Đổ mồ hôi trộm: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Đã bao giờ bạn thức giấc lúc nửa đêm vì ra mồ hôi quá nhiều? Tình trạng này xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đây có thể là dấu hiệu của chứng đổ mồ hôi trộm. Vậy chứng bệnh này gì? Liệu nó có nguy hiểm không? Cách khắc phục và điều trị ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu chủ đề này trong bài viết sau. 

Đổ mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm là từ ngữ dân gian để chỉ hiện tượng xảy ra khi ra mồ hôi quá nhiều vào ban đêm. Một thuật ngữ rộng hơn là đổ mồ hôi ban đêm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi ban đêm. Và nếu tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên thì bạn nên lưu tâm tới.

Đổ mồ hôi trộm có thể làm ướt toàn bộ quần áo. Thậm chí là ướt cả chăn, ga giường. Nhìn chung, đây là vấn đề không đáng lo ngại. Nhưng nếu có kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, ho, tiêu chảy… thì có thể cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn.

Đổ mồ hôi trộm: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Nguyên nhân gây bệnh đổ mồ hôi trộm

Nguyên nhân sinh lý

Bài tiết mồ hôi là đáp ứng sinh lý bình thường của cơ thể để điều hòa thân nhiệt. Khi nhiệt độ tăng cao, vùng dưới đồi – vùng điều hòa nhiệt độ của não sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Vì vậy, mồ hôi sẽ được tiết ra để làm mát cơ thể.

Đổ mồ hôi trộm có thể do các nguyên nhân sinh lý sau:

  • Nhiệt độ phòng tăng quá cao.
  • Phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
Đổ mồ hôi trộm: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể vã mồ hôi trộm

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu bạn nhận thấy việc ra mồ hôi không phải do các nguyên nhân sinh lý trên, thì bạn cần xem xét đến các nguyên nhân bệnh lý sau:

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là một tình trạng gây gián đoạn hô hấp trong khi ngủ. Biểu hiện lâm sàng là những cơn ngưng thở từng lúc khi ngủ.  Các cơn ngưng thở có thời gian từ 10 giây trở lên. Điều này dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu và làm vã mồ hôi. Ngoài triệu chứng này, người bệnh có thể có thêm các biểu hiện khác:

  • Khi thức dậy có cảm giác cổ họng rất khô và đau.
  • Ngủ ngáy to.
  • Buồn ngủ, thiếu năng lượng trong ngày.
  • Buổi sáng có những cơn đau đầu thoáng qua.
  • Ngủ chập chờn, dễ bị thức giấc liên tục.

Hạ đường huyết

Đây là tình trạng thường gặp ở người bị tiểu đường đang được điều trị bằng insulin.

Hạ đường huyết là khi lượng đường dưới 70mg/dL. Mức đường này khiến tế bào không đủ glucose để hoạt động. Trong đó có tế bào đặc biệt quan trọng – tế bào não. Từ đó khiến cơ thể phải bài tiết mồ hôi để đáp ứng tình trạng này.

Khi hạ đường huyết nặng có thể có dấu hiệu rối loạn tri giác. Ví dụ như lơ mơ, hôn mê. Trong trường hợp này, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể do vi khuẩn hoặc virus. Trong số các bệnh nhiễm trùng, lao là bệnh lý thường có triệu chứng đổ mồ hôi trộm.

Ngoài ra còn có một số bệnh lý nhiễm trùng khác gây ra tình trạng này. Chẳng hạn:

  • Viêm nội tâm mạc.
  • Viêm tủy xương.
  • Áp-xe.
  • HIV/AIDS.

Ung thư

Đổ mồ hôi trộm có thể là triệu chứng sớm của một số loại ung thư. Ví dụ là bệnh u lympho hoặc ung thư bạch cầu. Tuy nhiên, tần số mắc các bệnh này tại Việt Nam là khá thấp.

Ngoài ra, các bệnh lý ung thư không chỉ gây ra một triệu chứng. Bệnh ung thư thường đi kèm nhiều triệu chứng khác do tế bào u gây ra. Ví dụ: sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Cơ chế mà bệnh ung thư khiến vã mồ hôi vẫn đang được nghiên cứu. Có thể là do cơ thể đang cố gắng chiến đấu chống lại tế bào ung thư. Hoặc do mức độ hormone thay đổi.

Rối loạn nội tiết tố

Đổ mồ hôi trộm có thể do cơ thể bị rối loạn nội tiết tố. Các bệnh thường gặp trong nhóm này là:

  • U tủy thượng thận.
  • Hội chứng cận ung.
  • Cường giáp.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Đây là tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Mặc dù ra mồ hôi trộm không phải triệu chứng thường gặp của bệnh này. Nhưng nó cũng được xếp vào các nguyên nhân gây ra chứng đổ mồ hôi trộm.

Ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác gây ra mồ hôi trộm:

  • Do thuốc.
  • Lo âu, căng thẳng.
  • Bệnh rối loạn tự miễn.
  • Bệnh lý hệ thần kinh tự chủ.
  • Đột quỵ.

Một số trường hợp ra mồ hôi trộm không rõ nguyên nhân. Khi đó, tình trạng này được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi tự phát.

Triệu chứng bệnh đổ mồ hôi trộm

Ngoài việc ra mồ hôi ban đêm, làm ướt quần áo, chăn giường, đổ mồ hôi trộm còn có những triệu chứng sau:

  • Ớn lạnh, run.
  • Sốt.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Khô âm đạo, thay đổi tâm trạng trong thời kỳ mãn kinh.
  • Ho
  • Tiêu chảy.

Chẩn đoán bệnh đổ mồ hôi trộm

Để chẩn đoán xác định chứng đổ mồ hôi trộm, bác sĩ sẽ đánh giá bệnh sử và khám lâm sàng. Ngoài ra, cần thực hiện thêm một số phương pháp cận lâm sàng. Mục đích của việc làm này là để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
  • Đo nồng độ TSH (hormone kích thích tuyến giáp).
  • Đo chỉ số ESR (tốc độ máu lắng).
  • Chụp X quang ngực.
  • Theo dõi nhật ký nhiệt độ ban đêm của người bệnh.
Đổ mồ hôi trộm: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
Xét nghiệm máu có thể làm để củng cố chẩn đoán ra mồ hôi trộm

Điều trị đổ mồ hôi trộm

Việc điều trị đổ mồ hôi trộm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Nếu do nguyên nhân sinh lý, người bệnh cần cải thiện lối sống và chế độ sinh hoạt để khắc phục tình trạng ra mồ hôi.
  • Nếu nguyên nhân nhiễm trùng, người bệnh sẽ được điều trị với kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu nguyên nhân là ung thư thì cần được điều trị ung thư theo giai đoạn và theo bệnh. Vì đổ mồ hôi trộm do ung thư vẫn chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng. Phương pháp điều trị thường dùng là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, hoặc kết hợp các phương pháp.
  • Đối với trẻ em đổ mồ hôi trộm, cha mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ. Có thể bằng cách phơi nắng. Đồng thời thay đổi cách chăm sóc cho trẻ như: giữ cơ thể trẻ mát mẻ, phòng ngủ thoáng mát, tắm rửa sạch sẽ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Đổ mồ hôi trộm: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
Kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị nếu nguyên nhân là nhiễm trùng

Cách ngăn ngừa đổ mồ hôi trộm

Để phòng ngừa đổ mồ hôi trộm bạn có thể thực hiện những cách sau:

  • Hạn chế đồ ăn cay, nóng.
  • Không nên tập thể dục trước giờ đi ngủ.
  • Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ thích hợp.
  • Tránh đắp quá nhiều chăn trước khi ngủ.
  • Đối với trẻ em thì nên bổ sung vitamin D và calci vào thực đơn hằng ngày của trẻ.

Đa số dấu hiệu đổ mồ hôi trộm là tình trạng không đáng lo ngại. Nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng cuộc sống, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Từ đó bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân chứng đổ mồ hôi của bạn và có các xử trí thích hợp. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về tình trạng ra mồ hôi của mình và biết được một số cách phòng ngừa.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai