Gan nhiễm mỡ và những thông tin bạn cần biết

Gan là bộ phận lớn thứ hai trong cơ thể. Gan tham gia vào quá trình trao đổi chất và lọc những chất độc hại khỏi máu. Bệnh gan nói chung và gan nhiễm mỡ nói riêng đang dần phổ biến trên toàn thế giới. Nếu không được giải quyết, gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Trong bài viết này, hãy cùng YouMed tìm hiểu các thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là gì?

Dựa vào khối lượng mỡ trong gan, người ta chia bệnh thành 3 mức độ:

Người bình thường có lượng mỡ trong gan rất thấp (2 – 4% trọng lượng gan). Gan nhiễm mỡ xảy ra khi có quá nhiều mỡ tích tụ trong các tế bào gan (hơn 5% trọng lượng gan).

Gan nhiễm mỡ và những thông tin bạn cần biết
Gan nhiễm mỡ và những thông tin bạn cần biết
Gan bình thường và gan nhiễm mỡ

Độ 1: khối lượng mỡ chiếm 5-10% trọng lượng gan.

Độ 2: khối lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng gan.

Độ 3: khối lượng mỡ chiếm >30% trọng lượng gan.

Nguyên nhân của gan nhiễm mỡ

Có nhiều nguyên nhân gây nên gan nhiễm mỡ đã được xác nhận, bao gồm:

  • Rượu: Ethanol trong rượu gây tăng NADH , là một chất kích thích tổng hợp chất béo tại gan. Hiện nay, rượu là một trong những nguyên nhân gây nên gan nhiễm mỡ thường gặp nhất.
  • Béo phì: người béo phì có lượng chất béo vượt ngưỡng nhu cầu của cơ thể. Các chất béo dư thừa này có thể tích trữ vào gan gây tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Mỡ bụng quá mức: những người có cân nặng trong giới hạn bình thường nhưng có quá nhiều mỡ bụng cũng có thể bị gan nhiễm mỡ.
  • Đề kháng insulin: hormone insuline giúp tế bào lấy glucose (đường) từ máu để tạo năng lượng. Đề kháng insulin là tình trạng cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin. Điều này gây mất cân bằng chuyển hóa mỡ trong cơ thể, dẫn đến tăng lượng mỡ trong gan.
  • Mỡ máu cao: đây cũng là một nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ không do rượu khá phổ biến.

Một vài nguyên nhân gây nên gan nhiễm mỡ ít gặp hơn như mang thai, giảm cân quá nhanh, tác dụng phụ của một số thuốc như Methotrexate, Tamoxifen, Amiodarone…

Gan nhiễm mỡ và những thông tin bạn cần biết
Diễn tiến gan nhiễm mỡ

Các triệu chứng của gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ không có các triệu chứng điển hình. Vì vậy, bệnh thường được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, bạn có thể có các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Nước tiểu vàng sẫm, phân trắng: một số trường hợp có thể do uống ít nước, dùng một số thuốc nên sẽ có hiện tượng nước tiểu sẫm màu. Tuy nhiên, bạn nên đi khám vì có thể chức năng gan bạn đang có vấn đề.
  • Bụng to, đau bụng: lượng mỡ tích tụ trong gan cao sẽ khiến gan tăng kích thước. Khi bụng to lên, có thể bệnh đã tiến triển thành xơ gan. Mặt khác, khi bụng to, tích tụ dịch, chèn ép các cơ quan khác sẽ gây đau bụng, đặc biệt là đau ở hạ sườn phải.
  • Vàng da, vàng mắt: chức năng chuyển hóa mật của gan đang gặp vấn đề, gây tích tụ lại trong máu, dẫn đến vàng da.
  • Ngứa ngáy, mày đay, dị ứng: chức năng gan suy giảm ảnh hưởng đến việc thải độc tố trong cơ thể dẫn đến mẩn ngứa, mày đay.

Điều quan trọng là bạn nên khám sức khỏe định kỳ. Bởi chẩn đoán gan nhiễm mỡ ở giai đoạn sớm là giai đoạn có thể chữa khỏi.

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ bằng cách nào?

Nếu bác sĩ của bạn nghi ngờ bạn bị gan nhiễm mỡ, họ sẽ tiến hành một số thăm khám như:

1. Hỏi bệnh sử

  • Tình trạng bệnh gan của những người trong gia đình.
  • Thói quen sử dụng rượu bia.
  • Bệnh lý hiện mắc, thuốc đang sử dụng.
  • Những thay đổi về sức khỏe gần đây.

2. Khám lâm sàng

  • Bạn sẽ được khám tổng quát, như: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tình trạng vàng da, vàng mắt, xuất huyết dưới da…
  • Khám bụng: bác sĩ sờ hoặc ấn lên bụng của bạn, nếu gan to, họ có thể sẽ cảm nhận được nó.

3. Xét nghiệm máu

  • Xét nghiệm này để đánh giá men gan có tăng hay không. Lưu ý, gan nhiễm mỡ chỉ là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng này. Vì vậy, đây không phải là phương pháp chẩn đoán xác định nhưng rất cần thiết trong việc tìm ra nguyên nhân gây tổn thương gan.
  • Có nhiều xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra lượng mỡ cũng như những vấn đề khác trong gan của bạn như: siêu âm, CT scan, MRI.

4. Sinh thiết

Bác sĩ sẽ gây tê cho bạn. Sau đó, bác sĩ dùng một kim sinh thiết để lấy một mảnh tổ chức gan và đưa đi kiểm tra tế bào học. Đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán cũng như xác định nguyên nhân của bệnh.

Bệnh gan nhiễm mỡ diễn tiến âm thầm, dễ bỏ sót. Nếu có chiến lược phòng tránh cũng như phát hiện và quản lí sớm, bệnh hoàn toàn có thể hồi phục. Các bạn hãy tiếp tục đồng hành cùng YouMed để tìm hiểu các phương pháp điều trị và dự phòng gan nhiễm mỡ một cách hiệu quả và an toàn nhé!

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong