Đường hô hấp dưới và một số bệnh thường gặp ở trẻ

Đường hô hấp bắt đầu từ mũi đến phế nang trong phổi. Đường hô hấp được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Không khí từ môi trường bên ngoài theo đường dẫn khí tiếp xúc với màng phế nang. Trong quá trình dẫn khí, khí hít vào được làm ấm, ẩm, lọc nhờ hệ thống đường hô hấp trên. Hệ thống đường hô hấp dưới tiếp tục dẫn khí đến phế nang, thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí. Trong đó, đường hô hấp dưới gồm khí quản, phế quản và phổi.

1. Cấu tạo của đường hô hấp dưới

Đường hô hấp dưới và một số bệnh thường gặp ở trẻ
Đường hô hấp dưới

1.1. Khí quản

Khí quản tiếp với thanh quản và nằm trên đường giữa. Đây là một ống dẫn khí nằm ở cổ và ngực, gồm 16 đến 20 sụn khí quản. Ở người trưởng thành, khí quản dài khoảng 12 cm, đường kính khoảng 2,5 cm. Có thể co giãn 50% chiều dài, đường kính trung bình của khí quản thay đổi theo độ tuổi. Sụn khí quản hình chữ C nối nhau bởi dây chằng vòng, đóng kín phía sau bởi cơ trơn. Các cơ giúp nâng đỡ, vòng sụn không bị xẹp xuống khi thay đổi áp suất không khí lúc hít vào, thở ra.

Cấu tạo các lớp

Chủ yếu bởi lớp sụn trong. Bên ngoài có lớp mô liên kết thưa bao phủ, trong cùng là niêm mạc.

Mạch máu và thần kinh

Nhánh khí quản của động mạch giáp dưới, động mạch giáp trên và động mạch phế quản cấp máu cho khí quản.

Tĩnh mạch: các tĩnh mạch của khí quản đổ vào tĩnh mạch 2 bên, dẫn về đám rối tĩnh mạch kế cận tĩnh mạch tuyến giáp.

Thần kinh: chi phối bởi hạch giao cảm cổ và các thần kinh quặt ngược thanh quản.

Chức năng của khí quản

Dẫn không khí ra vào, làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí giống như đường hô hấp trên. Đồng thời, nó giúp làm tăng trao đổi khí ở phổi.

1.2. Phế quản

Đoạn cuối khí quản đến đốt sống ngực 4 hoặc 5 chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái. Hai phế quả chính hợp với nhau thành góc 70°. Phế quản chính phải to hơn, chếch hơn và ngắn hơn phế quản chính trái. Do đó, dị vật đường thở thường rơi vào phế quản chính phải.

Cấu tạo: phế quản gồm một lớp sợi sụn, một lớp cơ mỏng, trong cùng là lớp niêm mạc.

Đường hô hấp dưới và một số bệnh thường gặp ở trẻ
Hình ảnh mô tả phế quản

1.3. Tiểu phế quản

Khi phế quản vào phổi, chúng bắt đầu phân nhánh nhỏ xa hơn, thành các đường dẫn khí nhỏ.

Phế quản có hình nhánh cây, có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại.

Sự phân chia của cây phế quản: phế quản chính – phế quản thùy – phế quản phân thùy – phế quản hạ phân thùy – phế quản tiểu thùy – tiểu phế quản tận cùng.

1.4. Phổi – phế nang

Phổi là cơ quan có nhiệm vụ chính là trao đổi khí từ môi trường bên ngoài đưa vào qua hệ thống đường dẫn khí và máu trong hệ thống động mạch phổi. Sự trao đổi khí này hình thành vòng tiểu tuần hoàn trong cơ thể.

Phổi nằm trong lồng ngực, áp sát thành ngực cùng với màng phổi. Có phổi trái và phổi phải. Khoảng không gian bên trong giữa hai phổi gọi là trung thất. Trung thất chứa tim, các mạch máu lớn từ tim, thực quản, tuyến ức… Mỗi phổi có hình nón gồm một đáy, một đỉnh, hai mặt và hai bờ. Đáy phổi có dạng vòm, áp sát lên vòm hoành, ngăn giữa phổi và các bộ phận trong ổ bụng như gan, dạ dày, lá lách… Đỉnh phổi ngang mức đầu sau xương sườn I, phía trước trên phần trong của xương đòn khoảng 3 cm. Hai mặt (sườn, trung thất), 2 bờ (trước, dưới) được bao bọc bởi xương sườn xung quanh.

>> Tìm hiểu thêm về cơ quan này: Phổi: Cơ quan quan trọng của cơ thể mà bạn cần biết.

Phổi được bao bọc bởi hai màng mỏng gọi là màng phổi. Màng này tiết dịch nhờn cho phép phổi di chuyển tự do trong khoang màng phổi. Điều này giúp phổi có thể co giãn trong quá trình hít vào, thở ra.

Phổi được cấu tạo bởi các thùy. Đơn vị cấu tạo cuối cùng của phổi là các phế nang. Thông thường, phổi phải to hơn phổi trái. Phổi phải chứa 3 thùy, phổi trái chỉ chứa 2 thùy, cho phép có chỗ cho tim.

Chức năng

Chức năng chính của phổi là trao đổi khí, đem O2 từ không khí vào tĩnh mạch phổi và CO2 từ động mạch phổi ra ngoài. Máu vận chuyển oxy trong phổi cung cấp cho tim, đồng thời bơm oxy đến các tế bào khắp cơ thể. Phổi cũng nhận máu có oxy từ tim để thực hiện hô hấp tế bào. Trung bình, phổi chứa được 6 lít không khí, nhưng chỉ một phần nhỏ được sử dụng thở bình thường. Phổi cũng là nơi lưu trữ máu và lọc một số độc tố trong máu.

1.5. Phế nang

Là đơn vị cấu tạo cuối cùng của phổi, được các mao mạch phổi bao bọc như một mạng lưới có chức năng thực hiện quá trình trao đổi khí. Phế nang là những túi nhỏ nằm thành từng cụm, được gọi chung là các túi phế nang.

Mỗi phế nang như một cái túi nhỏ rất mỏng manh. Chiều dày trung bình của lớp màng phế nang mao mạch này là 0,6 mm, nơi mỏng nhất là 0,2 mm. Không khí từ nhánh tận cùng của cây phế quản là các ống phế nang. Từ ống phế nang có các túi phế nang và đến các phế nang. Bề dày của lớp màng phế nang mao mạch không đáng kể. Vì vậy, trong tình trạng bình thường, khuếch tán và cân bằng rất nhanh.

Đường hô hấp dưới và một số bệnh thường gặp ở trẻ
Cấu tạo phế nang

Hai lá phổi có thể chứa khoảng 700 triệu phế nang. Diện tích tiếp xúc giữa phế nang và mạch máu là khoảng 70 – 90 m2.

Cơ chế trao đổi qua màng phế nang – mao mạch: là hiện tượng khuếch tán khí hoàn toàn thụ động.

2. Một số bệnh đường hô hấp dưới thường gặp

Viêm đường hô hấp dưới là tình trạng nhiễm khuẩn một trong các cơ quan của đường hô hấp dưới.

Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm thay đổi thời tiết, thường vào mùa thu đông. Triệu chứng kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần trong năm, đặc biệt là ở trẻ em.

2.1. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường hô hấp dưới ở trẻ

  • Virus: rhino, corona, cúm, virus hợp bào hô hấp RSV… Có đến hơn 200 virus gây ra bệnh ở trẻ.
  • Vi khuẩn: Streptococcus, Staphylococcus aureus…Trẻ bắt buộc phải sử dụng kháng sinh.

Có đến 90% bệnh do virus gây ra và ít khi biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch của trẻ đang suy yếu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công.

  • Nhiễm nấm Mycoplasma: thường có biểu hiện của cả 2 loại nhiễm do virus, vi khuẩn.
  • Các nguyên nhân vật lý khác: khói thuốc lá, bụi, hóa chất, các chất gây dị ứng, ô nhiễm không khí…
  • Biến chứng của viêm đường hô hấp trên.
Đường hô hấp dưới và một số bệnh thường gặp ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đường hô hấp dưới

2.2. Phân loại

  • Cấp tính: nhiễm khuẩn cấp, khởi phát nhanh, diễn tiến trong thời gian ngắn, không có tiền sử nhiễm tác nhân đó trước đây.
  • Mãn tính: bệnh hay tái phát nhiều lần, điều trị kéo dài.

2.3. Viêm khí quản

  • Là một bệnh thường gặp, do vi khuẩn, virus, hạt bụi siêu nhỏ, khí độc.

2.4. Viêm phế quản

  • Phế quản bị tắc nghẽn do niêm mạc phế quản bị kích thích phồng lên, tăng tiết dịch nhầy.
  • Niêm mạc phế quản bị nhiễm khuẩn và viêm cấp kéo dài < 30 ngày.
  • Bệnh dễ tái lại nhiều lần, chuyển sang mạn tính, kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

2.5. Viêm tiểu phế quản

  • Xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Tác nhân xâm nhập gây tổn thương, viêm trực tiếp các phế quản nhỏ và tiểu phế quản.
  • Gây phù nề, tăng tiết dịch, tế bào mô bong ra dẫn đến tắc nghẽn đường thở nhỏ, xẹp phổi.
  • Các tiểu phế quản chưa phát triển hoàn thiện, những tác nhân bên ngoài dễ xâm nhập và gây bệnh.
  • Kết quả tích tụ chất nhờn trong đường hô hấp, gây khó thở.

2.6. Viêm phổi

  • Phổi bị tổn thương sẽ khiến quá trình trao đổi khí gặp khó khăn.
  • Trẻ có thể bị suy hô hấp và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm phổi do các tác nhân gây bệnh trực tiếp hoặc biến chứng của các bệnh đường dẫn khí trên.
Đường hô hấp dưới và một số bệnh thường gặp ở trẻ
Phổi bị viêm

2.7. Lao phổi

  • Lao phổi là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất.
  • Nguyên nhân chính là do lối sống không hợp lý, tạo điều kiện cho trực khuẩn lao gây bệnh ở phổi.
  • Thông thường không có triệu chứng rõ ràng.
  • Điển hình ở người mắc bệnh là ho đờm lẫn máu, kèm mệt mỏi, chán ăn, đau ngực khó thở…
  • Tỉ lệ kháng thuốc của vi khuẩn lao hiện nay rất cao nên cần tiêm phòng lao cho trẻ em.

3. Triệu chứng ở trẻ viêm đường hô hấp dưới

  • Khàn giọng, khó nói: đây là dấu hiệu bệnh liên quan đến khí quản.
  • Ho khan, vài ngày chuyển ho có đờm, nặng tức ngực: biểu hiện viêm phế quản.
  • Khó thở, thở khò khè, thở rít, thở gấp: biểu hiệu của viêm tiểu phế quản.
  • Đau ngực khi hít sâu, ho khạc đờm, ho ra máu, thở nhanh: triệu chứng của viêm phổi.
  • Bị nghẹt hoặc chảy nước mũi.
  • Sốt, nguyên nhân do vi khuẩn: trẻ thường sốt > 38,5°C, sốt dai dẳng.
  • Đau họng.
  • Đau đầu âm ỉ.
  • Kém ăn, mệt mỏi.
  • Da tím tái trong trường hợp nhiễm trùng nặng.
Đường hô hấp dưới và một số bệnh thường gặp ở trẻ
Trẻ khó thở, ho khan khi bị viêm đường hô hấp dưới

4. Những biến chứng nguy hiểm thường gặp 

  • Suy tim, suy hô hấp, giảm oxy máu, hôn mê.
  • Ngừng hô hấp.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Áp-xe phổi.

Khi nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Sốt cao liên tục, kéo dài trên 3 ngày.
  • Có vấn đề về đường thở: khò khè, thở nhanh, khó thở hoặc đau ngực.
  • Ho nhiều kéo dài hơn 3 tuần hoặc ho ra máu: đờm sẫm màu, có màu rỉ sét.
  • Rối loạn tri giác: lừ đừ, có biểu hiện nhầm lẫn…
  • Bệnh về đường hô hấp tái phát nhiều lần hay bệnh kéo dài, đặc biệt là viêm phế quản.

5. Khả năng lây lan của viêm đường hô hấp dưới

  • Đây là bệnh có khả năng lây lan cao.
  • Khi nói chuyện, ho, hắt hơi, mầm bệnh trong nước bọt sẽ bắn ra bám vào những người xung quanh và lây bệnh.

6. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp dưới

  • Hạ sốt cho trẻ đúng cách: thuốc hạ sốt và khăn ướt 37°C.
  • Hướng dẫn trẻ che miệng khi ho hoặc hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy che miệng.
  • Không tự ý sử dụng kháng sinh, cần khám và kê toa của bác sĩ nhi.
  • Vẫn tiếp tục duy trì sử dụng kháng sinh đủ liều kê toa, kể cả khi triệu chứng đã giảm để điều trị dứt điểm.
  • Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối nhạt ấm.
  • Nhận biết các dấu hiện nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Đường hô hấp dưới và một số bệnh thường gặp ở trẻ
Chỉ uống thuốc theo toa của bác sĩ

7. Phòng ngừa các bệnh đường hô hấp dưới 

  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để diệt trừ vi khuẩn.
  • Môi trường xung quanh trẻ tránh khói thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mầm bệnh. Đặc biệt, trong mùa dịch không nên đưa con đến những nơi công cộng nhiều.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường và nơi nhiều khói bụi, khí độc.
  • Không hút thuốc lá trong nhà và nơi công cộng.
  • Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh đường hô hấp dưới.
  • Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh, đặc biệt là ở cổ, ngực, mũi.
  • Cần bổ sung thực phẩm nhằm tăng cường sức đề kháng, uống nhiều nước, ăn đủ chất dinh dưỡng.
  • Hoạt động thể chất để nâng cao sức đề kháng tự nhiên.

Viêm đường hô hấp dưới là một bệnh khá phổ biến. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và nâng cao sức đề kháng tự nhiên. Bố mẹ cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa bệnh để bảo vệ trẻ tốt nhất.

Bác sĩ Đoàn Thị Hoài Trang

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm
Hình ảnh tin tức Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã
Hình ảnh tin tức Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ
Trong những ngày oi bức, một ly nước rau má mát lạnh hoặc một chén canh rau má tôm tươi có thể giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả. Nhờ có đặc tính hàn