Giải đáp thắc mắc: Chửa trứng thử que có lên 2 vạch không?

Nhiều cặp đôi thắc mắc chửa trứng thử que có lên 2 vạch không? Tại sao thử que hiện 2 vạch nhưng siêu âm bác sĩ lại kết luận là không mang thai mà là thai trứng? Nếu đang có những băn khoăn như trên,

Nhiều cặp đôi thắc mắc chửa trứng thử que có lên 2 vạch không? Tại sao thử que hiện 2 vạch nhưng siêu âm bác sĩ lại kết luận là không mang thai mà là thai trứng? 

Nếu đang có những băn khoăn như trên, hãy cùng Nhà thuốc Bắc Giang đi tìm lời đáp cho những thắc mắc này bạn nhé!

Chửa trứng là gì? 

Nhiều cặp đôi thắc mắc “chửa trứng thử que có lên 2 vạch không?”, “tại sao thử que 2 vạch nhưng bác sĩ kết luận không mang thai mà là thai trứng? Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu chửa trứng là gì hay mang thai trứng là gì? 

Mang thai trứng là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ xảy ra khi trứng đã được thụ tinh phát triển thành một khối nang (như chùm nho) thay vì một phôi thai như một thai kỳ bình thường. Khi mang thai trứng, trong những tuần đầu, các chị em vẫn có thể có các dấu hiệu mang thai điển hình như một thai kỳ bình thường. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, có hai loại thai trứng: thai trứng toàn phần và thai trứng bán phần. 

Vậy thai trứng có phổ biến không? Các chuyên gia sản phụ khoa ước tính tỷ lệ manbg thai trứng là khoảng 1 ‰ (khoảng 1/1.000 tổng số ca mang thai là thai trứng). 

Giải đáp thắc mắc: Chửa trứng thử que có lên 2 vạch không? 

Giải đáp thắc mắc: Chửa trứng thử que có lên 2 vạch không?

Nhiều cặp đôi thắc mắc chửa trứng thử que có lên 2 vạch không? Tại sao thử que hiện 2 vạch nhưng siêu âm bác sĩ lại kết luận là thai trứng và tư vấn đình chỉ thai kỳ càng sớm càng tốt? 

Thực tế là với tình trạng chửa trứng hay thai trứng, nếu chị em thử que thì que vẫn xuất hiện 2 vạch bởi vì que thử hoạt động dựa trên nồng độ hCG có trong nước tiểu. Hormone hCG được nhau thai sản xuất ra trong thai kỳ. Ở các chị em mang thai trứng, nồng độ HCG cao bất thường, bụng bầu thường to quá mức không tương xứng với tuổi thai.

Xét nghiệm máu có thể phát hiện ra mức độ cao bất thường của hCG và điều này cho thấy là bạn đang mang thai trứng. Do đó, các bác sĩ sản phụ khoa thường đưa ra khuyến cáo: các chị em phụ nữ khi thử thai thấy que hiện lên 2 vạch cần sắp xếp đi khám thai sớm. Việc siêu âm, làm xét nghiệm máu… có thể giúp các bác sĩ xác định rằng bạn đang có một thai kỳ bình thường hay là mang thai trứng. 

Việc phát hiện mang thai trứng kịp thời giúp giảm thiểu các rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ, chẳng hạn như: 

  • Chảy máu âm đạo: Trong một số trường hợp, các mô thai trứng đi sâu vào lớp giữa của thành tử cung, gây chảy máu âm đạo. 
  • Ung thư biểu mô màng đệm: Trong một số trường hợp rất hiếm, thai trứng toàn phần có thể dẫn đến ung thư biểu mô màng đệm. Ung thư biểu mô màng đệm hình thành trong tử cung và có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể và cần được điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị. 
  • Tân sinh nguyên bào nuôi thai kỳ kéo dài: Ở một số trường hợp bị thai trứng hoàn toàn, dù đã được điều trị thì các phần của thai trứng vẫn có thể còn sót lại trong buồng tử cung và tiếp tục phát triển. Đây là tình trạng tân sinh nguyên bào nuôi thai kỳ kéo dài (GTN) và thường được điều trị bằng phương pháp hóa trị hoặc cắt bỏ tử cung (ở những người không có kế hoạch mang thai sau này).
  • Các biến chứng tiềm ẩn khác như: Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tử cung, sốc (huyết áp rất thấp)… 

Bạn có thể quan tâm:

Sau khi điều trị chửa trứng, chị em cần lưu ý những gì? 

Giải đáp thắc mắc: Chửa trứng thử que có lên 2 vạch không?

Nếu bạn mang thai trứng, bác sĩ sẽ chỉ định nong cổ tử cung và hút thai để loại bỏ các mô thai. Nếu mô thai trứng xâm lấn quá sâu vào thành tử cung và bạn không có ý định sinh thêm con, việc phẫu thuật cắt bỏ tử cung có thể được tiến hành. 

Sau khi nạo hút thai trứng, các chị em cần được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ đúng chỉ định tái khám của bác sĩ. Thông thường, sau khi điều trị tình trạng thai trứng, các chị em vẫn phải làm xét nghiệm máu, nước tiểu 2 tuần/lần cho đến khi lượng hCG trở về bình thường. Khi nồng độ hCG đã về mức bình thường, các chị em vẫn phải tiếp tục làm xét nghiệm nước tiểu 4 tuần/lần trong thời gian khoảng 6 tháng, cùng với việc làm các xét nghiệm khác và siêu âm nếu cần thiết để giảm thiểu tối những ảnh hưởng về sau mà thai trứng có thể gây ra.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ mang thai trứng lần nữa, sau khi điều trị, các chị em hãy tránh mang thai lại trong tối thiểu 1 năm. Bên cạnh đó khi có ý định mang thai trở lại, các chị em đừng quên trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung các vitamin trước sinh nhằm giảm thiểu các biến chứng thai kỳ.

Nhà thuốc Bắc Giang hi vọng rằng, những thông tin trong bài viết trên đã giải đáp cặn kẽ cho bạn thắc mắc “chửa trứng thử que có lên 2 vạch không?”, “tại sao thử que hiện 2 vạch nhưng siêu âm bác sĩ lại kết luận là không mang thai mà là thai trứng?”. Đừng quên tham gia Cộng đồng Mang thai trên Nhà thuốc Bắc Giang để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm thai kỳ hữu ích bạn nhé!

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan