Giải đáp: "Bụng yếu" nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện hệ tiêu hóa?

“Bụng yếu” có thể khiến bạn cảm thấy khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn. Vậy, người “bụng yếu” nên ăn gì để cải thiện hệ tiêu hóa, hạn chế các triệu chứng khó chịu? Hệ tiêu hóa đóng

“Bụng yếu” có thể khiến bạn cảm thấy khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn. Vậy, người “bụng yếu” nên ăn gì để cải thiện hệ tiêu hóa, hạn chế các triệu chứng khó chịu?

Hệ tiêu hóa đóng vai trò chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất cho cơ thể. Nếu bị suy yếu, hệ tiêu hóa sẽ giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời khó đào thải độc tố ra ngoài hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần nắm rõ “bụng yếu” nên ăn gì để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Bài viết dưới đây của NT BacGiang sẽ bật mí 11 thực phẩm mà người bị “yếu bụng” nên ăn. 

Các dấu hiệu của “bụng yếu” là gì? 

1. “Bụng yếu” là gì?

Theo các chuyên gia sức khỏe, “bụng yếu” là khái niệm dân gian để chỉ tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng tới việc đi ngoài (có khi bị táo bón, có khi lại bị tiêu chảy và tình trạng này thường có xu hướng nặng dần lên), đau bụng, đầy bụng, xì hơi liên tục, không dám ăn đồ dầu mỡ, đồ tanh….

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kể trên không thường xuyên thì không nguy hiểm và bạn có thể tham khảo các thông tin được tổng hợp trong bài để giảm nhẹ triệu chứng.

2. Triệu chứng

Người bị “yếu bụng” thường có những triệu chứng như:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Ợ chua
  • Đau bụng nhẹ
  • Chướng bụng, khó tiêu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón thất thường… 

Đọc thêm

Viêm dạ dày ruột nên ăn gì, kiêng gì? 7 thực phẩm nên ăn, 5 thực phẩm nên tránh

Giải đáp: “Bụng yếu” nên ăn gì dễ tiêu hóa?

Bạn đang đi tìm câu trả lời cho thắc mắc: “Bụng yếu” nên ăn gì dễ tiêu hóa? Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu thường xuyên bị khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn… bạn có thể thêm các món sau đây vào thực đơn của mình.

1. Sữa chua ít béo

Giải đáp:

Thực phẩm từ sữa có thể không tốt với người bị “yếu bụng”, nhưng sữa chua là một ngoại lệ. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, giúp cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nếu bạn bị “bụng yếu”, hãy tìm mua những loại sữa chua ít chất béo, vì thực phẩm giàu chất béo có thể gây khó tiêu.

2. “Bụng yếu” nên ăn gì? Chuối

Chuối là loại trái cây dễ tìm mua và có giá cả phải chăng. Loại quả này dễ tiêu hóa và còn là một nguồn cung cấp năng lượng, dinh dưỡng tuyệt vời, đặc biệt là các khoáng chất như kali và magiê.

3. Đu đủ và dứa

Cả đu đủ và dứa đều có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa tự nhiên của cơ thể. Các enzyme giúp phân hủy protein dễ dàng có trong hai loại quả này giúp cải thiện triệu chứng táo bón.

4. “Bụng yếu” nên ăn gì? Rau nấu chín

Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Hệ tiêu hóa cần chất xơ để hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên, việc chế độ ăn có quá nhiều chất xơ cũng là một vấn đề với dạ dày. Do đó, thay vì ăn rau sống, các chuyên gia khuyến cáo người có “bụng yếu” nên ăn rau đã nấu chín. Nguyên nhân là vì quá trình nấu giúp phá vỡ các chất xơ này một chút và làm cho thức ăn dễ tiêu hóa hơn một chút.

Bên cạnh đó, hàm lượng magiê có trong những loại rau như rau bina và các loại hạt, đậu nành, bơ… giúp giảm tiết axit clohydric, hỗ trợ kiểm soát độ nhạy cảm của dạ dày. Ngoài ra, đường có trong rau xanh còn là nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn, giúp cân bằng môi trường vi sinh đường ruột.

Đọc thêm

Người bị viêm đường ruột nên ăn và kiêng ăn gì?

5. Nước sốt táo

Giải đáp:

Cả chuối và táo đều chứa một lượng pectin khá lớn, giúp làm dịu dạ dày. Tuy nhiên, thay vì ăn táo, người bị “yếu bụng” nên dùng nước sốt táo để dễ tiêu hóa hơn.

6. “Bụng yếu” nên ăn gì? Cơm trắng

Những thực phẩm nhạt như cơm trắng là một lựa chọn an toàn cho những người “bụng yếu”. Đây là nguồn cung cấp tinh bột không gây khó chịu cho dạ dày, lại ít chất xơ và dễ tiêu hóa hơn gạo lứt.

7. Thực phẩm lên men

Những thực phẩm lên men như trà kombucha, kim chi, cải chua… có chứa men vi sinh tự nhiên, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.

8. “Bụng yếu” nên ăn gì? Gừng

Gừng không chỉ là một loại gia vị mà còn là một thảo dược giúp làm dịu cơn đau dạ dày, “đánh bay” cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, say tàu xe… Chỉ cần thêm một lát gừng vào tách trà nóng là chiếc “bụng yếu” sẽ không còn khiến bạn lo lắng nữa.

9. Ngũ cốc nguyên hạt

Nếu vẫn đang thắc mắc “bụng dạ yếu” nên ăn gì, đừng bỏ qua các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, bánh mì, hạt quinoa… Chất xơ trong ngũ cốc sẽ giúp khắc phục chứng táo bón và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

Đọc thêm

Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và tránh ăn gì?

10. “Bụng yếu” nên ăn gì? Quả việt quất và quả mâm xôi

Giải đáp:

Việt quất và mâm xôi là hai loại trái cây có hàm lượng FODMAP thấp. FODMAP là thuật ngữ được dùng để đề cập đến các loại carbohydrate có thể khó tiêu hóa đối với một số người, dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi và khó chịu. Nếu bạn muốn ăn trái cây sống, có thể ăn chuối, cam, chanh, quả mọng như quả việt quất và quả mâm xôi sẽ là lựa chọn phù hợp vì có thể dễ tiêu hóa hơn một số loại trái cây khác.

11. Nước hầm xương

Nước hầm xương có xu hướng làm dịu và giúp chữa lành những tổn thương bên trong đường tiêu hóa. Điều này là nhờ collagen từ xương động vật và các mô liên kết khác, hỗ trợ chữa lành niêm mạc ruột.

Bạn có thể quan tâm:

“Bụng yếu” không nên ăn gì?

Như vậy là bạn đã biết được người “bụng yếu” nên ăn gì. Vậy, có những thực phẩm nào mà người bị “yếu bụng” nên kiêng không? Dưới đây là những món ăn mà bạn nên tránh xa:

  • Thực phẩm sống: Trái cây, rau củ sống chứa nhiều chất xơ và được biết đến là thủ phạm gây đầy hơi, chướng bụng, khó chịu ở đường tiêu hóa.
  • Thức ăn cay: Capsaicin là một hợp chất có trong ớt, gây khó chịu cho dạ dày của những người bụng yếu, nhất là những người bị trào ngược axit.
  • Thực phẩm gây viêm: Những thực phẩm như thịt và thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều đường, rượu và dầu tinh chế có thể gây viêm và tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa.

Đọc thêm

Viêm dạ dày ruột nên ăn gì, kiêng gì? 7 thực phẩm nên ăn, 5 thực phẩm nên tránh

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được người bụng yếu nên ăn gì và không nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Cách kiềm chế ham muốn ở nam: 4 giải pháp ít ai biết đến!
Nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn nữ giới do sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, ham muốn tình dục cao quá mức có thể gây ra những ảnh
Hình ảnh tin tức Mặt nạ tía tô trị nám: Giải pháp tự nhiên, hiệu quả cho làn da sáng mịn
Nám là tình trạng da liễu phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là các mảng sẫm màu trên da mặt. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng
Hình ảnh tin tức Cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường?
Cholesterol toàn phần là gì và cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường là những thắc mắc thường gặp khi chúng ta nghe về tình trạng mỡ máu cao.
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc]: Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Thai chết lưu có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu như thai không máy trong thời gian dài, chuột rút, chảy máu âm đạo… Vậy thai chết lưu bao lâu
Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào