Điều trị ung thư vú và liệu ung thư vú có chữa được không?

Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, các bác sĩ chuyên khoa ung thư sẽ thảo luận về các lựa chọn điều trị với bạn. Điều quan trọng là bạn phải suy nghĩ cẩn thận về quyết định của mình. Bạn cần nhắc lợi ích của từng phương pháp điều trị so với rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra. Thông thường, kế hoạch điều trị ung thư vú sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bên cạnh giai đoạn của ung thư vú, bác sĩ sẽ chú ý đến tình trạng sức khỏe và quyết định của mỗi cá nhân. 

Phẫu thuật

Hầu hết phụ nữ bị ung thư vú đều cần thực hiện một số phương pháp phẫu thuật trong quá trình điều trị. Tuy vào từng nhóm ung thư vú mà bác sĩ sẽ thực hiện các loại phẫu thuật vú khác nhau. Mục đích phẫu thuật có thể nhằm:

  • Loại bỏ càng nhiều tế bào ung thư càng tốt (phẫu thuật bảo tồn vú hoặc cắt bỏ vú)
  • Cần xác định liệu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết vùng nách hay chưa nhờ sinh thiết hạch bạch huyết
  • Tái tạo hình dạng của vú sau khi loại bỏ tế bào ung thư
  • Giảm các triệu chứng của ung thư giai đoạn muộn

Phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư vú

Có hai loại phẫu thuật chính để điều trị ung thư vú:

  • Phẫu thuật bảo tồn vú. Là phương pháp trong đó chỉ loại bỏ phần mô vú chứa tế bào ung thư. Phần mô vú bị loại bỏ sẽ phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u cũng như các yếu tố khác.
  • Phẫu thuật cắt bỏ vú. Nghĩa là toàn bộ vú được loại bỏ. Bao gồm tất cả các mô vú. Và đôi khi kèm theo các mô lân cận khác. Một số phụ nữ cũng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ cả hai bên vú.

Để tìm ung thư vú có di căn đến các hạch bạch huyết ở vùng nách, một hoặc nhiều hạch bạch huyết này sẽ được sinh thiết để xét nghiệm. Đây là một phần quan trọng trong việc xác định giai đoạn của ung thư.

Mặc dù phẫu thuật rất ít có khả năng chữa khỏi ung thư vú ở giai đoạn đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Nhưng nó vẫn có thể hữu ích trong một số trường hợp. Đó như một cách để làm chậm sự lây lan của ung thư hoặc giảm các triệu chứng của bệnh.

Phẫu thuật tái tạo vú

Nhiều phụ nữ sau phẫu thuật loại bỏ khối u có thể muốn xem xét việc tạo lại vẻ bên ngoài của vú. Bởi vì sẽ giúp khôi phục hình dạng của vú như ban đầu. Trong một số phẫu thuật bảo tồn vú, bạn có thể cân nhắc đến phương pháp cấy mỡ tự thân. Hay còn gọi là công nghệ chuyển dịch mỡ từ bộ phận này sang bộ phận khác. Mục đích giúp bạn chỉnh sửa bất kỳ vết lõm nào trên vú còn sót lại sau phẫu thuật. Bạn có thể lựa chọn phẫu thuật tái tạo vú cùng lúc với thời điểm loại bỏ tế bào ung thư vú (tái tạo ngay lập tức) hoặc muộn hơn (tái tạo trì hoãn).

Điều trị ung thư vú và liệu ung thư vú có chữa được không?
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư vú khác nhau

Nhiều phụ nữ bị ung thư vú mà không có bất kì triệu chứng nào. Đây là lý do tại sao việc tầm soát ung thư vú thường xuyên là rất quan trọng. Câu hỏi “Ung thư vú sống được bao lâu” là một trong những thắc mắc thường gặp khi bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú, tham khảo bài viết sau đây để có được câu trả lời cho bản thân: Liệu bạn đã biết ung thư vú sống được bao lâu?

Xạ trị

Xạ trị sử dụng các hạt năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Một số phụ nữ bị ung thư vú sẽ cần xạ trị, bên cạnh các phương pháp điều trị khác. Xạ trị được sử dụng trong một số trường hợp như:

  • Sau phẫu thuật bảo tồn hay cắt bỏ vú để giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát trong cùng vú hoặc các hạch bạch huyết lân cận.
  • Nếu ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như xương hoặc não.

Xạ trị tia từ bên ngoài và từ bên trong là hai phương pháp xạ trị được áp dụng chính điều trị ung thư vú. Những khu vực nào cần xạ trị phụ thuộc vào việc bạn đã phẫu thuật cắt bỏ vú hay phẫu thuật bảo tồn vú. Và liệu ung thư đã đến các hạch bạch huyết gần đó hay chưa.

Xạ trị từ bên ngoài

Nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ vú và không có hạch bạch huyết nào có tế bào ung thư, thì bức xạ sẽ tập trung vào các vị trí sau:

  • Thành ngực
  • Vết mổ sau phẫu thuật cắt bỏ vú
  • Đường dẫn lưu chất tiết từ vết mổ.

Nếu cần xạ trị từ bên ngoài sau khi phẫu thuật, thời điểm xạ trị thường bắt đầu khi vết thương đã lành hẳn. Thường mất 1 tháng hoặc lâu hơn. Nếu đang quá trình hóa trị, các đợt xạ trị thường sẽ được trì hoãn cho đến khi bạn kết thúc hóa trị. Xạ trị từ bên ngoài cũng giống như chụp X-quang. Nhưng cường độ bức xạ mạnh hơn. Phương pháp điều trị ung thư vú này không gây đau đớn. Thời gian xạ trị mỗi lần chỉ kéo dài vài phút. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị có thể lâu hơn.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ chính ngắn hạn của xạ trị tia bên ngoài đối với vú là:

  • Sưng ở vú
  • Thay đổi màu sắc da ở vùng được xạ trị (mẩn đỏ, bong tróc da, sạm da)
  • Mệt mỏi

Lời khuyên dành cho bạn là nên tránh để vùng da xạ trị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì điều này có thể làm cho những thay đổi trên da trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết những thay đổi màu sắc ở da sẽ cải thiện hơn trong vòng vài tháng.

Xạ trị chùm tia bên ngoài cũng có thể gây ra các tác dụng phụ sau này:

  • Vú trở nên nhỏ hơn và săn chắc hơn.
  • Bức xạ có thể ảnh hưởng đến các lựa chọn của bạn để tái tạo vú sau này.
  • Ảnh hưởng đến việc cho con bú.
  • Bức xạ đến vú đôi khi gây ra vấn đề một số dây thần kinh ở cánh tay tổn thương. Dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như tê, đau và yếu ở vai, cánh tay và bàn tay.
  • Rất hiếm trường hợp, xạ trị có thể làm yếu xương sườn. Hậu quả dẫn đến gãy xương.

Xạ trị từ bên trong

Đây là một cách khác để thực hiện xạ trị. Thay vì bắn các chùm bức xạ từ bên ngoài cơ thể, một thiết bị có chứa hạt phóng xạ được đặt vào mô vú trong thời gian ngắn ở vị trí khối u. Kích thước, vị trí khối u và một số yếu tố khác có thể làm hạn chế sự lựa chọn điều trị ung thư vú bằng cách này.

Giống như phương pháp dùng bức xạ từ bên ngoài, xạ trị từ bên trong có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm:

  • Đỏ da hoặc bầm tím tại vị trí điều trị
  • Sưng đau vú
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương mô mỡ trong vú
  • Gãy xương sườn (hiếm gặp)
  • Ứ đọng dịch viêm trong vú (huyết thanh)

Có nhiều lựa chọn điều trị cho bệnh nhân mắc ung thư vú. Trong đó, xạ trị là một trong những phương pháp điều trị chính được lựa chọn cho người bệnh. Để hiểu rõ hơn về phương pháp xạ trị, hãy tham khảo bài viết sau đây: Phương pháp xạ trị ung thư vú có gì khác biệt?

Hóa trị

Bằng cách sử dụng các loại thuốc chống ung thư qua đường tiêm hoặc đường uống. Khi thuốc vào trong máu sẽ đến tiêu diệt các tế bào ung thư ở hầu hết các bộ phận của cơ thể. Không phải tất cả phụ nữ bị ung thư vú đều cần hóa trị.

Hóa trị sau phẫu thuật

Đối với một số loại ung thư vú, nếu vẫn còn tế bào khối u sau thời điểm phẫu thuật, bạn có thể được đề nghị thêm hóa trị. Hóa trị hỗ trợ giúp cố gắng tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể còn sót lại hoặc đã di căn nhưng không thể nhìn thấy được. Nếu những tế bào này phát triển, chúng có thể hình thành những khối u mới ở những nơi khác trong cơ thể. Hóa trị hỗ trợ có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú về sau.

Hóa trị trước phẫu thuật

Hóa trị trước phẫu thuật được thực hiện với mục đích cố gắng thu nhỏ khối u. Khi đó, phẫu thuật loại bỏ nó sẽ ít xâm lấn. Và dễ dàng hơn. Do đó, phương pháp thường được sử dụng để điều trị trường hợp kích thước khối u quá lớn, không thể loại bỏ bằng phẫu thuật khi được chẩn đoán lần đầu. Ngoài ra, bằng cách cho hóa trị trước khi phẫu thuật, các bác sĩ có thể xem khả năng đáp ứng điều trị của ung thư. Nếu loại thuốc hóa trị đầu tiên không thể thu nhỏ được khối u, có thể cân nhắc cần phải dùng thêm các loại thuốc khác. Tương tự như hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật, hóa trị trước phẫu thuật có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú.

Hóa trị giai đoạn muộn

Đối với ung thư vú giai đoạn muộn, hóa trị có thể được sử dụng như phương pháp điều trị chính cho những phụ nữ bị ung thư đã di căn. Thời gian điều trị ung thư vú sẽ phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của cơ thể bạn với thuốc hóa trị.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch sẽ sử dụng thuốc để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhờ vậy tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả hơn. Bên cạnh tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư vú, thuốc còn giữ cho các tế bào ung thư không tấn công các tế bào bình thường khác trong cơ thể. Nhờ đó khối u sẽ thu nhỏ dần hoặc phát triển chậm lại. Liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị liệu.

Điều trị ung thư vú và liệu ung thư vú có chữa được không?
Liệu pháp hormon là một trong những phương pháp điều trị ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh phức tạp với nhiều yếu tố góp phần gây ra. Không một loại thực phẩm hay thuốc nào hoàn toàn có thể ngăn được ung thư vú. Nhưng việc lựa chọn chế độ ăn có thể góp phần ngăn ngừa nguy cơ này. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Ăn gì ngừa ung thư vú?

Liệu pháp hormone

Một số loại ung thư vú bị ảnh hưởng bởi hormone, như estrogen và progesterone. Tế bào ung thư vú có các thụ thể (protein) gắn với estrogen và progesterone, giúp chúng phát triển. Phương pháp điều trị ngăn chặn các hormone này gắn vào các thụ thể này được gọi là liệu pháp hormone hoặc nội tiết.

Liệu pháp hormone có thể tiếp cận các tế bào ung thư ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể và không chỉ ở vú. Phương pháp điều trị này dành cho những phụ nữ có khối u có thụ thể hormone. Nó không giúp ích cho những phụ nữ có khối u nhưng không có thụ thể hormone. Liệu pháp hormone thường được sử dụng sau phẫu thuật để giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh. Đôi khi có thể được bắt đầu trước khi phẫu thuật. Thời gian điều trị thường được thực hiện trong ít nhất 5 đến 10 năm.

Ngoài ra, liệu pháp cũng có thể được sử dụng để điều trị ung thư vú tái phát sau khi điều trị hoặc đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về những thay đổi trong tế bào gây ung thư. Nhờ vậy các loại thuốc mới đã được phát minh để giúp tấn công trực tiếp đến các tế bào ung thư. Thuốc trong liệu pháp nhắm trúng đích hoạt động khác với thuốc hóa trị. Do đó, chúng thường có các tác dụng phụ khác nhau. Cơ chế hoạt động của liệu pháp nhắm trúng đích ít gây tổn thương đến những tế bào khỏe mạnh. Do đó, tác dụng phụ thường không nghiêm trọng như các phương pháp điều trị ung thư vú khác như hóa trị.

Giống như hóa trị, những loại thuốc này đi vào máu và đến hầu hết các khu vực của cơ thể. Từ đó, giúp chống lại các tế bào ung thư đã di căn đến những cơ quan khác của cơ thể. Một số loại thuốc nhắm trúng đích có thể hỗ trợ các phương pháp điều trị khác hoạt động tốt hơn.

Các phương pháp điều trị ung thư vú đang ngày càng hiện đại hơn. Với rất nhiều sự lựa chọn, bạn nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt từ sự tư vấn của bác sĩ. Bạn có thể được hóa trị hay áp dụng liệu pháp hormone, liệu pháp nhắm trúng đích cùng với phẫu thuật hoặc xạ trị. Nhiều phương pháp kết hợp sẽ tăng tỉ lệ tiêu diệt tế bào ung thư thành công hơn.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như