Dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn có thực sự hiệu quả?

Trong Đông y ngoài công dụng chữa trị một số bệnh về xương khớp, gan, tim, đường huyết… thì cây mâm xôi còn được biết đến với công dụng vô cùng đặc biệt là chữa hiếm muộn. Vậy thực hư của công dụng

Trong Đông y ngoài công dụng chữa trị một số bệnh về xương khớp, gan, tim, đường huyết… thì cây mâm xôi còn được biết đến với công dụng vô cùng đặc biệt là chữa hiếm muộn. Vậy thực hư của công dụng này như thế nào? Hiệu quả từ việc dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn có đúng như lời đồn? 

Hãy cùng Nhà thuốc Bắc Giang tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé! 

Cây mâm xôi có tác dụng gì?

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc “dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn có thực sự hiệu quả?”, hãy cùng Nhà thuốc Bắc Giang tìm hiểu xem cây mâm xôi có tác dụng gì đối với sức khỏe tổng thể.

Theo y học cổ truyền, quả mâm xôi (phúc bồn tử) phơi khô vị ngọt chua, tính bình, có công dụng bổ can thận, sáp niệu, trợ dương, cố tinh, minh mục. Do đó, loại thảo dược này thường được dùng để điều trị các chứng như liệt dương, di tinh, muộn con, lao lực, thị lực kém… 

Lá, cành và rễ cây mâm xôi có vị ngọt, nhạt và tính bình. Công dụng là hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ, chỉ huyết, kích thích tiêu hóa, giúp tăng cảm giác ngon miệng.

Cây mâm xôi chữa hiếm muộn: Lời đồn này có chính xác? 

Từ lâu, trong dân gian đã dùng cây mâm xôi như một vị thuốc để điều trị các vấn đề liên quan đến hiếm muộn – vô sinh cho cả nam và nữ. Cụ thể như sau: 

1. Đối với nữ 

Theo kinh nghiệm dân gian, cây mâm xôi mang lại công dụng trong việc điều trị hiếm muộn cho nữ và tăng độ dày của niêm mạc tử cung. Việc sử dụng cây mâm xôi chữa hiếm muộn dưới dạng trà hay thuốc sắc uống hàng ngày có thể cải thiện tình trạng niêm mạc mỏng và giảm các vấn đề liên quan đến hiếm muộn.

  • Cải thiện sức khỏe tử cung: Lá mâm xôi có chứa fragrine, một loại alkaloid giúp làm săn chắc cơ vùng chậu và tử cung. Việc đảm bảo sức khỏe tử cung giúp giảm nguy cơ sảy thai.
  • Tăng khả năng mang thai: mâm xôi đỏ còn chứa phyto-progesterone, giúp tăng nồng độ progesterone từ đó có thể làm tăng khả năng mang thai. Progesterone cũng có tác dụng nuôi dưỡng tử cung và giúp làm dày niêm mạc tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng sau khi thụ tinh có thể làm tổ và phát triển thành thai nhi. 
  • Hỗ trợ quá trình sinh nở: Đối với phụ nữ đang mang thai ở những ngày cuối thai kỳ, việc sử dụng trà lá mâm xôi với lượng phù hợp có thể đem lại công dụng hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Một số ý kiến cho rằng việc sử dụng trà lá mâm xôi sau sinh còn có thể giúp tăng lượng sữa mẹ. 
Cây mâm xôi cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh, giảm mức độ nghiêm trọng của chảy máu và chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt, giảm triệu chứng mãn kinh.

2. Cây mâm xôi chữa hiếm muộn cho nam 

Dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn có thực sự hiệu quả?

Theo y học cổ truyền, việc tiêu thụ quả mâm xôi có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị chứng liệt dương hoặc suy giảm ham muốn, hỗ trợ cải thiện chất lượng tinh trùng. Nguyên do là trong quả mâm xôi có các dưỡng chất thiết yếu như magie, kẽm, các vitamin E và C… nên có lợi cho sức khỏe sinh lý nam giới. Cụ thể như sau:

  • Vitamin C là dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe tinh trùng, bảo vệ tinh trùng khỏi nguy cơ stress oxy hóa. 
  • Magiê tham gia vào quá trình sản xuất testosterone. 
  • Kẽm giúp cải thiện tình trạng tinh trùng yếu, giảm nguy cơ vô sinh. Hàm lượng khoáng chất kẽm có trong quả mâm xôi không thua kém so với lá và được cơ thể hấp thu dễ dàng. 
Nhờ hàm lượng vitamin C cao mà việc tiêu thụ cây mâm xôi có công dụng cải thiện sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ tinh trùng khỏi nguy cơ stress oxy hóa. 

Cách sử dụng, liều lượng và lưu ý khi dùng cây mâm xôi 

Dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn có thực sự hiệu quả?

1. Cách sử dụng

Việc dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau lá, cành cây hay quả.

  • Quả: Có thể dùng quả mâm xôi tươi hay khô, chế biến thành mứt hay ngâm rượu.
  • Cành, lá, rễ: Có thể sử dụng dưới dạng trà hay thuốc sắc. Bạn có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được nhưng cầm tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y để tránh “lợi bất cập hại’. 

2. Liều lượng

Tùy vào từng bài thuốc và thể trạng của người dùng mà liều lượng sử dụng cây mâm xôi hay quả mâm xôi cũng có sự khác nhau. Liều lượng tham khảo: 

  • Quả: Bạn có thể ăn trực tiếp hay chế biến thành các món ăn khác nhau. Lượng ăn khuyến nghị là 10 – 30g. 
  • Cành và lá: Mỗi lần chỉ cần khoảng 30 – 40g cành và lá khô nấu cùng với khoảng 800ml – 1l nước lọc. Đun sôi khoảng 10 – 15 phút, lọc bỏ xác, dùng thay thế nước lọc hàng ngày.

3. Thời điểm sử dụng

Nhiều cặp đôi thường thắc mắc khi nào nên bắt đầu uống trà cây mâm xôi chữa hiếm muộn? Câu trả lời là bạn có thể bắt đầu dùng loại trà này trước khi bắt đầu chu kỳ rụng trứng và có thể tiếp tục dùng trong suốt chu kỳ. Lưu ý là bạn nên dùng ít nhất là 3 tháng trước khi có kế hoạch thụ thai.

Tham khảo các bài thuốc dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn 

Dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn có thực sự hiệu quả?

1. Chữa tắc vòi trứng

Tắc ống dẫn trứng (tắc vòi trứng) là tình trạng ống dẫn trứng bị chít hẹp lại gây cản trở đường đi của tinh trùng hay của trứng về buồng tử cung. Điều này khiến tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng hoặc trứng sau khi được thụ tinh không thể di chuyển về buồng tử cung để làm tổ. Tình trạng này có thể dẫn đến hiếm muộn, vô sinh hoặc thai ngoài tử cung.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây mâm xôi là một vị thuốc giúp chữa thông tắc ống dẫn trứng hiệu quả. Nguyên do là bởi lá cây mâm xôi giúp tiêu viêm, giải độc, từ đó có thể làm tiêu giảm các điểm gây tắc nghẽn ở ống dẫn trứng. 

Để chữa viêm tắc ống dẫn trứng, các chị em có thể dùng lá mâm xôi sắc lấy nước uống hoặc pha như trà và dùng hàng ngày. 

Bạn có thể quan tâm:

2. Điều trị phụ nữ khí hư nhiều, muộn con; nam giới di tinh, khí dương suy dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm

Chuẩn bị: 

  • Phúc bồn tử: 10 – 15g
  • Thỏ tỷ tử: 30 – 45g
  • Chim sẻ 5 con
  • Câu kỷ tử: 20 – 30g
  • Gạo tẻ: 100g
  • Các loại gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: 

Tất các các nguyên liệu nấu thành cháo.

Liều dùng:

Chia lượng cháo trên thành nhiều phần, ăn trong ngày.

3. Điều trị tình trạng nữ giới âm đạo khô rát; nam giới bị suy giảm ham muốn tình dục, số lượng và chất lượng tinh trùng kém

Chuẩn bị: 

  • Phúc bồn tử, nữ trinh tử, câu kỷ tử, tang tầm, tây dương sâm, đường phèn mỗi vị 150 g. 
  • Rượu gạo 1,5 lít. 

Cách chế biến: 

Ngâm tất cả các nguyên vị thuốc trên cùng với rượu trắng trong hũ sành hay hũ thủy tinh. Đậy kín hũ, để ở nơi thoáng mát, sau 3 tuần là có thể sử dụng được. 

Liều dùng:

Mỗi lần dùng khoảng 20ml. 

4. Điều trị tiểu tiện nhiều do thận hư, liệt dương, di tinh

Chuẩn bị: 

  • Phúc bồn tử: 12g
  • Hải sâm: 200g
  • Thịt dê: 150g
  • Ích trí nhân: 12g
  • Nhục quế, gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: 

  • Phúc bồn tử khô và hải sâm ngâm mềm, rửa sạch. Hải sâm thái nhỏ.
  • Thịt dê rửa sạch, thấm khô, thái lát.
  • Cho phúc bồn tử và ích trí nhân vào ấm, sắc thành thuốc, bỏ bã.
  • Dùng nước sắc nấu thịt dê, hải sâm, nhục quế, đun nhỏ lửa, tránh trào. Đến khi nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, dùng khi còn nóng.

5. Trị chứng liệt dương, di tinh, muộn con do thận hư

Dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn có thực sự hiệu quả?

Chuẩn bị: 

  • Phúc bồn tử, kỷ tử, ngũ vị tử, thỏ ty tử, xa tiền tử, mỗi vị phân lượng bằng nhau.
  • Mật ong lượng vừa đủ

Cách chế biến: 

Sấy khô tất cả các vị thuốc trên, tán thành bột mịn, gia thêm mật ong làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô.

Liều dùng: 

Mỗi lần dùng uống 6g với nước ấm, ngày dùng 2 lần.

6. Điều trị di tinh, lưng gối mỏi yếu, hư thận gây tay chân lạnh, di tinh, hoạt tinh

Chuẩn bị: 

  • Phúc bồn tử, ba kích, thỏ ty tử, mỗi vị đều 15 gram. 
  • Rượu gạo: 250ml

Cách chế biến:

Ngâm tất cả các vị thảo dược với rượu gạo, sau 7 ngày là dùng được. 

Liều dùng: 

Mỗi lần sử dụng 20 – 30 ml.

7. Bài thuốc điều trị mộng tinh, di tinh

Chuẩn bị: 

Phúc bồn tử, sơn thù du, long cốt, khiếm thực, liên tu, sa uyển tử, mỗi vị đều 12 gram. 

Cách chế biến:

Cho vào ấm, sắc thành thuốc. 

Liều dùng: 

Mỗi ngày uống 1 thang.

8. Chữa nam giới xuất tinh sớm, lưng đau mỏi gối; phụ nữ khí hư ra nhiều

Chuẩn bị: 

  • Phúc bồn tử: 10g
  • Tỏa dương: 10g
  • Đảng sâm: 12g
  • Hoài sơn: 12g
  • Hồng trà: 3g

Cách chế biến:

Tất cả các vị thuốc trên hãm với nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút.

Liều dùng: 

Có thể uống thay trà hoặc nước lọc. 

Lưu ý khi dùng cây mâm xôi 

Dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn có thực sự hiệu quả?

Bạn có thể được hưởng lợi rất nhiều khi dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau:

  • Trà lá mâm xôi có đặc tính lợi tiểu nên việc thường xuyên uống trà mâm xôi có thể khiến bạn đi tiểu nhiều và đi tiêu phân lỏng. 
  • Việc lạm dụng trà lá mâm xôi có thể dẫn đến sảy thai trong những tháng đầu của thai kỳ hoặc gia tăng nguy cơ sinh non vì loại trà này có thể kích thích tử cung.
  • Quả và lá mâm xôi có thể chứa một loại ký sinh trùng đơn bào gọi là cyclospora, có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
  • Những người đang dùng thuốc như atropine, theophylline, ephedrine… nên tránh dùng lá mâm xôi vì có thể gây tương tác thuốc dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

Nhà thuốc Bắc Giang tin rằng qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc “dùng cây mâm xôi chữa hiếm muộn có thực sự hiệu quả?”. Bên cạnh đó, bạn cũng biết cách dùng cây mâm xôi thế nào để sớm có tin vui. Chúc bạn thành công!

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan