Dị ứng thời tiết ở mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Cùng với sự phát triển của xã hội, con người không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các vấn đề chúng ta quan tâm không chỉ là ăn mặc, sức khỏe mà thậm chí cả thẩm mỹ cũng được trở thành một mục tiêu quan trọng. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và vô vàn các vấn đề môi trường đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe, góp phần gây ra  nhiều bệnh tật trong đó có bệnh da liễu, dị ứng. Trong bài viết này, Bác sĩ Lê Thị Kiều Nhi sẽ chia sẻ các thông tin về dị ứng theo thời tiết và những ảnh hưởng của dị ứng thời tiết ở mặt bao gồm da, mắt, mũi… 

Tổng quan về dị ứng theo thời tiết

Chúng ta thường nghe về cụm từ dị ứng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cơ chế của nó. Nhìn chung, dị ứng được hiểu là những phản ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt cơ chế giải phóng histamin – một chất hóa học tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng và gây ra các triệu chứng của dị ứng. Phản ứng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Phân loại

Có nhiều cách phân loại, dựa theo thời gian khởi phát và kéo dài của các triệu chứng, dị ứng có thể được chia làm 2 loại: thường gặp nhất là dị ứng theo thời tiết (hay còn gọi là dị ứng theo mùa) và loại thứ 2 là dị ứng dai dẳng.

Dị ứng thời tiết ở mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Dị ứng thời tiết gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống

Thời điểm xuất hiện

Giống như tên gọi, dị ứng theo thời tiết xảy ra vào những thời điểm nhất định trong năm – thường là đầu mùa xuân đến cuối mùa hè và mùa thu. Tác nhân dị ứng là các chất gây dị ứng có trong không khí, thường là phấn hoa từ cỏ, cây và cỏ dại, hoặc có khi là các bào tử từ nấm mốc sinh sôi khi thời tiết thay đổi.1

Dị ứng thời tiết ở mặt biểu hiện như thế nào?

Dị ứng thời tiết có thể gây ảnh hưởng tới bất kì vị trí nào trên cơ thể. Trong đó nổi bật nhất là các triệu chứng ở vùng mặt bao gồm viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt dị ứng, thậm chí dị ứng da.

Viêm kết mạc dị ứng do thời tiết

Phản ứng dị ứng có thể khiến mắt bị viêm, đỏ và ngứa. Các triệu chứng của dị ứng mắt có thể biểu hiện khác nhau tùy mức độ nghiêm trọng và tùy thể trạng từng người. Hầu hết mọi người sẽ có cảm giác kích ứng hoặc cảm giác cộm hệt như có dị vật bên trong. Nhiều biểu hiện của dị ứng có thể rất ít và mơ hồ. Các tình trạng khác như khô mắt và viêm bờ mi cũng có thể góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.2

Dị ứng thời tiết ở mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm kết mạc dị ứng biểu hiện bởi tình trạng mắt bị đỏ, ngứa, cảm giác cộm

Kết mạc là màng nhầy bao phủ lòng trắng của mắt và bề mặt bên trong của mi. Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng viêm kết mạc do phản ứng dị ứng. Phần lớn các trường hợp dị ứng mắt liên quan đến kết mạc, các thuật ngữ “dị ứng mắt” và “viêm kết mạc dị ứng” thường được sử dụng để diễn tả tình trạng này.

Viêm kết mạc dị ứng theo mùa là loại dị ứng phổ biến nhất ảnh hưởng đến mắt. Loại viêm kết mạc này xảy ra phổ biến hơn vào mùa xuân và mùa thu – khi có nhiều phấn hoa cỏ, cây, biểu hiện triệu chứng bao gồm:

  • Đỏ.
  • Ngứa, bỏng rát ở mắt.
  • Chảy nước mắt.
  • Mí mắt sưng húp.

Viêm mũi dị ứng thời tiết

Bệnh rất thường gặp trong cộng đồng, với các triệu chứng như:3

  • Hắt hơi liên tục.
  • Sổ mũi.
  • Nghẹt mũi.
  • Ngứa mũi.
  • Ho khan do nước mũi chảy xuống vùng hầu họng làm kích thích phản xạ ho.
Dị ứng thời tiết ở mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm mũi dị ứng theo thời tiết luôn là vấn đề than phiền của người bệnh

Dị ứng da theo thời tiết

Bên cạnh hắt hơi, ho và ngứa mắt, dị ứng theo thời tiết còn gây ra các triệu chứng ở da như ngứa da, phát ban và thường gọi là viêm da dị ứng theo thời tiết.

Thông thường, các chất gây dị ứng như phấn hoa có thể tiếp xúc với da và gây phát ban. Các mảng này thường nổi và sưng gồ lên rõ ràng. Một số trường hợp, da còn xuất hiện các biểu hiện như thô ráp, bong tróc, dễ bị viêm và kích ứng,…

Những dấu hiệu này có thể bùng phát nhanh chậm khác nhau ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, và đặc biệt ở vùng mặt như má hoặc da đầu. Viêm da dị ứng theo thời tiết ở vùng mặt gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và gây tâm lý tự ti, lo âu vì vậy nên đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời nếu xuất hiện các triệu chứng này.4

Dị ứng thời tiết ở mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Dị ứng da theo thời tiết ảnh hưởng tới thẩm mỹ, gây tâm lý tự ti, lo âu

Cách chữa dị ứng thời tiết ở mặt

Viêm kết mạc dị ứng thời tiết3

Tình trạng này ít đe dọa tới thị lực, nhưng gây nhiều khó chịu và có thể làm mờ mắt tạm thời. Điều trị thường bao gồm thuốc nhỏ mắt làm giảm triệu chứng dị ứng, chườm mát cho mắt, dùng thuốc kháng histamine.

Các loại thuốc nhỏ mắt đơn giản như nước muối sinh lý có thể làm dịu đôi mắt bị kích ứng và giúp loại bỏ chất gây dị ứng. Ngoài các triệu chứng ở mắt như đỏ, ngứa mắt ,nhiều người còn có các triệu chứng khác như nghẹt mũi, chảy nước mũi, do đó thuốc xịt steroid ở mũi có thể giúp ích cho cả mắt lẫn mũi của bạn. Thuốc kháng histamin giúp ngăn ngừa tạo ra histamin, nhờ đó giảm các triệu chứng dị ứng rõ rệt.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn tồn tại trong một thời gian dài sau khi điều trị, bạn nên đi khám mắt bởi bác sĩ nhãn khoa, vì có thể có vấn đề về mắt nghiêm trọng hơn. Có một số bệnh về mắt gây đỏ mắt, một số bệnh có thể dẫn đến mù lòa nếu không được chẩn đoán và điều trị. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hoặc triệu chứng vẫn biểu hiện dai dẳng thì liệu pháp miễn dịch (tiêm hoặc viên nén đặt dưới lưỡi) có thể hữu ích.

Viêm mũi dị ứng thời tiết

Thuốc kháng histamine giúp điều trị viêm mũi dị ứng rất hiệu quả. Một số loại thuốc kháng histamine phổ biến bao gồm: Fexofenadine, Diphenhydramine, Desloratadine, Loratadine, Levocetirizine, Cetirizine. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý tránh dùng thuốc kháng histamine khi uống rượu, đặc biệt là khi lái xe vì có thể gây tại nạn đáng tiếc.3

Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian ngắn, thường không quá ba ngày, để giảm ngạt mũi và áp lực trong xoang. Thuốc thông mũi phổ biến bao gồm:3

  • Thuốc xịt mũi Afrin®.
  • Thuốc xịt mũi Phenylephrine (Neo-Synephrine®).
  • Pseudoephedrine (Sudafed®).

Nếu bạn có nhịp tim bất thường, bệnh lý tim mạch, tiền sử đột quỵ, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp hoặc các vấn đề về bàng quang, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc thông mũi.3

Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi có thể giúp giảm ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sản phẩm, bạn cũng nên hạn chế sử dụng lâu dài. Xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu một phác đồ điều trị dị ứng để đảm bảo rằng bạn đang dùng các loại thuốc tốt nhất.

Viêm da dị ứng thời tiết

Cũng như các tình trạng dị ứng khác, phương pháp tốt nhất là tìm ra nguyên nhân gây phát ban và tránh xa nó.

Khi có phản ứng dị ứng da, hãy cố gắng giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa vùng da đó bị nhiễm trùng. Một điều cần lưu ý là cần hạn chế gãi, mặc dù đó là một cảm giác thôi thúc khó cưỡng lại. Các phương pháp điều trị có thể giúp giảm ngứa và hết sưng như:4

  • Kem hydrocortisone.
  • Thuốc mỡ.
  • Thuốc kháng histamine.
  • Chườm lạnh.

Bên cạnh đó, điều cần thiết là liên hệ với với bác sĩ để được tư vấn về điều trị cụ thể dị ứng da theo thời tiết.

Phát ban thường sẽ hết trong vài tuần. Nhưng các triệu chứng dị ứng, mẩn đỏ và ngứa có thể quay trở lại nếu da bạn tiếp tục tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Hầu hết các trường hợp dị ứng da không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, một phản ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ có thể nhanh chóng lan ra khắp cơ thể và khiến bạn khó thở. Gọi cấp cứu nếu môi của bạn bắt đầu sưng, ngứa, kèm tình trạng khó thở.

Thuốc dạng kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid thường được kê toa dùng kèm theo sau bước dưỡng ẩm để giúp giảm ngứa và phục hồi vùng da bị dị ứng làm giảm ngứa và đóng vảy. Vấn đề là không nên lạm dụng thuốc để tránh nguy cơ xảy ra phản ứng phụ. Một số loại kem bôi khác có chứa thành phần là chất ức chế calcineurin cũng có thể được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn nhằm tác động tới hệ thống miễn dịch, ngăn hệ miễn dịch phản ứng quá mức – từ đó giảm bớt tần suất dị ứng của da. Nếu da có vết loét hoặc xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, bạn có thể cần dùng thêm thuốc kháng sinh dạng uống hoặc thoa để giảm bớt tình trạng viêm.4

Nhìn chung đối với các tình trạng dị ứng theo thời tiết ở vùng mặt như mắt, mũi, da, điều trị thông thường chủ yếu chỉ giúp làm giảm triệu chứng, quan trọng hơn cả là bảo vệ cơ thể tránh xa các tác nhân gây dị ứng theo mùa.

Phòng ngừa dị ứng thời tiết ở mặt

Thật khó để chữa trị dứt điểm dị ứng theo thời tiết vì nó liên quan tới cơ địa, hệ miễn dịch, và sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng theo mùa của từng người. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm soát tốt tình trạng này bằng việc điều trị triệu chứng theo từng đợt và hạn chế tiếp xúc với yếu tố thời tiết bất lợi. Dưới đây là các mẹo nhỏ giúp người bị dị ứng theo thời tiết cải thiện chất lượng cuộc sống:

  • Hạn chế ra đường khi nồng độ phấn hoa trong không khí cao nhất, thường là vào giữa buổi sáng và đầu buổi tối. Đóng cửa sổ phòng ngủ thường xuyên.
  • Khi bạn ra ngoài, đeo kính râm để ngăn phấn hoa bay vào mắt. Đừng dụi mắt vì có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng gạc mát lau nhẹ nhàng lên mắt.
  • Hạn chế tiếp xúc với con mạt nhà. Hãy sử dụng vỏ gối đặc biệt để ngăn chặn các mạt nhà sinh sống. Giặt bộ ra giường, ra gối, chăn mền thường xuyên bằng nước nóng. Nếu nệm của bạn đã sử dụng hơn vài năm, hãy cân nhắc việc thay mới.
  • Để ngăn nấm mốc phát triển trong nhà, hãy giữ độ ẩm dưới 50%. Bạn có thể cần sử dụng máy hút ẩm, đặc biệt là trong tầng hầm ẩm ướt. Vệ sinh máy hút ẩm thường xuyên. Và sử dụng dung dịch tẩy rửa khi bạn dọn dẹp nhà bếp và phòng tắm.

Tuy nhiên khi các biện pháp giảm dị ứng không hiệu quả. Người bệnh nên gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dị ứng thời tiết ở mặt có thể để lại những biến chứng không mong muốn nếu tình trạng dị ứng kéo dài. Chăm sóc và quan tâm tới sức khỏe là chìa khóa vàng để có được cuộc sống tốt đẹp và thoải mái.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan