Những điều bạn cần biết về thuốc Emzinc trong điều trị tiêu chảy

Thuốc Emzinc là gì? Thuốc Emzinc được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Emzinc trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Kẽm acetate
Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Farzincol, ZinC,…

1. Thuốc Emzinc là gì?

Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất

  • Kẽm Acetate (tương đương Kẽm)…………………………………………20mg

Tá dươc

  • Crospovidone
  • Dibasic calcium phosphate
  • Cellulose vi tinh thể
  • Acesulfame Kali, Natri Bicarbonate
  • Trushil Anise RSNP
  • Colloidal Silicon Dioxide
  • Magnesium Stearate
  • Copovidone.

2. Chỉ định của thuốc

  • Emzinc giúp điều trị tình trạng tiêu chảy kết hợp với uống bù nước.
  • Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định trong điều trị tình trạng thiếu kẽm.

3. Trường hợp không nên dùng thuốc Emzinc

  • Dị ứng với hoạt chất là Kẽm acetate hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức của thuốc Emzinc.

Emzinc

4. Cách dùng thuốc Emzinc hiệu quả

4.1. Cách dùng

  • Thuốc Emzinc được bào chế ở dạng viên và dùng theo đường uống.
  • Nên dùng thuốc với một cốc nước với dung tích vừa đủ.

>> Xem thêm: Hội chứng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh: Nguyên nhân do đâu?

4.2. Liều dùng

  • Để kiểm soát tình trạng tiêu chảy ờ trẻ em < 6 tháng tuổi thì liều khuyến nghị dành cho đối tượng này là 10mg nguyên tố kẽm/ lần/ ngày và chỉ định dùng liên tục trong 10 – 14 ngày.
  • Đối với trẻ > 6 tháng tuổi, để kiểm soát tình trạng tiêu chảy ở độ tuổi này thì liều khuyến nghị là 20mg nguyên tố kẽm một lần/ngày và chỉ định dùng liên tục trong 10 – 14 ngày.

5. Tác dụng phụ

  • Vẫn chưa có báo cáo về  các triệu chứng bất thường cũng như các tác động không mong muốn khi dùng với  liều khuyến nghị 10 mg/ngày ở trẻ < 6 tháng tuổi và 20mg/ngày ở trẻ > 6 tháng khi dùng riêng hoặc dùng Emzinc chung với vitamin hoặc muối bù nước ở bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng hoặc những người nhiễm vi rút do suy giảm miễn dịch.
  • Tuy nhiên, cần thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Emzinc

Dưới đây là một số thuốc có tương tác với Emzinc trong quá trình sử dụng:

  • Thuốc bổ sung sắt và Canxi tetracycline.
  • Các hợp chất chứa phospho.
  • Tetracycline.
  • Fluoroquinolone.
  • Với thực phẩm: Nghiên cứu cho thấy việc dùng đồng thời Kẽm với thức ăn đựợc thực hiện ở người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy thức ăn làm chậm hấp thu Kẽm (bao gồm bánh mì, trứng luộc, cà phê và sữa).
  • Ngoài ra, những hợp chất trong thực phẩm, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và có xơ, bám vào Kẽm và ngăn không cho nó vào tế bào ruột.
  • Tuy nhiên, protein dường ít gây cản trở nhất.

7. Những lưu ý khi dùng thuốc Emzinc

  • Kẽm là một tác nhân kháng đồng và giống với tất cả các tác nhân kháng đồng khác khi tiến hành điều trị với kẽm acetate sẽ có nguy cơ thiếu đồng. Điều đó đặc biệt có hại cho trẻ em vì đồng cần thiết cho tăng trưởng bình thường và sự phát triển tinh thần.

8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt

8.1. Lái xe và vận hành máy móc

  • Cho đến hiện tại vẫn chưa có ghi nhận về tình trạng đau đầu, chóng mặt hay buồn ngủ khi điều trị.
  • Do đó, có thể sử dụng thuốc trên các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc này.

8.2. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú

  • Phụ nữ có thai:
    + Nghiên cứu thực hiện trên phụ nữ có thai không cho thấy rằng Kẽm acetate tăng nguy cơ bất thường ở thai nhi nếu dùng trong ba kỳ khi mang thai.
    + Nếu thuốc này được dùng khi đang mang thai, khả năng có hại cho thai nhi rất nhỏ.
    + Bởi vì các nghiên cứu không loại bỏ được khả năng gây nguy hại, tuy nhiên chỉ nên sử dụng Kẽm acetate trong khi mang thai khi thật sự cần thiết.
  • Phụ nữ cho con bú:
    + Kẽm được bài tiết vào sữa mẹ.
    + Vì vậy, nên tránh cho con bú trong khi điều trị với Kẽm acetate.
Emzinc
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp cần sử dụng thuốc.

>> Tham khảo bài viết: Sử dụng thuốc khi mang thai có an toàn không?

9. Xử trí khi quá liều Emzinc

  • Quá liều đường uống cấp tính với muối Kẽm vô cơ ở người được báo cáo hiếm khi xảy ra.
  • Trong trường hợp quá liều, kẽm chưa đựợc hấp thu nên loại bỏ khỏi dạ dày bằng cách rửa dạ dày càng nhanh càng tốt.
  • Nên đo mức huyết tương của kẽm, điều trị bằng cách tạo phức chelat với kim loại nặng nên được xem xét nếu mức huyết tương của Kẽm được nâng cao rõ ràng (> 1000pg/dl).
  • Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào của nhiễm độc nên được điều trị khi có chỉ định lâm sàng.

10. Xử trí khi quên một liều Emzinc

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

11. Cách bảo quản

  • Để thuốc Emzinc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Emzinc ở nơi ẩm ướt
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Emzinc. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!