Đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn: Nguyên nhân và cách chữa trị

Đổ mồ hôi nhiều ở vùng đầu mặt có thể khiến bạn xấu hổ và khó chịu. Đâu là hiện tượng phổ biến ở 2 – 3% dân số thế giới. Tình trạng này có thể được kiểm soát với sự chăm sóc y tế. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây đổ mồ hôi có thể giúp bạn tìm được hướng điều trị thích hợp. Vậy nguyên nhân đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn là gì? Cách chữa trị mồ hôi đầu ra sao? Hãy cùng tìm hiểu đổ mồ hôi đầu ở người lớn trong bài viết sau của YouMed.

Hoạt động của tuyến mồ hôi

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn, chúng ta nên hiểu hoạt động của các tuyến mồ hôi trong cơ thể. Cấu trúc tuyến mồ hôi có hai phần:

  • Phần chế tiết: nằm cuộn sâu ở lớp bì của da.
  • Phần bài xuất: đổ ra ngoài da.
Đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn: Nguyên nhân và cách chữa trị
Hình ảnh mô phỏng cấu tạo tuyến mồ hôi

Có 2 loại tuyến mồ hôi là: tuyến mồ hôi nước (eccrine) và tuyến mồ hôi dầu (apocrine).

Đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn: Nguyên nhân và cách chữa trị

Tuyến mồ hôi nước

Là loại tuyến nằm rải rác trên khắp cơ thể, trên da chỉ trừ niêm mạc. Do là tuyến mồ hôi “nước” nên loại này bài tiết mồ hôi nhẹ, không mùi.

Hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi nước phụ thuộc hệ thần kinh giao cảm. Lượng mồ hôi do tuyến này bài tiết có thể khác nhau tùy chủng tộc, giới, khí hậu, loại quần áo mặc… Vai trò của mồ hôi nước là giúp giảm nhiệt độ cơ thể, bài tiết chất độc và giữ pH của da cân bằng.

Tuyến mồ hôi dầu

Tuyến mồ hôi dầu hay còn gọi gọi là mồ hôi nhờn. Chúng tập trung chủ yếu ở các nang lông của các vùng trong cơ thể. Bao gồm:

  • Vùng nách.
  • Vùng hậu môn, sinh dục.
  • Vùng đầu, mặt.
  • Ống tai ngoài.
  • Vùng quanh rốn.

Vì là tuyến mồ hôi “nhờn” nên mồ hôi do tuyến này tiết ra đặc hơn và có mùi. Chính mùi này đã tạo nên “mùi cơ thể” nếu đổ mồ hôi nhờn quá nhiều. Sở dĩ chúng có mùi vì bị vi khuẩn phát triển và phân hủy trên da.

Nguyên nhân đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn

Đổ mồ hôi là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể. Khi bạn vận động hoặc khi thân nhiệt tăng, cơ thể sẽ tiết mồ hôi để làm mát da. Cơ thể cũng có thể tiết mồ hôi khi xấu hổ, sợ hãi, tức giận hoặc lo lắng vì các cơ bị căng ra. Tuy nhiên một số người có mồ hôi được bài tiết quá nhiều. Cơ chế kích thích tiết mồ hôi sẽ không được dừng lại. Hiện tượng này có thể xảy ra ở tay, nách hoặc bàn chân cũng như vùng đầu.

Một số nguyên nhân đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn như:

Đổ mồ hôi đầu nhiều do nguyên nhân nguyên phát

Chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát là một tình trạng bệnh lý gây đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn. Tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường chỉ khu trú ở một bộ phận nhất định. Chẳng hạn như vùng đầu. Các triệu chứng cũng có thể xuất hiện đối xứng khi bệnh nhân đổ mồ hôi tay hoặc chân. Nghiên cứu cho rằng chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát là do hệ thống thần kinh bị trục trặc. Hoặc có thể do di truyền. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ra những bất tiện, khó chịu về mặt xã hội cho người bệnh.

Nguyên nhân thứ phát

Thứ phát nghĩa là được gây ra bởi một tình trạng bệnh lý khác. Tình trạng này có thể là:

Tác dụng phụ của thuốc đang dùng

Một số thuốc dùng để điều trị các tình trạng tâm thần có thể gây đổ mồ hôi. Một số loại thuốc kháng sinh hoặc chất bổ sung cũng có thể gây ra chứng tăng tiết mồ hôi.

Lạm dụng thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ đổ mồ hôi đầu.

Thay đổi nồng độ hormone

Sự thay đổi nồng độ hormone có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi thứ phát. Nhiều người bị đổ mồ hôi thường xuyên hơn ở vùng đầu mặt khi mang thai hoặc mãn kinh. Cường giáp cũng có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn. Hoặc thậm chí là đổ mồ hôi khắp cơ thể.

Vấn đề tim mạch

Các vấn đề tim mạch cũng có thể dẫn đến đổ mồ hôi đầu nhiều. Nguyên do là cơ thể bị căng thẳng hơn khi có vấn đề về tim. Những người đột nhiên bắt đầu đổ mồ hôi đầu nhiều có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường. Đổ mồ hôi kiểu này có thể kèm theo chóng mặt, đau ngực hoặc khó khăn khi thực hiện các hoạt động thể chất.

Đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn: Nguyên nhân và cách chữa trị
Bệnh tim là nguyên nhân thứ phát gây đổ mồ hôi nhiều

Tổn thương hệ thần kinh

Các tình trạng làm tổn thương hệ thần kinh có thể hạn chế khả năng điều tiết tuyến mồ hôi của cơ thể.

Những người mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu sẽ thường xuyên bị đổ mồ hôi đầu. Một số bệnh ung thư, bệnh lao hoặc nhiễm trùng nặng cũng có thể gây đổ mồ hôi.

Các chấn thương tủy sống cũng có thể làm tổn thương các dây thần kinh và dẫn đến tình trạng tương tự

Điều trị đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn

Ghi chú lại và xem xét

Khi bắt đầu đổ mồ hôi bất ngờ, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để giúp bạn xác định nguyên nhân. Hãy ghi lại bất kỳ tác nhân nào có thể khiến bạn đổ mồ hôi, chẳng hạn như một sự kiện căng thẳng hoặc ăn một số loại thực phẩm. Ngoài ra, hãy xem xét liệu mồ hôi của bạn có phổ biến hơn vào một thời điểm cụ thể trong ngày hay có xu hướng đến đột ngột. Nếu nó chỉ xuất hiện ở đầu hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Bạn có thể đi khám để được làm test tinh bột – iot. Test này được thực hiện để xác định mức độ đổ mồ hôi của bạn.

Đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn: Nguyên nhân và cách chữa trị
Ghi lại những thời điểm hoặc sự kiện khiến bạn đổ mồ hôi nhiều

Dùng thảo dược

Một khi bạn được xác định mắc chứng đổ mồ hôi mãn tính, bạn có thể bắt đầu điều trị bằng cách dùng các thảo dược. Chẳng hạn như ăn măng tây, cây phỉ, cây xô thơm,… có thể giúp làm giảm đổ mồ hôi. Chúng có sẵn ở dạng thực phẩm chức năng, hoặc bạn có thể thêm trực tiếp vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Bổ sung vitamin.

Bổ sung vitamin cũng có thể giúp giảm tiết mồ hôi. Bạn có thể bổ sung bằng các viên uống bổ sung hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin B có thể giúp bạn kiểm soát mồ hôi hiệu quả hơn. Chúng bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc như trứng hoặc cá.

Tránh một số thực phẩm gây đổ mồ hôi đầu nhiều

Một số thực phẩm có thể gây đổ mồ hôi nhiều hơn. Bạn nên cắt giảm những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống để tránh đổ mồ hôi. Chúng bao gồm thực phẩm có hàm lượng gia vị cao hoặc thực phẩm có nhiều tỏi. Bạn cũng có thể cân bằng những tác động này bằng cách tăng lượng nước trái cây khi tiêu thụ các thực phẩm trên.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn đang bị đổ mồ hôi đầu do nguyên nhân thứ phát, bạn cần phải kiểm soát các tình trạng đó. Do đó bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị Bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc hiện tại của bạn để giúp giảm các tác dụng phụ của thuốc. Hoặc bác sĩ có thể đề nghị các bài tập hoặc vật lý trị liệu để giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về tim. Trị liệu cũng có thể cần thiết nếu chứng đổ mồ hôi đầu nhiều do căng thẳng

Qua bài viết trên mong rằng bạn đã hiểu hơn về hiện tượng đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn. Khi quá lo lắng về tình trạng đổ mồ hôi của mình bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm