Disthyrox là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Disthyrox là thuốc gì? Thuốc có thành phần ra sao? Công dụng của thuốc Disthyrox như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Bài viết sau của Dược sĩ Trần Việt Linh sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về những vấn đề trên. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hoạt chất trong Disthyrox: Levothyroxin

Thuốc chứa thành phần tương tự: Levothyrox, Berlthyrox, Levosum, Thyrostad,…

Disthyrox là thuốc gì?

Disthyrox là thuốc kê đơn giúp điều trị hội chứng suy giáp, bướu cổ đơn thuần của công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi hộp gồm 5 vỉ x 20 viên.

Disthyrox
Disthyrox là thuốc kê đơn của công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây

Thành phần

Hoạt chất: Levothyroxin natri 100mcg.

Tá dược: vừa đủ 1 viên nén.

Công dụng của từng thành phần

Levothyroxin được sử dụng để điều trị tình trạng tuyến giáp hoạt động kém (còn gọi là suy giáp). Nó thay thế hoặc cung cấp thêm hormone tuyến giáp, thường được sản xuất bởi tuyến giáp.

Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể xảy ra một cách tự nhiên, hoặc khi tuyến giáp bị tổn thương do phóng xạ/thuốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ. Có đủ hormone tuyến giáp là điều quan trọng đối với hoạt động thể chất và tinh thần bình thường. Ở trẻ em, có đủ hormone tuyến giáp là rất quan trọng cho sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần.

Levothyroxin cũng được sử dụng để điều trị các loại rối loạn tuyến giáp khác (chẳng hạn như ung thư tuyến giáp). Không nên dùng levothyroxine để điều trị vô sinh trừ khi nguyên nhân là do nồng độ hormone tuyến giáp thấp.

Tác dụng thuốc Disthyrox

Disthyrox có thể mang đến các công dụng sau:

  • Ðiều trị thay thế hoặc bổ sung cho các hội chứng suy giáp.
  • Ức chế tiết thyrotropin (TSH): Điều trị  trong bướu cổ đơn thuần và trong bệnh viêm giáp mạn tính (Hashimoto), làm giảm kích thước bướu.
  • Sử dụng để điều trị bướu giáp bình thường bao gồm các nốt tuyến giáp, viêm tuyến giáp lymphocytic bán cấp hoặc mãn tính, bướu cổ đa nhân hoặc cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
  • Phối hợp với các thuốc kháng giáp trong nhiễm độc giáp. Sự phối hợp này để ngăn chặn bướu giáp và suy giáp.
Disthyrox
Disthyrox có tác dụng điều trị thay thế hoặc điều trị bổ sung hội chứng suy giáp

Cách dùng

  • Disthyrox được điều chế dưới dạng viên nén. Người dùng nên uống nguyên viên, không bẻ hoặc ngậm thuốc.
  • Uống với nước lọc là tốt nhất. Và dùng đến khi có chỉ định tiếp theo của bác sĩ.
  • Dùng thuốc ít nhất 30 đến 60 phút trước bữa sáng hoặc 3 đến 4 giờ sau bữa tối.

Liều dùng cho từng đối tượng

1. Liều lượng dành cho người lớn

Suy tuyến giáp nhẹ:

  • Sử dụng 50 mcg/lần/ngày cho liều khởi đầu.
  • Tăng thêm liều từ 25mcg đến 50mcg hằng ngày trong 2 đến 4 tuần cho đến khi đáp ứng được mong muốn.

Suy tuyến giáp nặng:

  • Sử dụng 12,5 đến 25 mcg/ngày, sử dụng 1 lần.
  • Tăng thêm liều từ 25 đến 50 mcg hằng ngày trong 2 đến 4 tuần cho đến khi đáp ứng được mong muốn.
  • Sử dụng 75 mcg/lần/ngày cho liều duy trì.

Bệnh tim:

  • Liều khởi đầu là 25 mcg/ngày hoặc 50 mcg/2 ngày/1 lần.
  • Điều chỉnh liều thêm 25 mcg mỗi 4 tuần đến khi đạt kết quả.
  • Ở người không có bệnh tim, có thể đạt được liều duy trì 100 – 200 mcg nhanh hơn sau khi điều chỉnh theo đánh giá lâm sàng.

2. Liều dùng ở người cao tuổi suy tuyến giáp

  • Dùng 12,5 – 25 mcg/lần, ngày 1 lần cho liều ban đầu.
  • Tăng dần liều trong khoảng từ 3 – 4 tuần cho đến khi có kết quả mong muốn.
  • Điều trị duy trì ở người lớn với liều 100 – 200 mcg/ngày, có thể cao hơn tùy theo người bệnh.

3. Liều dùng ở trẻ em

Ở trẻ em dưới 1 tuổi, liều thay thế là 25 – 50 mcg/lần/ngày.

Ở trẻ em trên 1 tuổi, sử dụng liều điều trị thay thế là 3 – 5 mcg/kg/ngày. Liều tăng dần cho đến liều của người lớn khoảng 150 mcg/ngày, đạt ở vào đầu hoặc giữa tuổi thiếu niên. Một số trẻ em có thể cần liều duy trì cao hơn.

Cũng có thể dùng liều như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng trở xuống: 25 – 50 mcg hoặc 8 – 10 mcg/kg/ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi – 12 tháng tuổi: 50 – 75 mcg hoặc 6 – 8 mcg/kg/ngày.
  • Trẻ em từ 1 tuổi đến 5 tuổi: 75 – 100 mcg hoặc 5 – 6 mcg/kg/ngày.
  • Trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi: 100 – 150 mcg hoặc 4 – 5 mcg/kg/ngày.
  • Trẻ trên 12 tuổi: Trên 150 mcg hoặc 2 – 3 mcg/kg/ngày.

Sử dụng liều 37,5 mcg/lần/ngày (từ 25 – 50 mcg) để điều trị suy giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Trẻ sinh non dưới 2kg và trẻ sơ sinh có nguy cơ suy tim có thể điều trị ban đầu với liều 25 mcg/ngày, tăng dần tới 50 mcg/ngày trong 4 – 6 tuần.

Tác dụng phụ của Disthyrox

Phản ứng phụ thường gặp: Sụt cân, co cứng bụng, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, dễ kích thích, loạn nhịp tim, đau thắt ngực, mất ngủ, không chịu được nóng, run, đau đầu, sốt.

Phản ứng phụ ít gặp: rụng tóc.

Phản ứng phụ hiếm gặp: tăng chuyển hóa, suy tim, dị ứng, gây liền sớm đường khớp sọ ở trẻ em, loãng xương, u giả ở não trẻ em.

Disthyrox
Sụt cân, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh,… là những tác dụng phụ thường gặp khi dùng Disthyrox

Tương tác thuốc

  • Corticosteroid: Ảnh hưởng đến sự đào thải của các corticosteroid, bị giảm ở người bệnh suy giáp và tăng ở người cường giáp. Vì thế việc điều chỉnh liều phải dựa vào kết quả đánh giá chức năng tuyến giáp và tình trạng lâm sàng.
  • Thuốc đái tháo đường và/hoặc insulin:  Nên theo dõi cẩn thận việc kiểm soát bệnh đái tháo đường khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng điều trị tuyến giáp. Vì hormone tuyến giáp có thể làm tăng nhu cầu insulin hoặc thuốc đái tháo đường.
  • Tác nhân chẹn beta – adrenergic: Khi người bệnh bị bệnh suy giáp trở lại bình thường tác dụng của một vài loại thuốc này giảm.
  • Nếu dùng Disthyrox cùng với các cytokin (interleukin, interferon) hoặc amiodaron thì có thể gây chứng cường giáp và suy giáp.
  • Thuốc chống đông, coumarin hoặc dẫn xuất indandion: Tác dụng của các thuốc này bị ảnh hưởng. Cần phải giảm liều thiếu chống đông trong trường hợp tăng liều hormon tuyến giáp. Việc điều chỉ liều lượng thuốc chống đông cần dựa vào thời gian prothrombin.
  • Dùng đồng thời hormon tuyến giáp với somatrem/somatropin quá nhiều có thể làm đầu xương bị cốt hóa nhanh chóng. Đáp ứng tăng trưởng với 2 thuốc trên cũng có thể bị ảnh hưởng nếu người bệnh suy giáp không được điều trị.
  • Theophylin: Sự đào thải của theophylin giảm ở người suy giáp
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Tăng cả tác dụng và tăng độc tính của cả 2 thuốc
  • Tương tác giữa ketamin và levothyroxin có thể làm nhịp tim nhanh và tăng huyết áp.
  • Tương tác giữ maprotiline và levothyroxin có thể gây loạn nhịp tim cao hơn.
  • Natri iodid (123I và 131I): Sự hấp thu ion đánh dấu phóng xạ có thể bị giảm.
  • Dùng đồng thời levothyroxin và thuốc giống thần kinh giao cảm có thể làm tăng nguy cơ suy mạch vành với đối tượng bị mạch vành.
  • Tác dụng của các glycosid trợ tim có thể bị giảm nếu dùng đồng thời với levothyroxin. Nồng độ digitalis trong huyết thanh có thể bị giảm ở người cường giáp hoặc ở người bệnh bị suy giáp trở lại bình thường.

Đối tượng chống chỉ định dùng Disthyrox

Đối tượng chống chỉ định sử dụng Disthyrox

  • Nhồi máu cơ tim cấp tính.
  • Suy thượng thận chưa được điều trị.
  • Viêm cơ tim cấp tính, viêm cơ tim.
  • Rối loạn nhịp tim tích cực.
  • Nhiễm độc giáp.

Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Disthyrox?

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu levothyroxin ở mẹ bầu có thể tăng lên. Do đó, việc điều trị ở đối tượng phụ nữ bị thiểu năng tuyến giáp vẫn cần được duy trì. Tuy nhiên, cần chỉnh liều bằng việc kiểm tra nồng độ TSH trong huyết thanh định kỳ. Hiện tại, vẫn chưa ghi nhận ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng hormon giáp trong thai kỳ.

Hormon tuyến giáp có thể bài tiết qua sữa với một lượng nhỏ. Và lượng này không gây ảnh hưởng xấu đến trẻ bú mẹ và không gây khối u. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì vẫn cần cẩn trọng khi dùng Disthyrox ở đối tượng này.

Đối tượng thận trọng

Những trường hợp dưới đây cần thận trọng khi dùng Disthyrox:

  • Người bệnh tăng huyết áp hoặc các bệnh tim mạch khác.
  • Người đang dùng phối hợp thuốc chống đông máu đường uống. Trường hợp này cần thường xuyên kiểm tra thời gian prothrombin nhằm xác định có nên hay không việc điều chỉnh liều.
  • Khi xuất hiện triệu chứng đau vùng ngực và trầm trọng hơn các bệnh lý tim mạch khác thì cần phải giảm liều.
  • Cẩn trọng với người bệnh đái tháo đường/đái tháo nhạt/suy thượng thận, việc điều trị bằng levothyroxin sẽ làm tăng thêm các triệu chứng bệnh.
  • Ở trẻ em, dùng quá liều gây liền sớm khớp sọ.

Xử lý khi quá liều

  • Ngừng thuốc ngay lập tức và đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất.
  • Đem theo thuốc để hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán tìm ra hướng xử lý kịp thời và hợp lý tùy theo tình trạng của bệnh.
  • Khi mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ như giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin,…

Trường hợp quên liều

  • Uống thuốc đúng liều và đúng thời điểm mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp bạn quên liều thì uống liều đã quên càng sớm càng tốt.
  • Nếu gần tới liều tiếp theo thì uống liều tiếp theo như thường lệ và bỏ qua liều cũ. Lưu ý không được tự uống gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.

Lưu ý gì khi sử dụng

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng Disthyrox, người dùng cần:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và xem kỹ hạn dùng trước khi uống.
  • Nếu gặp bất kỳ phản ứng không mong muốn nào thì cần ngưng dùng thuốc và thông báo cho y bác sĩ.

Cách bảo quản

  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Giữ thuốc ở vị trí không quá 30°C
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Disthyrox giá bao nhiêu?

Trên thị trường, Disthyrox có giá khoảng 40.000 – 80.000 VNĐ/hộp. Lưu ý rằng đây chỉ là giá cả tham khảo, giá của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ sở bán, nơi phân phối thuốc, mức giá vận chuyển và mức giá chiết khấu của công ty.

Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc của thuốc Disthyrox. Nếu bạn cần biết thêm thông tin về sản phẩm, có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.