vẫn chưa được khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy có sự liên quan đến tình trạng bệnh tâm thần kinh vốn có của người bệnh:4

  • Sa sút trí tuệ.
  • Bệnh não do virus hoặc nhiễm độc.
  • Động kinh.
  • Đau đầu Migrain.
  • Đa xơ cứng.
  • Bệnh Parkinson.
  • Đột quỵ.
  • Tụ máu dưới màng cứng.

Ai dễ bị Hội chứng Cotard hơn?

Nhiều ca mắc hội chứng này được báo cáo ở bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm thần và các tình trạng bệnh lý khác chẳng hạn như:4 5

  • Trầm cảm.
  • Lo âu.
  • Tâm thần phân liệt.
  • Rối loạn lưỡng cực ở thanh thiếu niên.
  • Nghiện chất.

Xem thêm: Rối loạn lưỡng cực: Triệu chứng và cách điều trị

Làm thế nào để chẩn đoán một người đang mắc phải ảo tưởng Cotard?

Hiện nay không có phương pháp đặc hiệu để chẩn đoán hội chứng Cotard. Tình trạng này được xem như một diễn tiến của một rối loạn tâm thần kinh khác, không phải một căn bệnh được xếp loại riêng biệt. Vì vậy, để chẩn đoán, bên cạnh các triệu chứng chuyên biệt, các chuyên gia dùng phương pháp loại trừ các bệnh có biểu hiện tương tự.

Điều trị hội chứng Cotard như thế nào?

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này. Để tìm ra con đường phù hợp nhất, cần hiểu biết về tình trạng bệnh và mối liên hệ của nó với các vấn đề tâm thần kinh đang có ở bệnh nhân. Việc xác định đúng loại ảo tưởng Cotard mắc phải, là đơn thuần hay có các rối loạn trầm cảm đi kèm giúp ích nhiều cho việc chữa trị.

Trong phần lớn trường hợp, sự phối hợp nhiều phương thức đưa đến hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân. Các cách hiện tại bao gồm: sốc điện, trị liệu tâm lý và dùng thuốc.4

Sốc điện (ECT)

Liệu pháp sốc điện là một lựa chọn điều trị có hiệu quả. Các xung điện nhỏ đi vào não làm thay đổi các phản ứng hóa học bên trong giúp cải thiện một số triệu chứng bệnh.

Trị liệu tâm lý

Môi trường an toàn, thoải mái giúp người mắc hội chứng Cotard tin tưởng chia sẻ về cảm giác của mình. Thông qua trị liệu trò chuyện, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), họ được hướng dẫn để tìm ra cách suy nghĩ và hành động lành mạnh hơn.

Hội chứng Cotard: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Liệu pháp trị liệu tâm lý bằng cách trò chuyện có nhiều tiềm năng trong việc điều trị hội chứng Cotard

Thuốc

Việc sử dụng thuốc phụ thuộc và tình trạng các rối loạn tâm thần đi kèm. Các loại thuốc có thể được dùng bao gồm thuốc chống loạn thần, thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm.

Hội chứng Cotard là một tình trạng tâm thần hiếm gặp. Càng về sau, các phát hiện và nghiên cứu càng giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách trị liệu. Hiện tại, sốc điện, trị liệu tâm lý và phối hợp với các thuốc tâm thần phù hợp là lựa chọn hiệu quả để điều trị.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai
Vợ chồng bạn đang trong cuộc đua “săn rồng” và dù đã canh ngày rụng trứng để quan hệ nhưng vài tháng trôi qua mà vẫn chưa có tin vui. Bạn băn khoăn
Hình ảnh tin tức Mùa nắng nóng uống rau má đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
Rau má đậu xanh là thức uống giải nhiệt được nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon và cảm giác thanh mát khi thưởng thức. Song việc uống nhiều
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà và làm sao để nhận biết sớm bệnh?
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là bệnh không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn
Hình ảnh tin tức Thức khuya có đau dạ dày không? Tác hại của thức khuya với hệ tiêu hóa
Việc cân bằng công việc, cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ xã hội đôi khi khiến chúng ta phải thức khuya hơn và việc ngủ đủ giấc trở nên “xa xỉ”.
Hình ảnh tin tức 9 cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ tại nhà an toàn, hiệu quả
Phụ nữ đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng là cần tìm ra nguyên nhân chính xác và kịp thời áp dụng