Những lưu ý khi dùng thuốc xịt gây mê Forane (isoflurane)

Thuốc Forane (isoflurane) là gì? Bạn phải dùng thuốc thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Cần lưu ý những điều gì khi dùng thuốc? Hãy cùng YouMed phân tích bài viết dưới đây để hiểu sâu về thuốc Forane (isoflurane) nhé!

Thành phần hoạt chất: isoflurane.

Tên thành phần tương tự: Attane, Isoflurane, Isotroy, Isothesia…

1. Thuốc Forane (isoflurane) là thuốc gì?

Thuốc Forane là biệt dược có chứa isoflurane. Isoflurane là thuốc gây mê được sử dụng:

  • Làm giảm tạm thời hoạt động của cơ thể trung tâm hệ thần kinh, dẫn đến sự mất hoàn toàn cảm giác trong cơ thể, bao gồm cả mất ý thức cho phép phẫu thuật mà không có đau đớn.
  • Giúp bệnh nhân rơi vào một giấc ngủ sâu, không đau (gây mê).
  • Giúp bệnh nhân duy trì giấc ngủ sâu nhưng không gây đau đớn trong quá trình phẫu thuật.

2. Chỉ định dùng thuốc Forane (isoflurane)

Forane

  • Đang mắc phải bệnh nan y, khó cứu chỉ có thể duy trì sự sống trong thời gian ngắn. 
  • Phụ nữ đang chuẩn bị phẫu thuật bắt con vì thai quá lớn, không thể sinh thường.
  • Đang mắc chứng mất ngủ, khó ngủ trong suốt thời gian dài đã sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng vẫn không có tác dụng. 

3. Trường hợp không được dùng thuốc Forane (isoflurane)

  • Dị ứng với isoflurane hoặc dị ứng với bất kì thành phần nào có bên trong thuốc.
  • Không dùng cho bệnh nhân đã từng bị sốt cao ác tính khi gây mê với Forane.

4. Cách dùng và liều dùng thuốc Forane (isoflurane)

4.1. Cách dùng

Trước tiên, lắc bình xịt thật đều trước khi dùng với mục đích để các hoạt chất bên trong được kết hợp với nhau hiệu quả hơn. Sau đó, bạn hãy xịt vào mũi trực tiếp từ 1 cho tới 2 lần.

Ngoài ra, có thể đem thuốc xịt trực tiếp vào không khí, gối, chăn, quần áo,.. nói chung là mọi không gian ở xung quanh tại các nơi có thể ngửi thấy dễ dàng. 

Nếu sử dụng thuốc cho người khác, hãy đảm bảo đứng với khoảng cách an toàn từ 2 cho tới 3 mét. Mặc khác, nếu muốn an toàn hơn tốt nhất là nên nín thở khi xịt hoặc dùng khẩu trang y tế. 

4.2. Liều dùng

Chọn thuốc trên từng đối tượng bệnh nhân. Đánh giá xem khả năng tiết dịch và nhịp tim của người bệnh.

Sự kết hợp của thuốc với oxy hoặc khi phối hợp với oxy và nito oxide thì có thể gây ho, nín thở hoặc gây co thắt thanh quản. Tuy nhiên, có thể tránh được khi sử dụng một liều barbiturat có tác dụng cực ngắn.

  • Liều isoflurane từ 1,5% đến 3% thường được dùng để gây mê trong phẫu thuật từ 7 đến 10 phút.
  • Mức độ gây mê trong phẫu thuật có thể được duy trì với nồng độ 1% đến 2,5% khi sử dụng đồng thời với nito oxide. Tuy nhiên, nếu chỉ kết hợp với oxy thì có thể cần thêm 0,5% đến 1%.
  • Trường hợp nếu cần thêm thư giãn, có thể bổ sung sử dụng thuốc giãn cơ.

5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Forane (isoflurane)

Forane

  • Mệt mỏi hoặc nôn mửa sau khi tỉnh dậy.
  • Tăng nhịp tim và nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim).
  • Phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn, nổi mẩn da hoặc sưng mặt.
  • Hạ huyết áp sau khi dùng, đặc biệt nếu đã dùng thuốc hạ huyết áp.
  • Nồng độ trong máu của một số enzyme và các tế bào máu khác có thể bị thay đổi
  • Xuất hiện tình trạng kích động, mê sảng, thay đổi tâm trạng, suy yếu tinh thần và co giật
  • Gây tăng thân nhiệt ác tính ở một số người (Cần chăm sóc chuyên sâu vì có thể gây đe dọa tính mạng)
  • Ảnh hưởng đến gan đã xảy ra sau khi gây mê bằng Isoflurane từ nhẹ đến nghiêm trọng như gây vàng da, lòng trắng mắt và viêm gan
  • Số lượng bạch cầu trong máu có thể tăng, mức đường huyết có thể tăng Gặp vấn đề về hô hấp hoặc hiếm khi khó thở như tình trạng co thắt phế quản.

Trường hợp hiếm gặp có thể gây tăng kali máu. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra sẽ dẫn đến bất thường về nhịp tim và gây tử vong ở trẻ em trong thời kỳ hậu phẫu. Ngoài ra, có thể tăng nguy cơ tiềm ẩn cũng như bệnh cơ bắp, đặc biệt là bệnh teo cơ Duchenne.

6. Tương tác thuốc với Forane (isoflurane)

  • Isoniazid (điều trị bệnh lao)
  • Thuốc thông mũi (ephedrine)
  • Opioids và thuốc an thần khác
  • Amphetamines (chất kích thích)
  • Các thuốc thuộc nhóm chặn kênh canxi
  • Các tác nhân giao cảm như isoprenaline
  • Nhóm thuốc ức chế MAO không chọn lọc (chống trầm cảm)
  • Thuốc chẹn beta (dùng để điều trị huyết áp cao và một số bệnh tim)

7. Lưu ý khi dùng thuốc Forane (isoflurane)

Một số tình trạng cần lưu ý trước khi dùng thuốc

  • Tăng áp lực nội sọ
  • Có bệnh mạch vành hoặc bệnh tim khác
  • Vàng da, sốt, gan hoặc các vấn đề về máu
  • Huyết áp thấp, lượng máu thấp hoặc bị suy nhược.
  • Co thắt phế quản (thắt chặt phổi và đường thở dẫn đến ho, khò khè hoặc khó thở)
  • Có tình trạng ảnh hưởng đến cơ bắp: bệnh về thần kinh cơ (loạn dưỡng cơ hoặc nhược cơ)
  • Đã từng bị kéo dài khoảng QT hoặc xoắn đỉnh, cũng có thể được liên kết với QT kéo dài.
  • Bệnh nhân đã phản ứng xấu sau khi dùng lsoflurane trước đó hoặc các thuốc gây mê tương tự khác
  • Mắc bất kỳ bệnh nào khác ngoài những bệnh liên quan, chẳng hạn như nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn hoặc tình trạng ảnh hưởng đến cơ bắp.

8. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú 

Nghiên cứu trên chuột đã chứng minh rằng thuốc không ảnh hưởng lên khả năng thụ thai, thai kỳ, lúc chuyển dạ và khả năng sống sót của chuột con. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng phát hiện thuốc có gây nên dị tật bẩm sinh hay không.

Đồng thời chưa có chứng cứ cho thấy mức an toàn của thuốc trên những đối tượng bệnh nhân này. Cũng như chưa có những dự liệu đầy đủ để’ xác định rõ việc sử dụng Forane trong gây mê sản khoa ngoại trừ việc gây mê để’ mổ bắt thai. 

9. Xử trí khi dùng quá liều thuốc Forane (isoflurane) 

Cũng như các thuốc gây mê halogen khác, thuốc có thể gây hạ huyết áp và suy hô hấp. Bạn cần theo dõi chặt chẽ huyết áp và hô hấp của bệnh nhân khi đã dùng thuốc. Các biện pháp hỗ trợ có thể là cần thiết để điều chỉnh hạ huyết áp và suy hô hấp do mức độ quá sâu của gây tê.

10. Cách bảo quản thuốc

  • Không lưu trữ >30°C
  • Giữ bình chứa đóng kín
  • Tránh xa tầm nhìn và tầm với của bọn trẻ
  • Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng mà thông tin sản xuất đã được thể hiện rõ trên bao bì

Trên đây là tất cả những điều cần biết về thuốc Forane. Nhà thuốc Bắc Giang cũng đã lưu ý những điều bạn cần thông tin cho bác sĩ trước khi dùng thuốc. Do đó, nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn hãy gọi ngay bác sĩ chuyên để được tư vấn nhé!

Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên