[Góc giải đáp thắc mắc] Mẹ bầu có được truyền nước không?

“Mẹ bầu có được truyền nước không?” là thắc mắc mà nhiều chị em bầu bí quan tâm trong thời gian mang thai, nhất là ở những mẹ có cơ thể ốm yếu, bị ốm nghén nặng, gặp khó khăn trong việc ăn uống.Truyền

“Mẹ bầu có được truyền nước không?” là thắc mắc mà nhiều chị em bầu bí quan tâm trong thời gian mang thai, nhất là ở những mẹ có cơ thể ốm yếu, bị ốm nghén nặng, gặp khó khăn trong việc ăn uống.

Truyền nước là một phương pháp khá phổ biến để bổ sung thêm nước và chất điện giải cho cơ thể. Những người thường được các bác sĩ chỉ định truyền nước bao gồm người đang bệnh ốm yếu, sốt cao mất nước, suy nhược cơ thể, ở mọi độ tuổi từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi. Thế nhưng, các mẹ bầu có được truyền nước không khi đây là nhóm đối tượng đặc biệt, cần thận trọng khi tiếp nhận bất kỳ phương thức điều trị nào. Mời bạn cùng với Nhà thuốc Bắc Giang tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

Truyền nước có tác dụng gì? Khi nào cần truyền nước?

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc “phụ nữ bầu có được truyền nước không?”, hãy cùng tìm hiểu kỹ càng về việc truyền nước có tác dụng gì, khi nào cần truyền nước?

1. Truyền nước có tác dụng gì?

Truyền nước là quá trình truyền một lượng chất lỏng vào cơ thể qua đường tĩnh mạch để phòng ngừa hoặc điều trị tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải. Việc truyền nước thông thường sẽ bổ sung nước, muối, chất điện giải.

Ngoài ra, việc truyền dịch lỏng qua tĩnh mạch có thể bao gồm các dịch truyền khác, chia thành 4 nhóm chính là:

  • Nhóm 1: Dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng như đạm, axit amin, vitamin, khoáng chất… dùng cho những người mất khả năng ăn uống hoặc sau phẫu thuật.
  • Nhóm 2: Dịch truyền cung cấp nước và chất điện giải dùng cho những trường hợp bị mất nước do tiêu chảy, ngộ độc, sốt cao, nôn mửa…
  • Nhóm 3: Dịch truyền đặc biệt gồm huyết tương, albumin, dung dịch cao phân tử… chủ yếu dùng cho người bệnh cần bổ sung chất cụ thể, bị thiếu máu hoặc dịch tuần hoàn.
  • Nhóm 4: Dung dịch trung hòa kiềm toan sử dụng cho đối tượng bị thừa toan hoặc thừa kiềm.

Bình thường, việc truyền nước thường gặp nhất là truyền nước và chất điện giải, hay còn gọi là truyền nước biển. Các nhóm dịch truyền khác thường dùng khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.

2. Khi nào cần truyền nước? 

Theo các chuyên gia sức khỏe, việc truyền nước hay được dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Bị mất nước do sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa…
  • Rối loạn điện giải
  • Hạ đường huyết
  • Bị thương hoặc bỏng nặng
  • Sau khi phẫu thuật, sau khoảng thời gian dài không thể ăn uống. 

Có thể bạn quan tâm

Truyền nước biển có tác dụng gì? Có mập không? Liệu có nên làm tại nhà? 

Giải đáp thắc mắc mẹ bầu có được truyền nước không? 

[Góc giải đáp thắc mắc] Mẹ bầu có được truyền nước không?

Đến đây hẳn là bạn đã rõ “truyền nước có tác dụng gì? Khi nào cần truyền nước?”. Vậy câu hỏi đặt ra là bà bầu có được truyền nước không?

Trong thời kỳ thai nghén, một số mẹ bầu có triệu chứng nghén nặng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, thậm chí bị rối loạn điện giải. Khi đó, việc truyền nước là một phương pháp giúp bù nước và chất điện giải nhanh chóng.

Vậy nên mẹ bầu vẫn được truyền nước bình thường và không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, việc truyền nước phải được thực hiện bởi các nhân viên y tế có chuyên môn, đảm bảo các nguyên tắc về kỹ thuật truyền dịch và sát khuẩn các dụng cụ tiêm truyền.

Lưu ý, việc truyền nước chỉ là giải pháp để bổ sung nước và chất điện giải nhanh chóng trong trường hợp bị mất nước nặng, không nên dùng thay thế cho việc ăn uống. Nếu tình trạng ốm nghén ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì các mẹ nên cố gắng điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi mà không lạm dụng việc truyền nước. Trường hợp mẹ bầu có các bệnh lý nền khác cần phải trao đổi kỹ càng với bác sĩ để xem có phù hợp truyền nước hay không.

Những lưu ý cho mẹ bầu khi truyền nước 

[Góc giải đáp thắc mắc] Mẹ bầu có được truyền nước không?

Việc truyền nước cho mẹ bầu cũng tiềm ẩn một số rủi ro có thể xảy ra. Sau khi tiêm truyền, một số phản ứng tại chỗ có thể xảy ra tại vị trí truyền nước như sưng, phù nề, đau do lệch vein. Ngoài ra, các tác dụng phụ có khả năng gặp phải gồm dị ứng, rối loạn điện giải, phù toàn thân, suy tim… Nghiêm trọng hơn, mẹ bầu có thể bị sốc phản vệ gây đe dọa đến tính mạng. Do đó, trong và sau quá trình truyền nước, các mẹ cần chú ý theo dõi cơ thể, nếu có các dấu hiệu, triệu chứng bất thường cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Những lưu ý, thận trọng mà các mẹ bầu cần nhớ khi truyền nước là:

  • Không phải khi nào thấy mệt mỏi, mất ngủ cũng cần truyền nước. Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bị ốm nghén nặng, cơ thể suy nhược kéo dài để được kiểm tra và có chỉ định điều trị phù hợp.
  • Không tự ý đi truyền nước tại các phòng khám không uy tín hoặc tự mua dịch truyền về truyền tại nhà.
  • Đảm bảo dây truyền không bị gấp khúc, xoắn trong quá trình truyền. Sát trùng vùng da tiếp xúc với kim truyền.
  • Quan sát dịch truyền, nếu phát hiện thấy tình trạng vón cục, đổi màu thì phải báo cho nhân viên y tế.
  • Chống chỉ định truyền nước cho mẹ bầu đang có các vấn đề sức khỏe như tăng kali huyết, tăng ure huyết, suy thận cấp/ mạn tính, suy tim, toan huyết, suy gan…

    Nhìn chung, việc mẹ bầu có được truyền nước không thì câu trả lời là vẫn được truyền khi có sự đồng ý từ bác sĩ và được thực hiện và theo dõi sát sao bởi nhân viên y tế tại bệnh viện hoặc cơ sở đáp ứng đủ điều kiện truyền dịch. Hãy nhớ, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất một cách tự nhiên thay vì lạm dụng việc truyền nước sẽ là cách tốt nhất đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

    Đọc bài gốc tại đây.
    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
    Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
    Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
    Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
    Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
    Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
    Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
    Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
    Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
    Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan