Dị ứng Niken: Những điều bác sĩ muốn bạn biết

Dị ứng Niken là một trong những tình trạng viêm da tiếp xúc rất phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Niken được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm, bao gồm trang sức, điện thoại di động, tiền xu, khóa kéo, gọng kính, khóa thắt lưng và chìa khóa,… Tùy vào lượng Niken giải phóng cũng như cơ địa mỗi người mà phản ứng da có thể xảy ra tại vị trí tiếp xúc, hoặc đôi khi lan rộng ra phần còn lại của cơ thể. Trong bài viết này, các bác sĩ từ Youmed sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức về dị ứng Niken. Nhờ đó,  bạn sẽ biết cách phát hiện, điều trị và phòng ngừa nó hiệu quả.

1. Định nghĩa dị ứng niken

Dị ứng Niken là kết quả của quá trình phản ứng của da sau khi tiếp xúc với vật phẩm giải phóng lượng Niken.

Ngoài ra, bạn có thể bị phát ban, ngứa toàn thân sau khi ăn uống thực phẩm có lượng Niken cao. Ví dụ : bột nguyên hạt, yến mạch, đậu nành, các loại đậu, động vật có vỏ, các loại hạt, cam thảo và sô cô la,…

Dị ứng Niken: Những điều bác sĩ muốn bạn biết
Dị ứng Niken: Những điều bác sĩ muốn bạn biết
Dị ứng niken khi đeo nhẫn

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng niken

  • Phụ nữ : Dị ứng niken ảnh hưởng đến phụ nữ gấp 3 đến 10 lần so với nam giới. Lý do là phụ nữ thường tiếp xúc hàng ngày với đồ trang sức, hàng may mặc và đồng hồ đeo tay. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng phát triển độ nhạy tiếp xúc hơn nam giới.
  • Đổ mồ hôi nhiều: Mồ hôi gây ra sự giải phóng các ion niken từ các vật phẩm kim loại.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá nặng là một yếu tố nguy cơ gây dị ứng niken. Vì kim loại được tìm thấy trong thuốc lá với hàm lượng trung bình từ 1 đến 3 μg mỗi điếu thuốc.
  • Lịch sử gia đình bị dị ứng Niken: Bạn có thể thừa hưởng khả năng dị ứng với Niken nếu những người trong gia đình bạn cũng nhạy cảm với nó.

>> Xem thêm: Viêm da dị ứng: Điều trị, phòng ngừa tái phát

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh 

Kể từ thời điểm tiếp xúc, phát ban thường xuất hiện trong vòng 12h-48h và có thể kéo dài trong 3-4 tuần

Bạn có thể thấy các triệu chứng:

– Ngứa

– Đỏ da hay thay đổi màu sắc da

– Nổi mẩn hoặc mề đay trên da, sưng da

– Các mảng khô da, có thể bong tróc

– Đôi khi sẽ có mụn nước theo sau, chúng có thể vỡ ra, chảy dịch, để lại lớp vỏ và vảy

>> Xem thêm: Bí kíp những điều cần chuẩn bị trước khi đi khám bệnh Mề đay

Dị ứng Niken: Những điều bác sĩ muốn bạn biết
Dị ứng với nút quần chứa Niken

Nếu không được điều trị, làn da của bạn có thể trở nên tối màu, sạm và nứt nẻ.

Trong trường hợp nghiêm trọng, phát ban có thể lan rộng. Nếu da của bạn bị nhiễm trùng, nó sẽ trở nên ấm hơn và đỏ hơn hoặc chứa đầy mủ. Khi đó, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chăm sóc ngay.

4. Cách phát hiện bệnh 

Bác sĩ của bạn thường có thể chẩn đoán dị ứng Niken bằng cách nhìn vào da của bạn và hỏi xem:  Bạn có chạm vào kim loại gì không?

Một thử nghiệm với miếng dán da thường được thực hiện nếu nghi ngờ dị ứng với Niken. Bác sĩ sẽ bôi một lượng nhỏ niken và các chất gây dị ứng khác lên vùng da của bạn và che chúng bằng các miếng dán. Phản ứng sẽ được theo dõi trong 48 giờ. Nếu bạn bị dị ứng với Niken, làn da của bạn sẽ bị kích ứng sau khoảng thời gian đó. Thử nghiệm miếng dán thường rất an toàn và không gây ra phản ứng dị ứng nặng. Trong một số trường hợp, nếu kết quả chưa rõ ràng thì sẽ cần làm thêm các thử nghiệm khác.

Dị ứng Niken: Những điều bác sĩ muốn bạn biết
Miếng dán thử nghiệm dị ứng niken

5. Điều trị dị ứng niken

– Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là tránh tiếp xúc với các vật thể có thể gây ra phản ứng.

– Nếu da của bạn bị nứt hoặc phồng rộp, bạn nên tháo bất kỳ đồ trang sức bằng kim loại ngay lập tức. Sau đó, gặp bác sĩ để điều trị để tránh bị nhiễm trùng.

– Đối với các triệu chứng nhẹ, một loại kem hydrocortisone và thuốc kháng histamine cho thấy hiệu quả.

– Các tổn thương cấp tính có thể được điều trị bằng thuốc sát trùng và steroid tại chỗ. Ngoài ra, có thể thêm một loại thuốc hoạt động trên hệ thống miễn dịch của bạn. Các steroid có hiệu lực thấp được khuyến nghị cho các khu vực mặt và uốn cong. Steroid có hiệu lực cao có thể được sử dụng cho các vị trí khác như lòng bàn tay và lòng bàn chân

– Kháng sinh tại chỗ hoặc uống phải được kê đơn trong trường hợp nhiễm vi khuẩn thứ cấp

– Chất làm mềm trong kem rất hữu ích để giảm ngứa và khô da.

>> Xem thêm: Corticoid và làn da

6. Phòng ngừa dị ứng niken và ngăn ngừa tái phát

– Một khi dị ứng niken phát triển, nó thường kéo dài cả đời bạn. Nhưng có nhiều cách để giảm bớt các triệu chứng của bạn

– Cách duy nhất là tránh tiếp xúc với các vật kim loại giải phóng Niken

7 điều bạn nên nhớ

1. Mua bông tai, dây chuyền, đồng hồ,.. bằng thép không gỉ hoặc vàng.  Thay thế các nút kim loại bằng các nút được làm bằng nhựa hoặc đồng thau.

2. Dùng gọng kính làm bằng titan hoặc nhựa

3. Sử dụng quần áo, vật dụng có các nút, dây khóa được làm bằng nhựa, tráng nhựa hoặc sơn kim loại.

4. Mua các thắt lưng bằng da, vải hoặc nhựa.

Dị ứng Niken: Những điều bác sĩ muốn bạn biết

5. Chọn mua các loại mỹ phẩm chứa ít niken. Đặc biệt sản phẩm như mascara, phấn mắt có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng dị ứng. Các mỹ phẩm có sẵn trên thị trường chứa ít hơn 1ppm Niken, có thể được sử dụng một cách an toàn bởi hầu hết các bệnh nhân nhạy cảm.

6. Thuốc chống mồ hôi: Việc sử dụng chất chống mồ hôi để giảm mồ hôi đôi khi có thể ngăn ngừa dị ứng niken

7. Chế độ ăn ít Niken: Hiệu quả của việc kê đơn chế độ ăn uống vẫn còn gây tranh cãi. Vì việc hấp thụ hàng ngày từ thực phẩm thấp hơn nhiều so với liều dùng để tạo ra các triệu chứng trong các nghiên cứu thực nghiệm. Đã có chứng minh rằng bạn có thể được hưởng lợi từ chế độ ăn không có hoặc ít Niken.

Tóm lại, dị ứng Niken là tình trạng viêm da tiếp xúc rất thường gặp. Bệnh không nguy hiểm nhưng có thể mang lại nhiều khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Việc nắm rõ các triệu chứng phát hiện bệnh, các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như biết cách phòng ngừa là rất cần thiết. Khi có triệu chứng nặng như sưng mủ, nhiễm trùng thì bạn nên đến gặp Bác sĩ. Như thế, bạn sẽ được điều trị kịp thời và còn tránh để lại sẹo xấu về sau nữa nhé!

Bác sĩ Hoàng Thị Việt Trinh

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống
Hình ảnh tin tức Nhận biết sớm các triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu để điều trị
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng có thể điều trị và phòng ngừa được. Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng không được chẩn
Hình ảnh tin tức Giải đáp vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai
Vợ chồng bạn đang trong cuộc đua “săn rồng” và dù đã canh ngày rụng trứng để quan hệ nhưng vài tháng trôi qua mà vẫn chưa có tin vui. Bạn băn khoăn
Hình ảnh tin tức Mùa nắng nóng uống rau má đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
Rau má đậu xanh là thức uống giải nhiệt được nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon và cảm giác thanh mát khi thưởng thức. Song việc uống nhiều
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà và làm sao để nhận biết sớm bệnh?
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là bệnh không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn