Hiến tiểu cầu là gì và các thông tin về quá trình thực hiện

Hiến tiểu cầu cũng là một hình thức hiến máu. Đây là hoạt động cao đẹp, góp phần mang lại sự sống cho những bệnh nhân ung thư và người chuẩn bị bước vào một cuộc phẫu thuật lớn. Nếu bạn đang quan tâm

Hiến tiểu cầu cũng là một hình thức hiến máu. Đây là hoạt động cao đẹp, góp phần mang lại sự sống cho những bệnh nhân ung thư và người chuẩn bị bước vào một cuộc phẫu thuật lớn. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy chuẩn bị cho mình những thông tin cần thiết trước khi hiến tặng qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung

Hiến tiểu cầu là gì?

Máu chứa nhiều thành phần khác nhau bao gồm tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu, huyết tương,… Hiến tiểu cầu là hình thức hiến tặng duy nhất thành phần tiểu cầu trong máu thay vì toàn bộ máu như hiến máu thông thường. 

Máu của bạn sẽ được lấy ra ngoài, tách lấy tiểu cầu sau đó trả phần máu còn lại vào cơ thể.

Tiểu cầu là những tế bào giúp cầm máu bằng cách kết tụ lại với nhau tạo thành các nút trong mạch máu (đông máu). Tiểu cầu hiến tặng thường được trao cho những người có vấn đề về đông máu, bệnh nhân ung thư, những người sẽ được cấy ghép nội tạng hoặc phẫu thuật lớn.

Vì cơ thể tạo ra tiểu cầu mới nhanh hơn là hồng cầu nên việc hiến tặng tiểu cầu có thể thực hiện thường xuyên hơn là hiến máu toàn phần.

Hiến tiểu cầu là gì và các thông tin về quá trình thực hiện

Thận trọng

Những điều bạn cần biết trước khi hiến tiểu cầu

Thời hạn sử dụng tiểu cầu hiến tặng chỉ là 5 ngày. Vì vậy, đôi khi, bạn sẽ được mời hiến tiểu cầu thường xuyên hơn. Đơn vị mà bạn chọn hiến tặng sẽ trao đổi trước với bạn vấn đề này sau lần hiến tiểu cầu đầu tiên.

Nhìn chung, việc cho tiểu cầu 2 lần mỗi tuần là an toàn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên hiến thường xuyên 8 ngày một lần và tối đa 24 lần trong 12 tháng.

Bạn nhớ chuẩn bị giấy tờ tùy thân có hình ảnh và mang theo khi đi hiến tiểu cầu.

Hiến tiểu cầu có hại không?

Việc hiến tặng tiểu cầu là an toàn vì tất cả các dụng cụ, kim tiêm tiếp xúc với bạn đều được sử dụng một lần và loại bỏ. Trong khi lấy tiểu cầu, máu được đưa về cơ thể không rời khỏi kim trên cánh tay nên cũng không có nguy cơ trả nhầm máu.

Quy trình

Chuẩn bị trước khi hiến tiểu cầu

Trong vòng 48 giờ trước khi truyền tiểu cầu, bạn nên: 

  • Uống nhiều chất lỏng để giữ nước 
  • Tránh các thực phẩm giàu chất béo, chẳng hạn như đồ chiên xào và thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tiểu cầu
  • Tránh sử dụng thuốc ibuprofen, aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác. Các loại thuốc có chứa paracetamol và codein thì có thể uống bình thường.

Quá trình hiến tiểu cầu diễn ra như thế nào?

Hiến tiểu cầu là gì và các thông tin về quá trình thực hiện

Khi bạn tới địa điểm hiến tặng, nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn hoàn thành khảo sát về tiền sử bệnh, lối sống. Họ cũng đọc cho bạn một số thông tin về việc cho tiểu cầu. Bạn được uống 500ml chất lỏng.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ mời bạn vào phòng riêng để kiểm tra sức khỏe, xem bạn có đủ điều kiện hiến tặng hay không (bao gồm tĩnh mạch và nồng độ sắt trong máu) và tiểu cầu của bạn có an toàn cho người nhận không.

Sau khi xác nhận bạn có thể hiến tiểu cầu được, quy trình sẽ diễn ra như sau:

  • Bạn nằm trên một chiếc ghế dựa, hơi ngả lưng ra sau. 
  • Nhân viên y tế quấn một vòng cao su trên cánh tay để duy trì áp lực nhỏ trong suốt quá trình hiến tặng. 
  • Họ sát khuẩn vùng da nơi đâm kim lấy máu. Kim này được gắn vào một ống nối với máy tách tiểu cầu. 
  • Máu đi qua kim và ống để vào máy. Máy sẽ ly tâm máu để tách tiểu cầu ra và lưu trữ trong một túi riêng. Phần máu còn lại được đưa trở lại cơ thể. Máu được giữ trong bộ ống vô trùng dùng một lần nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn.
  • Trong khi hiến tặng, bạn có thể xem tivi, sử dụng điện thoại, đọc sách hoặc thư giãn. Họ cũng chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ và đồ uống để bạn sử dụng trong suốt quá trình này.
  • Luôn có nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ người hiến tặng, nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc có bất kỳ vấn đề gì, họ sẽ ngừng lấy máu.

Việc hiến một đơn vị tiểu cầu (1 túi) có thể kéo dài trong 90-120 phút.

Điều gì xảy ra sau khi hiến tiểu cầu?

Sau khi việc hiến tặng hoàn tất, kim được rút ra và nhân viên y tế sẽ đeo băng vào cánh tay bạn. Họ nâng ghế lên vị trí thẳng đứng để bạn ngồi dậy.

Bạn chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian ngắn là có thể di chuyển về nhà.

Phục hồi

Phục hồi sau khi hiến tiểu cầu

Hiến tiểu cầu là gì và các thông tin về quá trình thực hiện

Quá trình hồi phục sau khi hiến tiểu cầu rất nhanh, thường trong vòng 48 giờ, cơ thể sẽ tạo ra tiểu cầu mới để thay thế. Để phục hồi tốt hơn, bạn nên:

  • Ăn uống đầy đủ, đa dạng thực phẩm
  • Giữ băng trên cánh tay đúng thời gian hướng dẫn
  • Trong ngày hiến tặng, tránh dùng cánh tay lấy máu để xách hoặc nâng vật nặng, không tập thể dục nặng
  • Không tắm nước nóng sau khi truyền tiểu cầu.

Trong trường hợp bạn thấy không khỏe trong vòng 2 tuần kể từ khi hiến tiểu cầu, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.

Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích và tiếp thêm động lực, giúp bạn bớt lo sợ khi có mong muốn thực hiện hành động hiến tặng cao đẹp.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan