F0 tại nhà điều trị COVID-19 cần uống thuốc gì?

Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp với chủng Omicron mới. Số lượng người bệnh mắc COVID-19 tăng hàng ngàn ca mỗi ngày. Để có thể tự điều trị an toàn tại nhà, Dược sĩ Phan Tiểu Long sẽ hướng dẫn cho chúng ta điều trị COVID-19 cần uống thuốc gì nhé.

Toa thuốc điều trị COVID tại nhà có gì?

Để trả lời cho câu hỏi “Điều trị COVID-19 cần uống thuốc gì?” trước tiên hãy tìm hiểu toa thuốc điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành. Hiện tại danh mục thuốc điều trị COVID ngoại trú bao gồm 4 nhóm thuốc chính sau đây:1

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau – Paracetamol.
  • Thuốc kháng virus – Favipiravir, Molnupiravir.
  • Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống – Dexamethason, Methylprednisolon.
  • Thuốc chống đông máu đường uống – Rivaroxaban, Apixaban.

Tìm hiểu về danh mục thuốc điều trị COVID tại nhà do Bộ Y tế ban hành qua Inforgraphic dưới đây.

F0 tại nhà điều trị COVID-19 cần uống thuốc gì?
Inforgraphic về toa thuốc điều trị COVID tại nhà

Thuốc hạ sốt, giảm đau chứa hoạt chất Paracetamol1

Có rất nhiều thuốc hạ sốt, giảm đau có chứa hoạt chất paracetamol. Thường thấy là các thuốc như viên uống panadol, viên sủi efferalgan, hapacol, paracetamol tab.500,…

Công dụng

Giảm đau, hạ sốt – triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc COVID. Thuốc dùng để trị triệu chứng bệnh, không có tác dụng diệt virus.

Cách dùng

  • Đối với người lớn: uống 01 viên paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ.
  • Đối với trẻ em: uống paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ. Có thể dùng dạng thuốc bột, thuốc cốm paracetamol thuận tiện cho việc phân liều.

Tác dụng phụ

Gây buồn ngủ (bệnh não gan), dị ứng ở da.

Thận trọng

  • Người bệnh bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Đang có vấn đề về gan.

Lưu ý

  • Người bệnh chỉ nên dùng paracetamol khi cảm thấy đau đầu, sốt > 38,5 độ.
  • Mỗi ngày chỉ được dùng tối đa 4 lần (đối với người lớn và trẻ em).
  • Sốt vẫn còn sau 2 lần dùng thuốc cần báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Xem thêm: Hé lộ 9 lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol

F0 tại nhà điều trị COVID-19 cần uống thuốc gì?
Thuốc paracetamol được sử dụng để hạ sốt, giảm đau, hỗ trợ điều trị triệu chứng do COVID

Thuốc kháng virus chứa hoạt chất Favipiravir, Molnupiravir

Thuốc kháng virus được cho phép điều trị tại nhà có dạng viên uống. Hiện có 2 hoạt chất được phép dùng là Favipiravir và Molnupiravir.

Công dụng

Ngăn chặn quá trình phát triển và khả năng lây lan của virus.

Cách dùng

  • Favipiravir viên 200 mg/ 400 mg. Uống 1600mg/lần x 2 lần/ngày vào ngày đầu, các ngày sau uống 600 mg/lần x 2 lần/ngày. Thời gian điều trị trong vòng 5 đến 7 ngày.2
  • Molnupiravir viên 200 mg/ 400 mg. Uống 800mg/lần x 2 lần/ngày trong vòng 5 ngày.3

Tác dụng phụ

  • Gây chóng mặt, tiêu phân lỏng, buồn nôn.
  • Có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương và sụn.4
  • Thuốc vẫn đang được cập nhật về hiệu quả, tính an toàn.

Video chia sẻ thông tin chi tiết về thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir – Biên tập bởi Dược sĩ Lương Triệu Vĩ

Thận trọng

  • Người bị mẫn cảm với thuốc.
  • Không nên dùng thuốc ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Lưu ý

  • Thuốc chỉ được dùng trong vòng 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm dương tính.
  • Thuốc chỉ được dùng cho người đủ 18 tuổi trở lên.
  • Thuốc chỉ được phát cho người bệnh đang mắc COVID mức độ nhẹ đến trung bình và đang có nguy cơ tiến triển nặng. Bao gồm: người chưa được tiêm vaccine, người lớn tuổi, người đang mắc bệnh nền,…
  • Thuốc không thể thay thế cho vaccine ngừa COVID hiện tại.
  • Thuốc không được dùng để phòng ngừa trước và sau khi mắc COVID.
F0 tại nhà điều trị COVID-19 cần uống thuốc gì?
Thuốc kháng virus COVID chứa hoạt chất Molnupiravir

Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống chứa hoạt chất Dexamethason, Methylprednisolon

Thuốc chống viêm corticosteroid là nhóm thuốc có rất nhiều loại hoạt chất. Hiện nay có 2 hoạt chất được sử dụng để điều trị COVID tại nhà bao gồm Dexamethason và Methylprednisolon.

Công dụng

  • Giảm bớt tình trạng viêm và tổn thương phổi do SARS-CoV-2.
  • Có thể giảm tỉ lệ tử vong ở những người mắc COVID mức độ trung bình đến nghiêm trọng.2

Cách dùng

Sử dụng trong trường hợp bệnh nhân đang chờ chuyển đến cơ sở y tế điều trị COVID. Có 2 loại sau đây:

  • Dexamethason 0,5 mg (viên nén). Liều dùng: 01 viên/lần.
  • Methylprednisolon 16 mg (viên nén). Liều dùng: 01 viên/lần.

Tác dụng phụ

  • Giữ nước, gây sưng ở tay hoặc mắt cá chân.
  • Thay đổi tâm trạng, khó ngủ.
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Khó chịu ở dạ dày, có thể gây nôn mửa, buồn nôn.

Thận trọng

  • Người bị mẫn cảm với thuốc.
  • Người đang mắc các bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày.
  • Người đang bị suy giảm miễn dịch.

Lưu ý

  • Thuốc phải được bác sĩ, y sĩ kê đơn theo quy định tại “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19” do Bộ Y tế ban hành.
  • Người bệnh bị đau dạ dày khi uống kháng viêm này cần uống kèm thuốc dạ dày.
  • Thuốc không được dùng để phòng ngừa trước và sau khi mắc COVID.
  • Thuốc không được dùng để điều trị COVID tại nhà.
F0 tại nhà điều trị COVID-19 cần uống thuốc gì?
Thuốc kháng viêm methylprednisolon được sử dụng trong toa thuốc điều trị COVID

Thuốc chống đông máu đường uống chứa hoạt chất Rivaroxaban, Apixaban

Thuốc chống đông máu đường uống được dùng trong điều trị COVID có 2 loại là Rivaroxaban và Apixaban.

Công dụng

  • Ngăn chặn hình thành cục máu đông trong máu. Dù chưa hiểu biết đầy đủ nhưng SARS-CoV-2 có thể hình thành cục máu đông thông qua tổn thương nội mô, rối loạn đông máu và ứ trệ tuần hoàn.5
  • Có thể giảm tỉ lệ tử vong ở những người mắc COVID mức độ trung bình đến nghiêm trọng.2

Cách dùng

Sử dụng trong trường hợp bệnh nhân đang chờ chuyển đến cơ sở y tế điều trị COVID. Có 2 loại sau đây:

  • Rivaroxaban 10 mg (viên). Liều dùng: 1 viên/lần.
  • Apixaban 2,5 mg (viên). Liều dùng: 1 viên/lần.

Tác dụng phụ

  • Gây chảy máu nhiều ở bệnh nhân đang có nguy cơ.
  • Khó cầm máu.

Thận trọng

Cần thận trọng sử dụng thuốc cho những đối tượng sau:

  • Người bị mẫn cảm với thuốc.
  • Người bệnh đang mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người bệnh đang mắc bệnh về gan.
  • Người bệnh đang có nguy cơ chảy máu cao. Bao gồm: loét dạ dày – tá tràng, đang có chấn thương hoặc chảy máu vùng não, vừa phẫu thuật vùng đầu gần đây,…

Lưu ý

  • Thuốc phải được bác sĩ, y sĩ kê đơn theo quy định tại “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19” do Bộ Y tế ban hành.
  • Thuốc không được dùng để phòng ngừa trước và sau khi mắc COVID.
  • Thuốc không được dùng để điều trị COVID tại nhà.
  • Thuốc nên được điều trị tại cơ sở y tế điều trị COVID để theo dõi nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân.

Xem thêm: Thuốc Rivaroxaban (Xarelto): Điều trị và dự phòng huyết khối

F0 tại nhà điều trị COVID-19 cần uống thuốc gì?
Thuốc chống đông máu đường uống Apixaban trong toa thuốc điều trị COVID

3 tiêu chí đối với F0 được điều trị tại nhà

Sau khi đã biết được điều trị COVID-19 cần uống thuốc gì chúng ta cần biết khi nào F0 được điều trị tại nhà. Sau đây là 3 tiêu chí áp dụng cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà:1

  • Người mắc COVID-19  nhưng không xuất hiện triệu chứng. Hoặc có triệu chứng ở mức độ nhẹ (đau đầu, sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, chảy mũi mệt mỏi, nhức mỏi, tê lưỡi, tiêu chảy, mất mùi, mất vị).
  • Người mắc COVID-19 không có các dấu hiệu thiếu oxy hoặc bệnh viêm phổi. Nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời. Không có dấu hiệu thở bất thường (thở rên, thở khò khè, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở rít ở thì hít vào).
  • Người mắc COVID-19 không mắc bệnh nền hoặc có nhưng đang được điều trị ổn định.

Lưu ý: Người bệnh cần theo dõi sức khỏe 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi chiều. Bao gồm ghi nhận lại các triệu chứng gặp phải, các chỉ số (nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2). Ghi lại các chỉ số vào cuốn sổ tay để thuận tiện cho việc theo dõi.

Xem thêm: Hướng dẫn F0 cách ly tại nhà và 5 đối tượng cần chú ý theo dõi sát

F0 tại nhà điều trị COVID-19 cần uống thuốc gì?
Theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế hồng ngoại

Những dấu hiệu cảnh báo phải chuyển viện cấp cứu kịp thời

Người bệnh cần báo ngay cho người thân đang chăm sóc mình hoặc trạm y tế xã, phường để được xử trí kịp thời khi phát hiện một trong các dấu hiệu sau:1

  • Khó thở, hụt hơi, thở một cách bất thường.
  • Nhịp thở:

Người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút.

Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.

Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.

  • SpO2 ≤ 96% (nếu phát hiện chỉ số SpO2 bất thường, thực hiện đo lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, giữ nguyên vị trí khi đo).
  • Mạch nhanh > 120 lần/phút hoặc mạch chậm < 50 lần/phút.
  • Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác như bó thắt ngực. Cơn đau tăng lên khi hít vào sâu.
  • Thay đổi ý thức: lơ mơ, lú lẫn, rất mệt hoặc mệt lã, ngủ rũ hoặc li bì khó đánh thức,…
  • Tím ở môi, ở đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
  • Ở trẻ em, không thể uống hoặc bú kém, ăn kém. Trẻ bị sốt cao, đỏ mắt, ngón tay sưng phù, nổi hồng ban,…
  • Bất kỳ tình trạng bất ổn nào ở bệnh nhân COVID mà cảm thấy cần báo cho cơ sở y tế.

Hy vọng qua bài viết này, người đọc có thể nắm được điều trị COVID-19 cần uống thuốc gì. Mỗi gia đình biết cách tự theo dõi điều trị và nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm để xử lý kịp thời. Qua đó đảm bảo an toàn trong thời kỳ “sống chung với COVID” hiện nay.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa