Giải đáp: Nước tiểu có váng nguyên nhân do đâu?

Nước tiểu là một sản phẩm đào thải của thận mà thông qua nó, bác sĩ có thể đánh giá một số tình trạng bệnh lý bên trong cơ thể. Thông thường nước tiểu có thể có màu vàng nhạt hoặc không màu nhưng nếu

Nước tiểu là một sản phẩm đào thải của thận mà thông qua nó, bác sĩ có thể đánh giá một số tình trạng bệnh lý bên trong cơ thể. Thông thường nước tiểu có thể có màu vàng nhạt hoặc không màu nhưng nếu xuất hiện tình trạng nước tiểu có váng như váng mỡ thì đây có thể là dấu hiệu cho các vấn đề sức khỏe bất thường.

Vậy tại sao nước tiểu lại có váng hay nước tiểu có váng là bệnh lý gì? Hãy cùng NT BacGiang tìm hiểu ngay qua những thông tin sau đây nhé!

Đi tiểu ra mủ làm cho nước tiểu có váng

Đường tiết niệu bị viêm nhiễm có thể làm gia tăng tế bào bạch cầu đa nhân trung tính trong nước tiểu. Lượng bạch cầu này cùng với xác vi khuẩn và các mô chết sẽ khiến nước tiểu đục, sánh, khi để lâu nước tiểu có váng phía trên và cặn mủ lắng dưới đáy dụng cụ chứa. 

Những nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu có váng do mủ gồm có: 

  • Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (UTIs) bao gồm bệnh lậu, giang mai, nhiễm virus HPV,… là những nguyên nhân hàng đầu gây mủ niệu. 
  • Nhiễm trùng đường tiểu cũng có thể làm cho nước tiểu có váng như váng mỡ đồng thời xuất hiện cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Viêm tuyến tiền liệt thường đi kèm với tình trạng nhiễm trùng niệu đạo, với các triệu chứng như sốt, đau vùng sinh dục, kèm theo tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt. Tình trạng này phổ biến ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt, người lớn tuổi khi thăm khám trực tràng thấy tiền liệt tuyến sưng to và đau. 
  • Viêm bàng quang là bệnh lý gây tiểu ra mủ kèm theo các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, khi siêu âm bàng quang sẽ quan sát thấy vết loét và cặn mủ. 
  • Thận ứ mủ cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu có váng, thường xuất phát từ hội chứng thận ứ nước, nhiễm khuẩn thận, nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc hậu nhiễm trùng huyết.  
  • Tiểu mủ vô khuẩn là tình trạng đi tiểu ra mủ nhưng không tìm thấy vi khuẩn trong nước tiểu, thường gặp do dị vật tắc nghẽn trong bàng quang, sỏi đường tiết niệu không liên quan đến nhiễm khuẩn,… 
  • Giải đáp: Nước tiểu có váng nguyên nhân do đâu?

    Đi tiểu ra protein (đạm niệu)  

    Ở người khỏe mạnh, các phân tử có kích thước lớn như protein thường không có hoặc rất hiếm khi có mặt trong nước tiểu. Vì vậy, đạm niệu thường là một chỉ dấu hữu hiệu cho tổn thương thận, gây ảnh hưởng đến khả năng lọc của cơ quan này. 

    Tiểu ra đạm niệu thường có nhiều bọt, cũng có thể có váng trong các trường hợp tổn thương thận cấp hoặc mạn tính. Nếu có nhiều protein trong nước tiểu thì nếu nhỏ giấm hoặc acid sulfosalicylic vào nước tiểu sẽ có hiện tượng kết tủa, vẩn đục.

    Tình trạng đạm niệu thường xuất hiện trong các trường hợp sau:

    • Người mắc các bệnh lý ở thận như viêm cầu thận cấp và mãn tính, hội chứng thận hư
    • Người bị suy tim
    • Người mắc một số bệnh lý về máu như đa u tủy xương, ung thư máu,…
    • Phụ nữ mang thai nhất là 3 tháng cuối thai kỳ gặp phải tình trạng trong nước tiểu có váng kèm theo tăng huyết áp, phù có khả năng là nhiễm độc thai nghén. Tình trạng này cần được điều trị dự phòng trước, tránh tiền sản giật hoặc chết lưu thai,…
    • Đạm niệu do cơ địa thường gặp ở thanh thiếu niên, dưới 30 tuổi. Khi nằm nghỉ, duỗi thẳng chân thì không có protein trong nước tiểu nhưng nếu đứng lên hoặc đứng quá lâu (trên 1 giờ đồng hồ) thì lại có. Đây là một tình trạng lành tính, sẽ tự hết sau 30 tuổi, không có tổn thương nhưng phải theo dõi chặt chẽ đạm và hồng cầu trong nước tiểu, huyết áp.

    Nước tiểu có váng mỡ do chứa lipid

    Giải đáp: Nước tiểu có váng nguyên nhân do đâu?

    Tiểu ra lipid mà chủ yếu là các acid béo, phospholipide, triglyceride và hầu như không có cholesterol cũng là nguyên nhân nước tiểu có váng mỡ. Tình trạng này thường do: 

    • Hội chứng thận hư do tổn thương màng đáy mao mạch lọc ở thận: Thông thường, một người khỏe mạnh có thể đào thải khoảng 12mg lipid niệu trong 24h. Tuy nhiên trong hội chứng thận hư, lipid niệu có thể lên đến 400-1000mg trong 24h, trong đó bao gồm các thành phần như cholesterol, triglyceride và phospholipide. 
    • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có tổn thương thận.
    • Viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch) có tổn thương thận.
    • Một số bệnh lý khác: đái tháo đường, xơ gan mật, thiểu năng tuyến giáp và suy thận giai đoạn cuối. 
    • Nước tiểu có váng mỡ do lipid niệu cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai ở cuối thời kỳ thai nghén thông thường. 

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Màu sắc nước tiểu báo hiệu gì về vấn đề sức khỏe của bạn?

    Tiểu ra dưỡng chấp 

    Dưỡng chấp (hay dưỡng trấp) là chất lỏng do hạch bạch huyết sản xuất, được trộn lẫn với chất béo nên có màu trắng đục. Khi dưỡng chấp bị rò rỉ vào nước tiểu, nó sẽ làm nước tiểu có màu trắng sữa hoặc màu đục như nước vo gạo và có váng. Ngoài ra, người bệnh đi tiểu nhiều, tiểu khó, tiểu máu, đau lưng dưới, sụt cân, mệt mỏi, ớn lạnh, phù tay chân. 

    Tóm lại, nước tiểu có váng có thể là biểu hiện cho nhiều vấn đề bất thường về sức khỏe, khi gặp phải tình trạng này tốt nhất bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé! 

    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
    Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
    Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
    Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
    Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
    Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
    Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
    Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
    Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
    Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan