Dậy thì sớm: Nguyên nhân, Yếu tố nguy cơ, Tác hại

Dậy thì sớm hiện đang là vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm và đang có xu hướng ngày ở nhiều trẻ nhỏ. Chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm kịp thời sẽ giúp trẻ tránh khỏi những ảnh hưởng không mong muốn về phát triển thể chất, tâm lý và hành vi trong quá trình phát triển.

1. Nguyên nhân dậy thì sớm là gì?

Để hiểu nguyên nhân của bệnh lí dậy thì sớm ở trẻ em, cha mẹ cần biết đến lí do xảy ra hiện tượng dậy thì ở trẻ.Vùng dưới đồi ở não bắt đầu quá trình sản xuất một loại hormone có tên là GnRH. Hormone này đến tuyến yên – là một tuyến nhỏ giống hạt đậu nằm ở phía sau não – nó dẫn đến việc sản xuất nhiều hormone trong buồng trứng cho nữ (có tên là estrogen) và tinh hoàn cho nam (có tên là testosterone)

Dậy thì sớm: Nguyên nhân, Yếu tố nguy cơ, Tác hại
 Quá trình sản xuất nội tiết tố hay estrogen ở nữ.

Estrogen có vai trò trong sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục của bé gái. Testosterone chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục của bé trai. Tại sao quá trình này bắt đầu sớm ở một số trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân trung ương, ngoại biên hay một phần.

1.1. Dậy thì sớm trung ương

Nguyên nhân của dậy thì sớm trung ương thường không thể xác định được. Đối với phần lớn trẻ mắc bệnh này là không có vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn trước đó. Trong một số ít trường hợp, dậy thì sớm trung ương có thể được gây ra bởi:

  • Một khối u trong não hoặc tủy sống (hay còn gọi là hệ thần kinh trung ương).
  • Một khiếm khuyết trong não như tích tụ chất lỏng bất thường (não úng thủy) hay khối máu tụ.
  • Điều trị não hay tủy sống bằng phương pháp xạ trị.
  • Tổn thương ở não do chấn thương, tai nạn…
  • Hội chứng di truyền hiếm gặp McCune – Albright, ảnh hưởng đến xương và màu da của trẻ. Bệnh gây rối loạn đến quá trình sản xuất các hormone.
  • Tăng sinh thượng thận bẩm sinh. Là bệnh lí di truyền có tính chất gia đình, do thiếu hụt một trong những men cần thiết cho việc tổng hợp hormone ở tuyến thượng thận.
  • Suy giáp – một tình trạng mà tuyến giáp không sản xuất đủ các loại hormone cần thiết.

1.2. Dậy thì sớm ngoại biên

Estrosgen và Testosterone trong cơ thể trẻ nếu bị rối loạn sẽ dẫn đến loại dậy thì này. Tỉ lệ dậy thì sớm ngoại biên rất ít, là do không có sự điều hòa ở não qua hormone GnRH. Thay vào đó, nguyên nhân giải phóng là tiết estrogen và testosterone vào cơ thể do bất thường ở buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận và tuyến yên.

Ở cả bé gái và bé trai, những điều sau đây có thể dẫn đến dậy thì sớm ngoại biên:

  • Khối u ở tuyến thượng thận, tuyến yên, buồng trứng (ở bé gái) hay tinh hoàn (ở bé trai).
  • Hội chứng McCune – Albright.
  • Tiếp xúc với các nguồn estrogen và testosterone bên ngoài như thoa kem hoặc thuốc mỡ.
  • Một rối loạn di truyền hiếm gặp, không liên quan đến hormone GnRH, dẫn đến việc sản xuất testosterone sớm ở bé trai. Thường ở độ tuổi từ 1 đến 4 tuổi.

1.3. Dậy thì sớm một phần

Là tình trạng phát triển sớm và riêng lẻ một đặc tính sinh dục. Không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm.

>>>Việc nhận ra trẻ bị dậy thì sớm để có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ là điều hết sức quan trọng để giảm thiểu tối đa những tác hại đối với trẻ. Hãy tham khảo bài viết: Dậy thì sớm: Dấu hiệu nhận biết để có thêm những thông tin bổ ích.

2. Những yếu tố nguy cơ nào khiến trẻ dễ dậy thì sớm?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ bao gồm:

  • Giới tính nữ. Theo thống kê, tỉ lệ bé gái xuất hiện dậy thì sớm nhiều gấp 5 đến 6 lần bé trai.
  • Người Mỹ gốc Phi. Dậy thì sớm xuất hiện nhiều ở người Mỹ gốc Phi hơn các chủng tộc khác.
  • Béo phì. Trẻ thừa cân đáng kể có nguy cơ dậy thì sớm nhiều hơn.
  • Sử dụng các chất có liên quan đến hormone giới tính. Các sản phẩm kem, thuốc mỡ, thực phẩm chức năng có estrogen hoặc testosterone.
  • Những vấn đề sức khỏe như tăng sinh thượng thận bẩm sinh, suy giáp, đang xạ trị khối u.

3. Một số tác hại của dậy thì sớm

Nếu như trẻ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, những biến chứng sau có thể xảy ra:

3.1. Thể trạng thấp lùn:

Khi bắt dầu dậy thì, các nội tiết tố được sản xuất nhiều đến mức khiến trẻ tăng trưởng quá nhanh so với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, vì xương của trẻ trưởng thành nhanh hơn bình thường, trẻ cũng thường ngừng phát triển sớm hơn. Do đó, trẻ có nguy cơ thấp hơn mức chiều cao lý tưởng khi trưởng thành. Nếu trẻ được điều trị sớm, điều này có thể giúp trẻ cao hơn so với khi trẻ không được điều trị.

Dậy thì sớm: Nguyên nhân, Yếu tố nguy cơ, Tác hại
Dậy thì sớm có hại hay là không ?

3.2. Vấn đề về tâm lý và xã hội:

Những cô gái và chàng trai bắt đầu dậy thì từ lâu trước các bạn cùng tuổi, có thể cực kì ý thức sự thay đổi của cơ thể. Điều này dễ dẫn đến trầm cảm, tự ti, suy nghĩ tiêu cực hay rối loạn ăn uống và sử dụng các chất kích thích.

Dậy thì sớm ngày càng xuất hiện nhiều khi trẻ ở độ tuổi còn nhỏ. Nguyên nhân thường do vô căn. Ngoài ra còn có sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố di truyền, nội tiết và môi trường. Bạn hãy đưa trẻ đến gặp Bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ. Trẻ sẽ được chẩn đoán nguyên nhân của dậy thì sớm (có thể do trung ương, ngoại biên hay một phần) và có liệu pháp điều trị thích hợp, để tránh những ảnh hưởng đến tầm vóc và tâm lý của trẻ.

 Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

    

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm