Đau răng khôn và những cách giảm đau bạn nên biết

Đau răng khôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Khi răng khôn mọc, thông thường nó sẽ gây ra những cơn đau, cảm giác nhức nhối khiến người mọc răng cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn tinh thần của họ. Để hiểu hơn về vấn đề bạn đang gặp phải, cũng như biết cách xử lý đơn giản để giảm đau tại nhà khi răng khôn mọc, hãy cùng Bác sĩ YouMed theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân đau răng khôn

Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng hàm cuối cùng ở mỗi bên hàm, nó còn có tên gọi khác là răng số 8, mỗi người sẽ có 2 chiếc răng khôn ở hàm trên và hai chiếc ở hàm dưới. Sở dĩ răng có cái tên đặc biệt như vậy vì thông thường răng khôn không mọc khi còn nhỏ, nó thường mọc ở người từ 17 đến 25 tuổi (những người đã đủ nhận thức, trí tuệ của một người trưởng thành). Thời điểm mọc răng khôn khác nhau ở mỗi người, có người mọc răng khôn sớm, có người mọc muộn, cũng có người không mọc răng khôn trong suốt cuộc đời của mình vì vậy họ sẽ không phải chịu cảm giác đau răng khôn.

Đau răng khôn và những cách giảm đau bạn nên biết
Răng không mọc lệch

Nguyên nhân gây đau răng khôn

Đau răng khôn có thể là những cơn đau âm ỉ, không quá nhức nhối xảy ra khi răng khôn đi xuyên qua nướu để mọc lên. Trong nhiều trường hợp việc mọc răng khôn lại gây ra những cơn đau dữ dội, nặng hơn rất nhiều. Thông thường những cơn đau dữ dội xuất hiện khi răng khôn không đủ diện tích mọc hay có vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. Khi đó răng khôn thường mọc lệch ngang hoặc lệch xiên đâm vào răng xung quanh. Tệ hơn răng khôn có thể bị nhiễm trùng do sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài. Ngoài ra chúng có thể gây ra những biến chứng như: hư các răng khác; u nang; bệnh về nướu; …

Đau răng khôn và những cách giảm đau bạn nên biết
Hình ảnh X – Quang răng khôn

Cách giảm đau răng khôn tại nhà

Đau răng gây cho bạn cảm giác khó chịu, đau nhức, ê buốt kéo dài. Nhổ răng khôn sẽ là biện pháp tốt nhất để dứt điểm cơn đau này. Tuy nhiên việc này cần phải được quyết định cũng như tiến hành bởi nha sĩ. Nếu bạn chưa có thời gian đến gặp nha sĩ, bạn có thể áp dụng những cách giảm đau dưới đây tại nhà:

Gel bôi tê

Một trong những cách giảm đau răng là sử dụng gel nha khoa gây tê. Bên trong gel có chứa hoạt chất benzocaine giúp giảm cảm giác ở đau ở nướu. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thận trọng nếu bạn bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Đau răng khôn uống thuốc gì? Đau răng uống Panadol được không? Acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Motrin) hoặc Naproxen (Aleve) hay Panadol là những thuốc thuốc giảm đau bạn có thể sử dụng khi đau răng. Bạn cần phải sử dụng theo liều khuyến cáo in trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên nếu sức dụng thuốc giảm đau lâu dài có thể gây độc cho gan. Hơn nữa những thuốc giảm đau này chỉ giúp bạn kéo dài sự thoải mái để bạn có đủ thời gian đến gặp nha sĩ. Việc sử dụng thuốc giảm đau không giúp điều trị triệt để nguyên nhân gây đau răng của bạn. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng thuốc bạn nhé.

Túi chườm đá

Nhiệt độ lạnh là một giải pháp an toàn không cần dùng thuốc để giảm đau răng cho bạn. Việc bạn cần làm là chườm túi đá lên phần góc hàm bị đau trong khoảng 15 đến 20 phút sau đó nghỉ ngơi đợi cơn đau đi qua.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn tự nhiên, giúp giảm đáng kể vi khuẩn trong khoang miệng của bạn. Chính vì lý do đó, nước muối có thể giúp giảm hiệu quả cơn đau răng của bạn.

Đinh hương

Eugenol trong đinh hương có thể giúp giảm đau cũng như giảm các phản ứng viêm hay nhiễm trùng (theo một nghiên cứu của Anh). Bạn có thể sử dụng trực tiếp đinh hương hoặc sử dụng nó dưới dạng tinh dầu. Cách bạn sử dụng đinh hương dưới dạng trực tiếp:

  • Đặt đinh hương lên vị trí răng khôn đang đau của bạn.
  • Giữ đinh hương cố định trên răng bằng cách khép hàm lại nhưng tuyệt đối không nhai.
  • Để đến khi cơn đau dịu xuống thì bạn có thể nhổ bỏ nó đi.

Cách bạn sử dụng đinh hương dưới dạng tinh dầu:

  • Thấm đinh hương vào bông gòn hoặc tăm bông.
  • Đặt bông gòn lên vị trí răng đau.
  • Giữ bông gòn tại vị trí răng khôn đau đến khi cơn đau đi qua sau đó lấy nó ra.

Tuy nhiên đinh hương có thể gây ra một vài tác dụng phụ như: khó thở, nóng rát ở cổ họng hay mũi, đau bụng, tiêu chảy, …

Hành tây

Đau răng khôn nên ăn gì? Khi bị đau răng khôn, bạn có thể bổ sung hành tây vào thực đơn của mình. Tinh dầu trong hành tây giúp giảm sưng và chống lại sự nhiễm trùng vì vậy việc ăn hành tây có thể giúp giảm cơn đau do răng khôn gây ra.

Túi trà

Tannin chứa trong túi trà có thể giúp kháng viêm, kháng khuẩn vì thế nó hoàn toàn có thể giúp bạn cảm giác dễ chịu hơn khi bị đau răng.

Loại bỏ răng

Loại bỏ răng khôn được coi là biện pháp cuối cùng để trị dứt điểm cơn đau của bạn. Bạn không thể ngăn răng khôn mọc cũng như không thể ngăn ngừa những tác nhân gây ảnh hưởng đến quá trình mọc của nó. Cách tốt nhất để bạn kiểm soát tốt cơn đau là gặp nha sĩ thường xuyên mỗi 6 tháng một lần. Để bác sĩ theo dõi, phát hiện, loại bỏ nó trước khi xuất hiện triệu chứng.

Cách phòng ngừa đau răng khôn

Đau răng khôn không nên ăn gì?

Khi đau răng, bạn không nên sử dụng thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc acid. Những loại thức ăn trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thực phẩm quá nóng hay quá lạnh hoặc quá cứng đều có thể làm cơn đau của bạn nặng hơn.

Những điều cần làm khi bị đau răng?

Bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách như: đánh răng 2 lần một ngày, sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn kẹt lại trong răng sau bữa ăn thay vì dùng tăm truyền thống. Thường xuyên xúc miệng bằng nước muối để khử khuẩn khoang miệng, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng răng. Uống nhiều nước để giúp làm ẩm khoang miệng, giữ độ ẩm cho môi, lưỡi, nướu,… giúp chúng không bị tổn thương, nứt nẻ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập đồng thời giúp đẩy, tống thức ăn đang bị mắc kẹt trong nướu, xung quanh răng ra ngoài. Những việc làm trên giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí răng bị tổn thương. Đồng thời, chúng còn giúp giảm cơn đau răng cho bạn.

Đau răng khôn là vấn đề thường gặp, phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Việc một cơn đau kéo dài diễn ra trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Bạn nên đến gặp nha sĩ định kỳ 6 tháng/ 1 lần để kiểm tra vấn đề răng miệng của mình.Nếu bị đau răng khôn, hãy nhớ những cách giảm đau hiệu quả mà YouMed giới thiệu đến bạn.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Cách kiềm chế ham muốn ở nam: 4 giải pháp ít ai biết đến!
Nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn nữ giới do sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, ham muốn tình dục cao quá mức có thể gây ra những ảnh
Hình ảnh tin tức Mặt nạ tía tô trị nám: Giải pháp tự nhiên, hiệu quả cho làn da sáng mịn
Nám là tình trạng da liễu phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là các mảng sẫm màu trên da mặt. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng
Hình ảnh tin tức Cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường?
Cholesterol toàn phần là gì và cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường là những thắc mắc thường gặp khi chúng ta nghe về tình trạng mỡ máu cao.
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc]: Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Thai chết lưu có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu như thai không máy trong thời gian dài, chuột rút, chảy máu âm đạo… Vậy thai chết lưu bao lâu
Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào