Hạ đường huyết ở trẻ bị tiểu đường type 1: Cha mẹ cần biết điều gì?

Căn bệnh tiểu đường type 1 đôi khi không được phát hiện và quản lý, hậu quả sẽ dẫn đến biến chứng mà trẻ và người thân không lường trước được. Hạ đường huyết chính là một trong những biến chứng cấp tính xảy ra phổ biến nhất với trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1.

Trong bài viết này, NT BacGiang sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân hạ đường huyết ở người bị tiểu đường type 1, cách ngăn chặn tình trạng này.

Nguyên nhân hạ đường huyết ở trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1?

Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường huyết của trẻ giảm dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L). Tuy nhiên, sẽ có trường hợp trẻ có thể cảm thấy ổn với chỉ số đường huyết là 70mg/dL. Nhưng ở những trường hợp khác, trẻ lại có biểu hiện triệu chứng hạ đường huyết khi chỉ số đường huyết trên 70,1mg/dL một ít. Vì thế, bạn cần nắm rõ phạm vi đường huyết của trẻ và đảm bảo mức đường huyết được nằm trong mức ổn định.

Theo một nghiên cứu của PMC được đăng tải vào ngày 01/10/2012, người bệnh tiểu đường type 1 có trung bình 2 lần hạ đường huyết mỗi tuần và một lần hạ đường huyết nặng mỗi năm. Nếu triệu chứng hạ đường huyết không được phát hiện sớm, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như: co giật, mất ý thức…

Để hiểu rõ và quản lý tốt được bệnh thì trước hết, bạn nên nắm được các triệu chứng hạ đường huyết. Các dấu hiệu hạ đường huyết bao gồm:

  • Đổ mồ hôi
  • Đói bụng
  • Chóng mặt và khó tập trung
  • Run rẩy
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Da nhợt nhạt
  • Cáu gắt…

Làm sao để ngăn chặn tình trạng hạ đường huyết ở trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1?

Để giảm thiểu tình trạng xảy ra biến chứng hạ đường huyết, người bệnh và người chăm sóc cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

  • Quản lý tốt bệnh tình: Trẻ cần được giáo dục về bệnh và người thân luôn phải chăm sóc trẻ đúng cách
  • Tự theo dõi lượng đường trong máu
  • Dùng insulin hoặc các loại thuốc khác do bác sĩ kê đơn một cách phù hợp
  • Hiểu rõ lượng đường huyết của trẻ. Đôi khi đường huyết của trẻ ở mức bình thường hoặc cao hơn mức này một ít nhưng vẫn gặp những triệu chứng của biến chứng hạ đường huyết
  • Nắm rõ các nguy cơ của biến chứng hạ đường huyết
  • Thực hiện đúng theo hướng dẫn từ chuyên môn, bác sĩ và gọi hỗ trợ ngay cho những trường hợp khẩn cấp.

Khi trẻ có chỉ số đường huyết thấp hơn so với bình thường và xảy ra các triệu chứng hạ đường huyết, mục tiêu chính là phải đưa được mức đường huyết của trẻ trở lại ngưỡng bình thường. Hãy luôn chuẩn bị cho trường hợp trẻ có thể bị hạ đường huyết bằng cách dự trữ đầy đủ thực phẩm, đồ uống và đường. Khi trẻ đi học, tập luyện thể thao, hoạt động ngoại khóa… hãy luôn chuẩn bị sẵn cho bé đồ ngọt trong túi để kịp thời dùng.

Nếu trẻ bất tỉnh do hạ đường huyết nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu và tiến hành tiêm glucagon theo hướng dẫn của nhân viên y tế, tuyệt đối không tiêm insulin. Hãy chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ khẩn cấp glucagon cho trẻ. Glucagon là một loại hormone làm tăng nồng độ glucose và giữ cho nó không bị giảm xuống quá thấp.

Lưu ý khi trẻ mắc bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết vào ban đêm

Hạ đường huyết ở trẻ bị tiểu đường type 1: Cha mẹ cần biết điều gì?

Trẻ mắc phải bệnh tiểu đường type 1 nếu ăn không đúng bữa hoặc phải chờ quá lâu giữa các bữa ăn, lượng đường huyết sẽ tuột xuống và dẫn đến biến chứng hạ đường huyết. Khoảng thời gian xảy ra biến chứng này thường là vào lúc 12 giờ đêm cho đến 6 giờ sáng. Theo bài nghiên cứu của ADA, biến chứng hạ đường huyết vào ban đêm xảy ra khoảng 2 lần/tháng và đặc biệt nghiêm trọng đối với những trẻ mắc phải bệnh tiểu đường type 1.

Dấu hiệu cho thấy bé đang bị hạ đường huyết vào ban đêm (hoặc trong lúc ngủ) là tình trạng đổ mồ hôi, đau đầu và dễ gặp ác mộng. Vì thế, cha mẹ hãy giúp trẻ quản lý tốt mức đường huyết vào ban đêm bằng cách tiêm insulin cho trẻ đủ liều lượng vào đúng khung giờ bác sĩ quy định.

Những lưu ý khác giúp trẻ tránh được biến chứng hạ đường huyết tiểu đường

Việc luyện tập thể dục thể thao có thể làm cho insulin trẻ sử dụng trở nên hiệu quả hơn. Điều này đồng nghĩa với việc có thể trẻ không cần nhiều insulin trong bữa ăn và mỗi đêm. Khi trẻ có bất kỳ thay đổi nào trong lịch trình, hãy kiểm tra đường huyết nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Việc này sẽ giúp bạn xác định cách điều chỉnh insulin để giảm nguy cơ hạ đường huyết.

Biến chứng hạ đường huyết xảy ra do khá nhiều nguyên nhân, có thể do thức ăn, cường độ tập luyện, lượng insulin tiêm vào cơ thể… Vì thế khi trẻ mắc phải bệnh tiểu đường type 1, tuy là bệnh tình được quản lý tốt nhưng trẻ vẫn có thể gặp phải biến chứng hạ đường huyết vào một thời điểm nào đó. Việc cha mẹ nắm rõ các triệu chứng và có sự chuẩn bị tốt sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu