Độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: không nên chậm trễ

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phụ khoa phổ biến hàng đầu ở nước ta. Đã có nhiều bệnh nhân vì phát hiện muộn dẫn đến bệnh tiến triển nặng thậm chí gây tử vong. Do đó, rất cần thiết tìm hiểu và tiêm ngừa sớm để tránh gây ra những hậu quả nặng nề. Vậy độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào là đủ sớm và hiệu quả nhất, hãy cùng NT BacGiang cùng tìm hiểu.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh do tăng sinh không kiểm soát của tế bào ở cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung có thể do nhiều nguyên nhân nhưng đa số trường hợp do nhiễm trùng papillomavirus (virus HPV) gây ra.

Độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: không nên chậm trễ
Virus HPV

HPV gây ra mụn cóc ở nơi nó khu trú như bàn tay, bàn chân. Nguy hiểm nhất là mọc mụn ở hậu môn và bộ phận sinh dục. Thông thường virus này sẽ bị miễn dịch tự nhiên loại bỏ mà không gây tổn hại nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, nếu bị tái đi tái lại nhiều lần mà không được phát hiện và xử lí, các tế bào cổ tử cung bình thường sẽ dần biến đổi thành tế bào ung thư. Quá trình này có thể diễn ra âm thầm trong 10 năm.

Độ tuổi thích hợp nhất để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Trường hợp trong độ tuổi sinh sản

 HPV có thể lây lan qua quan hệ tình dục và lây sang hậu môn và bộ phận sinh dục. Đây là lí do khiến tỷ lệ ung thư cổ tử cung trong độ tuổi sinh sản tăng cao nhất. Cũng vì vậy nhiều người nhầm tưởng chỉ có phụ nữ từng quan hệ tình dục mới có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung mà chủ quan về những thay đổi nhỏ của cơ thể mình. 

Độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: không nên chậm trễ
Ung thư cổ tử cung trong độ tuổi sinh sản

Trường hợp trẻ chưa thành niên

Thực tế cho thấy, ngay cả những trẻ chưa thành niên vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân do họ giặt chung đồ lót với người bị nhiễm HPV, vệ sinh không đúng cách hoặc do bị suy giảm miễn dịch. Thậm chí tiếp xúc với vùng nhiễm HPV của người bệnh cũng có nguy cơ lây chéo loại virus này.

Độ tuổi thích hợp nhất để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

 Ung thư cổ tử cung có thể gặp ở mọi lứa tuổi ở cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng cần tiêm ngừa HPV và độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu.

 Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV được khuyến cáo sử dụng cho nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã hoặc chưa từng quan hệ tình dục. Vắc xin sẽ có hiệu quả nhất ở những phụ nữ chưa bị phơi nhiễm với các chủng HPV được bao phủ bởi vắc xin (HPV chủng 6, 11, 16, 18) đồng nghĩa khi được tiêm trước lần quan hệ tình dục đầu tiên.

Xem thêm: Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu và điều kiện tiêm là gì?

Trên 26 tuổi có tiêm vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Những người trên 26 tuổi vẫn là đối tượng có nguy cơ nhiễm các chủng HPV. Mặc dù không được khuyến cáo nhưng những người ở độ tuổi này vẫn có thể tiêm ngừa HPV.

Độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: không nên chậm trễ

Tuy nhiên, khi độ tuổi càng cao, nguy cơ miễn dịch giảm hoặc mắc thêm bệnh lý nền cũng tăng. Nhiễm trùng hay rối loạn đông máu là những triệu chứng rất dễ kèm theo của các bệnh đó. Điều này có thể khiến cho vắc xin không còn hiệu quả thậm chí gây nguy hiểm cho người tiêm.

Do đó, nếu bạn có ý định tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở độ tuổi này, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xác nhận thể trạng cơ thể thích hợp để tiêm ngừa.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có tác dụng suốt đời không?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung không có tác dụng suốt đời. Tuy nhiên các loại vắc xin HPV có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm. Đây là một khoảng thời gian tương đối dài so với các loại vắc xin tiêm chủng khác. Để rõ hơn, ta lấy ví dụ với độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến cáo từ 9 – 26 tuổi. Vậy vắc xin HPV sẽ có tác dụng đến tận khi bạn 39 – 56 tuổi.

Nhưng cũng cần lưu ý, cũng giống như các loại vắc xin khác, tùy cơ địa, môi trường sống mà hiệu quả của vắc xin HPV có thể khác nhau. Mặt khác, bệnh này có thể đến từ các chủng HPV khác không có trong gói vắc xin bạn chọn. Do  đó, việc tiêm phòng không đảm bảo 100% và cũng không thể thay thế việc sàng lọc thường quy.

 Do đó, bạn nên duy trì xét nghiệm tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm 1 lần kể cả khi bạn đã tiêm phòng để bảo đảm sức khỏe của mình tốt nhất.

Xem thêm: Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu?

Tóm lại, ung thư cổ tử cung có thể tiến triển từ rất sớm và kéo dài trong một khoảng thời gian rất lâu mà không có dấu hiệu nổi bật. Do vậy, không nên bỏ lỡ độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất. Hy vọng với bài viết mà NT BacGiang đã giải đáp được thắc mắc của bạn.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Chương trình Siêu khuyến mại tháng 8 - 9/2023
Chương trình tri ân Khách hàng đã tin tưởng sử dụng các sản phẩm tại Nhà thuốc Kiên Lý, Nhà thuốc Hoahoa, Nhà thuốc Kiên Lý triển khai chương trình
Hình ảnh tin tức Vivitrol là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý
Thuốc Vivitrol có công dụng là gì? Thuốc được dùng cho những đối tượng nào? Thuốc Vivitrol có cần lưu ý gì khi sử dụng không? Trong bài viết dưới đây
Hình ảnh tin tức Ăn gì sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp?
Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, tôi có cần kiêng cử gì không? Có cần bổ sung thức ăn hay thuốc gì không? Bao nhiêu lâu sau phẫu thuật vết thương sẽ
Hình ảnh tin tức Tinh chất chống lão hóa Paula’s Choice 0.3% Retinol + 2% Bakuchiol có tốt không? Lưu ý khi dùng
Theo thời gian, làn da của bất cứ ai cũng phải trải qua quá trình lão hóa. Điều này khiến rất nhiều người phải đau đầu và băn khoăn tìm cách giải
Hình ảnh tin tức Dung dịch tẩy da chết Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid có tốt không? Lưu ý khi dùng
Tẩy da chết có thể xem là một quy trình quan trọng trong việc chăm sóc da hằng ngày. Việc loại bỏ da chết có thể giúp da bạn dễ dàng hấp thụ các dưỡng