Dịch sởi bùng phát và những điều cần biết

Bệnh sởi có thể xảy ra ở trẻ em và cả người lớn chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đầy đủ. Dịch sởi thường bùng phát vào mùa đông-xuân. Mặc dù đã có vắc-xin phòng bệnh nhưng chúng ta đừng chủ quan, hãy nắm chắc kiến thức về căn bệnh này để có cách xử lý kịp thời, an toàn cho sức khỏe của bạn và người thân.

Bệnh sởi lây lan qua con đường nào?

  • Bệnh do vi-rút sởi gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của bệnh nhân.
  • Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, sẽ bắn ra không khí những giọt nước nhỏ li ti có chứa vi-rút. Người khác hít vào và bị lây bệnh. Hoặc những giọt này có thể rơi xuống mặt bàn, điện thoại… Người khác sờ vào những nơi này, đưa tay lên mũi hay miệng, và bị lây bệnh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh truyền nhiễm là gì và những căn bệnh phổ biến cần lưu ý

Dịch sởi bùng phát và những điều cần biết
Minh họa bệnh sởi lây lan

Xác suất bị lây bệnh sởi có cao không?

Câu trả lời là có. Bệnh sởi có tốc độ lây nhiễm rất cao, thường gây thành dịch. Nếu chưa được tiêm phòng, khả năng bị lây sởi có thể lên đến 90% sau khi tiếp xúc.

Dấu hiệu bệnh là gì?

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 – 40 độ C, sốt liên tục;
  • Hắt hơi, chảy nước mũi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm);
  • Chảy nước mắt, mắt có gỉ, sưng phù nhẹ mí mắt;
  • Xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng ở niêm mạc miệng. Các hạt này tồn tại trong khoảng 24-48 giờ;
  • Sau khi sốt 3 – 4 ngày, sẽ xuất hiện phát ban trên da. Đầu tiên ban mọc ở sau tai → Lan ra mặt → Lan xuống đến cổ, ngực, tay → Lan đến bụng, lưng, mông đùi, chân. Ban kéo dài khoảng 6 ngày rồi hết dần. Nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh sởi Đức (Rubella) có nguy hiểm hay không?

Dịch sởi bùng phát và những điều cần biết
Bệnh Rubella

Biến chứng nguy hiểm

Điều đáng sợ nhất của sởi không phải là phát ban mà là các biến chứng sau đó. Có khoảng 30% trẻ em bị sởi xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng. Các biến chứng thường gặp là bị nhiễm trùng tai, viêm phổi, viêm loét giác mạc, viêm não. Cần phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi. Các biến chứng thường nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch.

Phòng bệnh

  • Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch (với tất cả vắc xin phòng bệnh như sởi, rubella, ho gà…) giúp trẻ có miễn dịch lâu dài phòng chống bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với người đang có dấu hiệu mắc bệnh dễ lây như cúm, sởi, thủy đậu, rubella…
  • Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày.
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa.
  • Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được khám và xử trí kịp thời.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh sởi và biết cách xử lý, phòng ngừa bệnh phù hợp.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần