Hiểu về cách phân độ suy hô hấp trong chẩn đoán và điều trị

Hệ hô hấp chịu trách nhiệm cung cấp oxy và loại bỏ carbon dioxide khỏi cơ thể nhằm duy trì hoạt động sống bình thường cho chúng ta. Khi cơ thể không thể thực hiện một hoặc cả hai nhiệm vụ này sẽ dẫn

Hệ hô hấp chịu trách nhiệm cung cấp oxy và loại bỏ carbon dioxide khỏi cơ thể nhằm duy trì hoạt động sống bình thường cho chúng ta. Khi cơ thể không thể thực hiện một hoặc cả hai nhiệm vụ này sẽ dẫn đến suy hô hấp. Dấu hiệu suy hô hấp có thể nhẹ hoặc đe dọa tính mạng. Trong chẩn đoán, người ta thường phân độ suy hô hấp dựa theo nhiều tiêu chí để có hướng tiếp cận điều trị phù hợp.

Vậy, suy hô hấp được phân loại thế nào, có bao nhiêu cấp độ? Cùng tìm hiểu ngay!

Phân loại suy hô hấp theo những tiêu chí nào?

Có nhiều tiêu chí được đánh giá ở bệnh nhân suy hô hấp. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, suy hô hấp cũng được phân loại theo nhiều cách:

  • Theo cách bệnh tiến triển: Xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc tiến triển theo thời gian (mạn tính).
  • Theo áp lực riêng phần của CO2 trong máu động mạch (PaCO2): Thiếu oxy hoặc tăng carbon dioxide.
  • Phân độ suy hô hấp (phân loại theo mức độ):
  • Suy cấp độ 1: Thiếu oxy (khó thở) khi lao động cơ bắp ở cường độ cao mà trước đó cơ thể vẫn thực hiện được dễ dàng.
  • Suy cấp độ 2: Giảm pO2 máu động mạch khi lao động vừa.
  • Suy cấp độ 3: Giảm pO2 máu động mạch khi lao động nhẹ.
  • Suy cấp độ 4: Giảm pO2 máu động mạch ngay cả khi nằm nghỉ.

Phân độ suy hô hấp ở người lớn

Suy hô hấp thường được phân thành hai loại: suy hô hấp do thiếu oxy (loại 1) và suy hô hấp tăng CO2 (loại 2). Ngoài ra, còn có các loại khác bao gồm suy hô hấp liên quan đến phẫu thuật (loại 3) và suy hô hấp do sốc (loại 4) ít gặp hơn.

1. Phân độ suy hô hấp loại 1 – Thiếu oxy

Suy hô hấp loại 1 do thiếu oxy xảy ra khi bạn không có đủ oxy trong máu (giảm oxy máu). Đặc điểm phân biệt của suy hô hấp loại 1 là áp lực riêng phần của oxy (PaO2) < 60 mmHg, áp lực riêng phần của carbon dioxide (PaCO2) bình thường hoặc giảm. 

Bệnh lý tim và phổi là những nguyên nhân phổ biến nhất. Nguyên nhân gây bệnh được chia thành các nhóm sau đây:

  • Giảm thông khí phế nang: xảy ra ở các bệnh nhân COVID-19, viêm phổi, xẹp phổi, giãn phế nang, tắc đường thở cấp tính, tràn khí màng phổi 2 bên, tràn dịch màng phổi, gãy nhiều xương sườn cùng một lúc. Khi nghiêm trọng, tình trạng giảm thông khí phế nang có thể tiến triển thành suy hô hấp loại 2.
  • Áp suất khí quyển thấp: suy hô hấp do độ cao.
  • Khiếm khuyết khuếch tán: Khí phế thũng, bệnh phổi kẽ.
  • Bất thường tỷ lệ thông khí/tưới máu (V/Q): Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim sung huyết, thuyên tắc phổi.
  • Shunt phải – trái (Thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng có dòng chảy tưới máu mà không có thông khí, xảy ra ở phổi khi máu đi từ bên phải của tim sang bên trái mà không tham gia vào quá trình trao đổi khí. Shunt xảy ra khi tỷ lệ V/Q đạt đến 0): Dị dạng động tĩnh mạch, xẹp phổi hoàn toàn, viêm phổi nặng, phù phổi nặng.

Hiểu về cách phân độ suy hô hấp trong chẩn đoán và điều trị

2. Phân độ suy hô hấp loại 2 –  Tăng CO2

Suy hô hấp loại 2 được định nghĩa là sự gia tăng lượng carbon dioxide động mạch (PaCO2) > 45 mmHg với pH < 7,35 . PaO2 có thể bình thường hoặc giảm.

Nếu cơ thể không thể loại bỏ CO2 thì sẽ không có chỗ cho các tế bào máu mang oxy. Nguyên nhân gây suy hô hấp tăng CO2 là suy bơm hô hấp và/hoặc tăng sản xuất CO2, bao gồm các bệnh về tim, phổi, cơ, thần kinh và một số loại thuốc.

  • Suy bơm hô hấp: Việc không thể thông khí có thể xảy ra khi một trong các bộ phận của bơm hô hấp bị hỏng (thành ngực, nhu mô phổi, các cơ hô hấp, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên). Nguyên nhân do:
    • Giảm điều hòa trung tâm: Thuốc an thần (rượu, benzodiazepin, thuốc phiện) và các bệnh về hệ thần kinh trung ương (viêm não, đột quỵ, khối u và chấn thương sọ não).
    • Thay đổi dẫn truyền thần kinh và thần kinh cơ: Bệnh xơ cứng teo cơ một bên, ngộ độc, hội chứng Guillain-Barre, bệnh nhược cơ, bệnh bại liệt, chấn thương tủy sống, uốn ván và viêm tủy cắt ngang.
    • Rối loạn thành ngực và màng phổi: Vẹo ngực, gù vẹo cột sống, căng phồng quá mức, tràn dịch màng phổi lượng lớn, béo phì và phẫu thuật tạo hình lồng ngực.
    • Khoảng chết thông khí: Hội chứng suy hô hấp cấp tính, viêm phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng và tắc mạch phổi. 
    • Bất thường về cơ: Liệt cơ hoành, teo cơ lan tỏa, loạn dưỡng cơ và vỡ cơ hoành.
  • Khoảng chết tăng: Thở nhanh (Tachypnoea)
  • Tăng sản xuất CO2: Xảy ra do sốt, tập thể dục, tăng cường dinh dưỡng, nhiễm trùng huyết và nhiễm độc giáp.
  • Giảm thông khí phế nang tiến triển thành suy hô hấp loại 2.
  • 3. Phân độ suy hô hấp loại 3 – do phẫu thuật

    Đây là một phân nhóm của suy hô hấp loại 1 xảy ra liên quan đến phẫu thuật. Nguyên nhân do:

    • Thuốc gây mê
    • Tư thế nằm ngửa
    • Phản xạ ho
    • Vết mổ bụng trên
    • Cổ trướng
    • Dịch tiết đường thở.

    4. Phân độ suy hô hấp loại 4 – do sốc

    Đây là một phân nhóm của suy hô hấp loại 2 xảy ra do sốc. Sốc là tình trạng gây ra huyết áp thấp, phù phổi và các vấn đề khác làm nhu cầu trao đổi chất vượt quá mức cơ thể có thể đáp ứng dẫn đến suy hô hấp. Nguyên nhân do:

    • Sốc nhiễm trùng
    • Sốt cao
    • Tập luyện quá mức
    • Các biến cố về tim (như đau tim, suy tim)
    • Sốc do mất máu (giảm thể tích tuần hoàn).

    Phân độ suy hô hấp ở trẻ em

    Ở trẻ em, suy hô hấp được phân thành 3 mức độ:

    Độ 1 Độ 2 Độ 3
    Hô hấp Nhịp thở tăng < 30% Nhịp thở tăng 30-50% Nhịp thở tăng > 50%
    Không co kéo Co kéo cơ hô hấp phụ Thở chậm, không đều, ngưng thở
    Tim mạch Nhịp tim nhanh Nhịp tim nhanh Nhịp tim nhanh hay chậm
    Huyết áp tăng Huyết áp tăng Huyết áp tăng hay giảm
    Tri giác Tỉnh Kích thích, li bì Lơ mơ, mê
    Đáp ứng với oxy Không tím với khí trời Không tím khi cho O2 Tím ngay cả khi cung cấp O2
    PaO2 (FiO2=21%) 60-80 40 – 60 < 40
    Đánh giá Còn bù Còn bù Mất bù

    Dấu hiệu suy hô hấp và cách điều trị

    Các triệu chứng suy hô hấp có thể khác nhau ở mỗi cá nhân, gồm:

    • Khó thở
    • Thở nhanh
    • Mệt mỏi
    • Nhịp tim nhanh
    • Ho ra máu
    • Vã mồ hôi
    • Bồn chồn
    • Da nhợt nhạt
    • Da, môi, móng tay tím tái, xanh xao
    • Nhức đầu
    • Nhìn mờ
    • Thay đổi trong ý thức và hành vi.

    Nếu có các dấu hiệu trên, hãy đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. Bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và các kỹ thuật cận lâm sàng như chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi), xét nghiệm khí máu động mạch, xét nghiệm chức năng phổi, X-quang, CT, điện tâm đồ,…  để chẩn đoán, phân độ suy hô hấp và xác định nguyên nhân để điều trị kịp thời.

    Hiểu về cách phân độ suy hô hấp trong chẩn đoán và điều trị

    Các phương pháp điều trị suy hô hấp tập trung vào việc kiểm soát nguyên nhân, cung cấp oxy và điều trị hỗ trợ cho đến khi người bệnh có thể tự thở trở lại.

    Suy hô hấp cấp tính là trường hợp cấp cứu và cần được điều trị ngay. Suy hô hấp mạn tính thường có thể được điều trị tại nhà bằng cách kiểm soát nguyên nhân gây ra bệnh.

    Suy hô hấp là tình trạng phức tạp đến từ nhiều nguyên nhân. Hiểu về cách phân loại tình trạng suy hô hấp theo mức phân độ suy hô hấp, áp lực oxy, carbon dioxide,… có thể giúp bệnh nhân, người thân và nhân viên y tế hiểu hơn về tình trạng bệnh, dễ dàng hơn trong việc tuân thủ điều trị cũng như có các biện pháp chăm sóc phục hồi.

    Read the original article at here.
    Leave your comment

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
    Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
    Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
    “Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
    Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
    Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
    Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
    Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
    Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
    Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như