Dị ứng thời tiết: Nhận diện, điều trị và cách phòng ngừa

Những triệu chứng dị ứng xuất hiện khi thời tiết thay đổi rất thường gặp. Vấn đề này đôi khi chỉ thoáng qua, nhẹ nhàng, nhưng cũng có những lúc làm bạn phải gặp nhiều khó chịu. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu về vấn đề Dị ứng thời tiết. Bao gồm các khái niệm liên quan, nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra còn có các triệu chứng, phương thức phòng ngừa, điều trị.

1. Tìm hiểu về chứng dị ứng thời tiết

1.1. Khái niệm

Ở Mỹ, dị ứng thời tiết còn có một tên gọi khác là sốt cỏ khô. Tỷ lệ mắc phải các tình trạng dị ứng liên quan đến thời tiết ở châu Á rơi vào khoảng 8 – 9% dân số.

Sốt cỏ khô xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với chất gây dị ứng ngoài trời, chẳng hạn như phấn hoa. Chất gây dị ứng là bệnh nguyên (nguyên nhân gây bệnh) tạo ra phản ứng dị ứng. Các chất gây dị ứng phổ biến nhất là phấn hoa, là các loại phấn có trọng lượng rất nhẹ, có thể bay trong không khí. Phấn hoa được mang đi bởi côn trùng thụ phấn quá nặng để có thể tồn tại trong không khí lâu và chúng ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng.

Dị ứng thời tiết: Nhận diện, điều trị và cách phòng ngừa

Ở Mỹ, sốt cỏ khô bắt nguồn từ mùa cắt cỏ khô. Trong lịch sử, hoạt động này xảy ra trong những tháng mùa hè, cùng khoảng thời gian nhiều người gặp phải các triệu chứng dị ứng liên quan.

Dị ứng thời tiết: Nhận diện, điều trị và cách phòng ngừa
Hình minh hoạ. Nguồn: Internet.

Dị ứng theo mùa ít phổ biến hơn trong mùa đông, nhưng bạn có thể bị viêm mũi dị ứng quanh năm. Các loài thực vật khác nhau phát ra phấn hoa tương ứng vào các thời điểm khác nhau trong năm. Tùy thuộc vào tác nhân gây dị ứng và nơi bạn sống, bạn có thể bị sốt cỏ khô 1 hoặc nhiều mùa trong năm. Bạn cũng có thể phản ứng với các chất gây dị ứng trong nhà, chẳng hạn như nấm mốc hoặc lông thú cưng.

1.3. Nguyên nhân

Một số loại cây có thể khiến bạn bị dị ứng như:
  • Cây trăn (Tổng quán sủi).
  • Gỗ tần bì.
  • Cây dương.
  • Gỗ dẻ gai (gỗ sồi).
  • Tuyết tùng.
  • Cây bách.
  • Cây du.
  • Gỗ mại châu.
  • Cây bách xù.
  • Cây phong.
  • Dâu tằm.
  • Ôliu.
  • Cây thông.
  • Cây sung.
  • Liễu.
Một số loại cỏ 
  • Cỏ gà.
  • Đuôi trâu.
  • Cỏ cao.
  • Cỏ nón.
  • Đuôi mèo.
  • Timothy.

Xem thêm: Dị ứng ánh sáng mặt trời có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào?

2. Triệu chứng của dị ứng thời tiết

Các triệu chứng của dị ứng theo mùa từ nhẹ đến nặng.

2.1. Các triệu chứng phổ biến

  • Hắt xì.
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Chảy nước mắt và ngứa mắt.
  • Ngứa họng hoặc ống tai.
  • Nghẹt tai.
  • Chảy nước mũi xuống họng.

2.2. Các triệu chứng ít phổ biến hơn

  • Đau đầu.
  • Hụt hơi.
  • Thở khò khè.
  • Ho.
  • Nhiều người bị sốt cỏ khô cũng bị hen suyễn. Nếu bạn bị cả sốt cỏ khô và hen suyễn, thì các chất gây dị ứng theo mùa của bạn có thể kích hoạt cơn hen suyễn.

3. Chẩn đoán dị ứng thời tiết

Hãy liên hệ với bác sĩ gia đình khi có triệu chứng. Họ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa dị ứng để làm các xét nghiệm.

Chuyên gia dị ứng có thể cho bạn làm xét nghiệm da, bao gồm đưa vào bề mặt da một lượng nhỏ chất gây dị ứng hoặc tiêm một mẫu nhỏ chất gây dị ứng đã được pha loãng dưới da cánh tay hoặc lưng của bạn. Nếu bạn bị dị ứng với chất này, một vết sưng nhỏ màu đỏ (gọi là váng sữa hoặc tổ ong) sẽ hình thành. Đôi khi, bạn có thể được xét nghiệm máu.

Như vậy, thông thường, chỉ qua việc hỏi, khám và thực hiện xét nghiệm dị ứng là đủ để chẩn đoán tình trạng bệnh lý của bạn.

4. Phương pháp điều trị

Có rất nhiều loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng. Chúng bao gồm:

4.1. Antihistamines

Bao gồm các loại thuốc như Loratadin, Desloratadin, Diphenhydramine…

Các loại thuốc này có thể làm giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, và ngứa. Cơ chế tác dụng do nó chống lại histamine trong cơ thể, histamine là chất gây ra nhiều triệu chứng dị ứng.

Tác dụng phụ thường gặp của các loại này: Buồn ngủ, khô miệng, mũi…

Xem thêm: Những điều cần lưu ý về thuốc kiểm soát dị ứng Clarityne (loratadin).

4.2. Thuốc thông mũi (Decongestants)

Thuốc này sẽ làm các mạch máu ở vùng mũi, xoang đang giãn nở bị xẹp lại. Điều này sẽ giúp thông thoáng vùng mũi xoang, giảm nghẹt mũi.

Thuốc thông mũi có cả 2 dạng: thuốc viên và thuốc xịt mũi. Loại xịt mũi được ưa dùng hơn do có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.

4.3. Thuốc xịt Steroid

Loại thuốc này giúp giảm tình trạng viêm diễn ra trong mũi. Đây cũng là lựa chọn thông dụng hơn các loại trên. Chỉ có 3 loại được FDA (quản dược phẩm, thực phẩm Hoa Kỳ) cho phép sử dụng dưới dạng OTC (Over the counter – không cần toa bác sĩ).

Bao gồm: Budesonide, Fluticasone, và Triamcinolone.

4.4. Thuốc nhỏ mắt

Phù hợp với những bệnh nhân có biểu ngứa, chảy nước mắt. Ketotifen là loại thuốc được FDA công nhận dưới dạng OTC.

Dù bạn có thể mua những loại thuốc dị ứng này mà không cần đơn bác sĩ, nhưng bạn vẫn nên nói chuyện trước với họ để đảm bảo rằng bạn chọn đúng loại thuốc. Một số loại thuốc kháng histamine có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, vì vậy hãy cẩn thận nếu bạn dùng chúng vào ban ngày. Có một số loại antihistamine không có tác dụng phụ này. Nếu bạn cảm thấy cần thuốc kháng histamine không kê đơn và thuốc thông mũi trong hơn một vài ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Bạn đã thử các thuốc OTC và bạn thấy rằng triệu chứng vẫn còn?

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị một loại thuốc theo toa, chích ngừa dị ứng hoặc thuốc viên trị liệu miễn dịch dưới lưỡi. Nhiều loại thuốc xịt mũi steroid có thể được sử dụng khi có toa bác sĩ.

4.5. Liệu pháp miễn dịch

Phương pháp này cung cấp cho cơ thể bạn liều lượng chất gây dị ứng tăng dần cho đến khi cơ thể bạn có thể tự điều hoà được. Điều trị có thể làm giảm các triệu chứng của bạn trong một thời gian dài hơn so với các loại thuốc dị ứng khác. Mặc dù nó không hiệu quả với tất cả mọi người, nhưng nó có thể ngăn chặn các triệu chứng của một số người trong một vài năm.

4.6. Phương pháp tự nhiên (không dùng thuốc) cho điều trị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết: Nhận diện, điều trị và cách phòng ngừa
Hình minh hoạ. Nguồn: Internet.

Phương pháp rửa mũi sử dụng kết hợp nước ấm, khoảng 1/4 thìa muối và 1/4 thìa baking soda để làm sạch chất nhầy và mở các lỗ thông xoang. Bạn có thể sử dụng bình bóp (bán sẵn trong các cửa hàng sức khoẻ) hoặc một loại bình như một ấm trà nhỏ. Sử dụng nước cất, vô trùng hoặc nước đã đun sôi trước đó để tạo ra dịch rửa mũi. Điều quan trọng nữa là phải rửa sạch thiết bị tưới sau mỗi lần sử dụng và để nó ở nơi khô ráo trong không khí.

Xem thêm: Rửa mũi cho bé đúng cách: Bố mẹ đã biết?

5. Các phương pháp phòng tránh dị ứng thời tiết

  • Cố gắng ở trong nhà bất cứ khi nào số lượng phấn hoa rất cao. Số lượng thường cao điểm vào buổi sáng.
  • Đóng cửa và cửa sổ của bạn trong những tháng mùa xuân để ngăn chặn các chất gây dị ứng. Máy lọc không khí cũng có thể hữu ích.
  • Thường xuyên vệ sinh bộ lọc không khí trong nhà. Ngoài ra, hãy lau sạch giá sách, lỗ thông hơi và những nơi khác có thể có phấn hoa bay đến.
  • Gội đầu sau khi đi ra ngoài, vì chất gây dị ứng có thể tích tụ ở đó.
  • Hút bụi hai lần một tuần. Hãy đeo khẩu trang vì hút bụi có thể làm bay phấn hoa, nấm mốc và bụi bị mắc kẹt trong thảm của bạn.

Điều trị dị ứng thời tiết bao gồm các loại thuốc không cần kê toa, cần kê toa và phương pháp vật lý như rửa mũi. Điều quan trọng là nên phòng ngừa các loại dị ứng có thể, chủ yếu là làm sạch môi trường sống xung quanh.

Bác sĩ Phan Thị Hoàng Yến

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm