Đổ mồ hôi đêm: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bạn hay bị đổ mồ hôi đêm trong khi thời tiết mát mẻ và phòng ngủ không bí bách? Đây là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên chúng cũng có thể do một số bệnh lý khác. Hầu hết các trường hợp, ra mồ hôi vào ban đêm không phải là một dấu hiệu gì quá nghiêm trọng. Vậy tình trạng này là gì? Nguyên nhân do đâu? Cùng YouMed tìm hiểu chủ đề đổ mồ hôi đêm qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi đêm sinh lý

Ra mồ hôi là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể để điều hòa thân nhiệt. Khi nhiệt độ tăng cao, vùng dưới đồi – vùng điều hòa nhiệt độ của não sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Từ đó, làm mát cơ thể thông qua hoạt động bài tiết mồ hôi.

Việc bạn ra mồ hôi ban đêm có thể vì thời tiết quá nóng hoặc phòng ngủ bí bách. Ngoài ra còn một tình trạng sinh lý khác làm ra mồ hôi đêm đó là thời kỳ mãn kinh.

Trong thời kỳ mãn kinh, đa số phụ nữ sẽ có tình trạng “cơn bốc hỏa” và ra mồ hôi vào ban đêm. Một số dấu hiệu khác của kỳ mãn kinh là:

  • Đau khi giao hợp do âm đạo khô.
  • Nóng ran.
  • Mất ngủ.
  • Tâm trạng luôn thay đổi
  • Lo lắng nhiều.
  • Hay quên hoặc mất tập trung.

Đối với nam giới, ra mồ hôi ban đêm sinh lý có thể vì mức testosterone thấp.

Đổ mồ hôi đêm: Nguyên nhân và cách chữa trị
Nguyên nhân ra mồ hôi ban đêm hay gặp nhất là thời kỳ mãn kinh

Đổ mồ hôi đêm bệnh lý

Nếu ra mồ hôi vào ban đêm đêm không phải vì những nguyên nhân sinh lý trên thì có thể là bạn đã mắc các bệnh lý sau:

Hội chứng tăng tiết mồ hôi tự phát

Đây là hội chứng liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật. Đối với tăng tiết mồ hôi tự phát có thể không rõ nguyên nhân. Người bệnh khi có hội chứng này không chỉ đổ mồ hôi ban đêm mà cả ban ngày. Khi có những cảm xúc mạnh như: lo lắng, hồi hộp, xúc động… đều có thể gây đổ mồ hôi. Khi ngủ, những giấc mơ cũng có thể khiến bạn đổ mồ hôi.

Nhiễm trùng

Đổ mồ hôi đêm có thể do các bệnh nhiễm trùng như:

  • Bệnh lao, lao phổi, bệnh nhiễm khuẩn khác.
  • Viêm nội tâm mạc.
  • Viêm tủy xương (viêm xương).
  • Áp-xe… có thể gây tiết mồ hôi vào ban đêm.
  • HIV cũng làm cho người bệnh ra mồ hôi vào ban đêm. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như: sốt về chiều, kém ăn, sút cân…

Bệnh ung thư

Đổ mồ hôi đêm có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh ung thư. Ung thư phổ biến nhất làm cho ra mồ hôi vào ban đêm là ung thư máu thể lymphoma. Đây là loại ung thư bạch cầu ác tính.

Do dùng thuốc

Một số loại thuốc có thể dẫn đến đổ mồ hôi đêm ví dụ như:

  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc kháng sinh.

Thậm chí các chất kích thích như nicotine, caffeine cũng làm tăng tiết mồ hôi vào ban đêm bởi chúng tác động lên não.

Đổ mồ hôi đêm: Nguyên nhân và cách chữa trị
Sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây tiết mồ hôi ban đêm

Hạ đường huyết

Khi lượng đường dưới 70mg/dL khiến tế bào không đủ glucose để hoạt động. Đặc biệt là tế bào não. Do đó có triệu chứng vã mồ hôi. Nặng hơn có thể có dấu hiệu rối loạn tri giác. Trong trường hợp này, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất.

Rối loạn nội tiết tố

Bạn bị ra mồ hôi ban đêm có thể vì bị rối loạn hormone. Một số bệnh liên quan là:

  • Ung thư nang thượng thận (pheochromocytoma).
  • U của tuyến nội tiết thần kinh – carcinoid.
  • Cường giáp.

Do thần kinh

Một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm khá hiếm là bệnh thần kinh, bệnh rỗng tủy sống – syringomyelia.

Dấu hiệu cho thấy đổ mồ hôi đêm là bất thường

Tùy theo nguyên nhân gây tiết mồ hôi vào ban đêm, các triệu chứng khác có thể đi kèm là:

  • Sốt, run và ớn lạnh.
  • Sụt cân.
  • Ho.
  • Tiêu chảy.
  • Khô âm đạo, bốc hỏa vào ban ngày và thay đổi tâm trạng. (do mãn kinh).

Ra mồ đêm nguyên nhân từ thuốc thường đi kèm với các tác dụng phụ khác của thuốc đó. Triệu chứng sẽ tùy vào loại thuốc mà bạn sử dụng.

Điều trị ra mồ hôi ban đêm

Việc điều trị ra mồ hôi vào ban đêm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Ra mồ hôi vào ban đêm bởi thời kỳ mãn kinh, có thể dùng liệu pháp hormone để giúp kiểm soát các “cơn bốc hỏa”. Có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khác của kỳ mãn kinh.
  • Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus.Điều trị hóa trị, xạ trị và phẫu thuật nếu nguyên nhân do ung thư.
  • Thay thế thuốc khác nếu nguyên nhân do thuốc.
  • Bạn cũng cần ngưng caffeine nếu nguyên nhân do các chất kích thích.

Phòng ngừa ra mồ hôi ban đêm

Để giảm nguy cơ tăng tiết mồ hôi vào ban đêm, bạn có thể:

  • Hạn chế uống rượu và các chất kích thích như caffeine.
  • Hạn chế hút thuốc lá.
  • Giữ phòng ngủ ở nhiệt độ dễ chịu.
  • Hạn chế ăn thức ăn cay hoặc uống đồ uống ấm sát giờ ngủ.
  • Chăm sóc y tế kịp thời nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh khác.
Đổ mồ hôi đêm: Nguyên nhân và cách chữa trị
Hạn chế rượu bia và chất kích thích có thể ngăn ngừa ra mồ hôi ban đêm

Đa số dấu hiệu đổ mồ hôi đêm là tình trạng sinh lý bình thường. Nhưng nếu nghi ngờ do các bệnh lý khác, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được phần nào triệu chứng đổ mồ hôi của mình và có cách xử trí thích hợp.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm