Đau quai hàm: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Đau quai hàm là một tình trạng vô cùng khó chịu. Cơn đau có thể đi kèm những vị trí khác, gây ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân gây đau quai hàm có thể do: nhiễm trùng răng, xoang, các bệnh lý về cơ khớp, thần kinh, mạch máu… Trong đó, phổ biến nhất là do rối loạn thái dương hàm (TMJ).

Đau quai hàm có thể ở mức độ nhẹ, không cần điều trị. Nó cũng có thể đau dữ dội, dai dẳng kéo dài, điều này chỉ ra những vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng cần điều trị. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây đau quai hàm và các lựa chọn điều trị hiện có.

1. Nguyên nhân gây đau quai hàm

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau quai hàm là các vấn đề về răng miệng và những rối loạn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.

Đau quai hàm: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

1.1. Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:

  • Đau hàm (có thể cảm thấy như đau răng).
  • Nhức đầu.
  • Đau tai.

Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi nhai thức ăn và có thể nghe thấy và/hoặc cảm thấy tiếng lách cách hoặc tiếng lạo xạo khi vận động hàm.

Ngoài ra, tình trạng này có thể liên quan đến cứng và đau cổ, đau vai lan xuống cánh tay.

Đau quai hàm: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Đau quai hàm do TMJ

1.2. Nghiến răng

Nghiến răng có thể gây đau quai hàm. Tình trạng này thường xảy ra lúc ngủ nên nhiều người có thể không biết rằng mình đang mắc phải.

Các triệu chứng của chứng nghiến răng bao gồm: đau hàm, mặt và cổ; nhức đầu; các vấn đề về răng miệng, bao gồm gãy và mòn răng.

Ngoài tật nghiến răng, các tình trạng hoạt động quá mức của cơ khác như hai kẹo cao su quá mức cũng có thể gây đau hàm.

1.3. Đau do răng

Có nhiều vấn đề về răng miệng liên quan đến đau hàm. Ví dụ, một chiếc răng bị nứt có thể gây cơn đau ngắt quãng, âm ỉ hoặc đau buốt khi cắn hoặc ăn. Sâu răng có thể gây đau nhức liên tục và trở nên trầm trọng hơn do kích thích nóng hoặc lạnh. Các vấn đề về răng miệng khác như áp xe răng và viêm ổ răng khôn cũng có thể gây đau hàm.

1.4. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở vùng đầu và cổ, cụ thể là nhiễm trùng xoang hoặc tai, có thể gây đau hàm. Ngoài đau hàm, các triệu chứng khác của viêm xoang có thể bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Bệnh đau răng.
  • Đau má.
  • Nghẹt mũi.

Tương tự như vậy, ngoài đau hàm, các triệu chứng khác của nhiễm trùng tai có thể bao gồm: khó nghe, chóng mặt, buồn nôn và đôi khi là chảy nước tai.

Đau quai hàm: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Đau quai hàm có thể do nhiễm trùng ở tai

1.5. Chấn thương

Các chấn thương ở hàm hoặc mặt, bao gồm há lệch hoặc gãy hàm, có thể gây đau đáng kể.

Một số nguyên nhân hiếm gặp khác

Mặc dù đau hàm thường liên quan đến vấn đề TMJ, nhiễm trùng hoặc vấn đề răng miệng, nhưng có những nguyên nhân khác mà chúng ta cần xem xét.

Đau tim

Đau hàm có thể báo hiệu một cơn đau tim, một tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng cần được cấp cứu lập tức. Bên cạnh đó, cảm giác nặng nề ở giữa bên trái của ngực có thể di chuyển đến hàm, cổ hoặc vai. Các triệu chứng tiềm ẩn của cơn đau tim bao gồm: khó thở, đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn và nôn, suy nhược.

1.6. Các tình trạng liên quan đến tự miễn

Các tình trạng tự miễn như: viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren và lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể gây ra đau hàm. Đặc biệt là các triệu chứng bắt chước những triệu chứng của rối loạn TMJ.

1.7. Viêm khớp

Thoái hóa khớp và các loại viêm khớp khác có thể làm cho bề mặt nhẵn giữa các khớp và cuối cùng là xương bị mòn. Đau xương có thể phát triển do kết quả của tình trạng này.

Ngoài ra, các tình trạng viêm như viêm bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến gây ra tình trạng viêm ở khớp. Nếu những tình trạng này ảnh hưởng đến khớp xương hàm thì có thể xuất hiện các cơn đau.

1.8. Viêm tủy xương

Trong một số trường hợp hiếm hoi, viêm tủy xương có thể ảnh hưởng đến xương hàm và các mô liên quan. Đây là một biến chứng hiếm gặp của phẫu thuật nha khoa.

1.9. Đau đầu do căng thẳng

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số người bị đau vùng thái dương hàm cũng bị đau đầu nhưng dường như không có mối liên hệ nào giữa hai tình trạng này. Vì lý do này, vẫn chưa rõ liệu có hay không mối liên hệ giữa đau hàm và đau đầu.

1.10. Đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba là một tình trạng đau nghiêm trọng ảnh hưởng đến dây thần kinh giúp bạn phát hiện các cảm giác trên khuôn mặt và cử động hàm của mình. Tình trạng này gây ra các cơn đau buốt; giống như điện giật ở môi, mắt, mũi, hàm, trán và da đầu. Cơn đau thường kích hoạt khi ăn, nói hoặc để mặt của bạn tiếp xúc với không khí lạnh .

Đau quai hàm: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Đau dây thần kinh 5 có thể khiến bạn đau hàm

1.11. Hoại tử xương hàm

Hoại tử xảy ra khi việc cung cấp máu cho xương bị gián đoạn và xương bắt đầu chết. Nó có thể gây đau dữ dội. Nguyên nhân của chứng hoại tử xương bao gồm: uống quá nhiều rượu, sử dụng thuốc corticosteroid và chấn thương.

1.12. Ung thư

Một số loại ung thư, như ung thư miệng, có thể gây đau hàm. Với ung thư miệng, có thể có các triệu chứng khác như: đau dai dẳng trong miệng, đau miệng không lành, khó nhai hoặc cử động hàm, sưng hàm, lung lay răng và khối sưng.

1.13. Một số tình trạng khác có thể làm tăng đau hàm và mặt bao gồm

  • Rối loạn tuyến nước bọt.
  • Căng thẳng, mệt mỏi và thiếu ngủ.
  • Khó thở khi ngủ.
  • Đau cơ xơ hóa.
  • Một số tình trạng sức khỏe tâm thần.

2. Các triệu chứng đi kèm với đau quai hàm

Các triệu chứng cụ thể và kèm theo của đau hàm và mặt sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Chúng có thể bao gồm:

  • Đau mặt trầm trọng hơn khi vận động hàm.
  • Đau khớp và cơ.
  • Vận động hạn chế.
  • Sai khớp cắn.
  • Tiếng kêu click hay lạo xạo khi mở hoặc đóng hàm.
  • Tiếng ù trong tai.
Đau quai hàm: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Khi đau quai hàm, bạn có thể nghe thấy những tiếng ù trong tai
  • Đau tai.
  • Nhức đầu có hoặc không kèm theo đau tai và áp lực sau mắt.
  • Chóng mặt.
  • Khóa hàm.
  • Cơn đau từ đau âm ỉ đến cảm giác đau nhói.
  • Chóng mặt.
  • Đau răng.
  • Căng thẳng hoặc đau đầu khác.
  • Đau kiểu dây thần kinh, chẳng hạn như cảm giác nóng bỏng.
  • Sốt.
  • Sưng mặt.

Bất kỳ ai lo lắng về đau hàm nên đến gặp bác sĩ, nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng.

3. Khi nào đau quai hàm cần điều trị?

Các nguyên nhân đau hàm trên đây không phải là đầy đủ. Đây là lý do tại sao việc tìm kiếm chẩn đoán chính xác từ bác sĩ hoặc nha sĩ là vô cùng quan trọng.

Mặc dù phần lớn các cơn đau hàm không liên quan đến các trường hợp khẩn cấp như đau tim nhưng nếu cảm giác khó chịu của bạn nghiêm trọng và/hoặc kéo dài; hoặc nếu cơn đau của bạn kết hợp với các triệu chứng như: khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi hoặc chóng mặt, hãy nhớ thăm khám bác sĩ ngay lập tức.

4. Khám và chẩn đoán tình trạng đau quai hàm

Khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh

Để tìm ra nguyên nhân gây đau hàm, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về cơn đau của bạn. Chẳng hạn như:

  • Cơn đau bắt đầu khi nào?
  • Mức độ nghiêm trọng.
  • Cơn đau diễn ra liên tục hay không?
  • Có bị chấn thương hàm nào gần đây không?
  • Thói quen có thể gây ra đau hàm.
  • Thời gian của cơn đau hàm.

Những câu trả lời này có thể sẽ  giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bạn.

Khám lâm sàng

Sau khi kiểm tra kỹ tiền sử, bác sĩ sẽ bắt đầu khám với việc xem xét kỹ: miệng, răng, TMJ, cổ và vai của bạn.

Đối với nghi ngờ rối loạn TMJ, bác sĩ có thể đo phạm vi chuyển động của hàm khi há, vận động. Trong khi độ há bình thường là 40 mm đến 55 mm, những người bị TMJ thường có độ mở hàm dưới 30 mm. Bệnh nhân mắc TMJ cũng có thể bị đau cơ xung quan, cũng như có tiếng kêu khớp (tiếng lách cách khi hàm mở và đóng).

Cuối cùng, bác sĩ thường khám các dây thần kinh sọ để đảm bảo rằng: cơn đau bạn đang trải qua không liên quan đến dây thần kinh bị kích thích hoặc ức chế (ví dụ: đau dây thần kinh sinh ba).

Cận lâm sàng

Thường không cần xét nghiệm máu để điều trị giảm đau quai hàm. Trừ khi có lo ngại về tình trạng tự miễn dịch, hay viêm nhiễm.

Ngoài ra, nếu bạn được nghi ngờ có liên quan đến bệnh lý tim mạch, điện tâm đồ và xét nghiệm máu sẽ được chỉ định.

Phim X quang

Tùy thuộc vào những phát hiện từ bệnh sử và khám sức khỏe, các chỉ định hình ảnh có thể giúp cung cấp thêm thông tin chi tiết hoặc xác nhận chẩn đoán. Đối với một số nguyên nhân gây đau hàm, chẳng hạn như rối loạn TMJ, một vấn đề về răng miệng, gãy hoặc lệch hàm, chụp X quang đơn giản hoặc X quang toàn cảnh thường là đủ.

Đau quai hàm: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Chụp X quang

Đối với các chẩn đoán phức tạp hơn, chẳng hạn như hoại tử xương hàm hoặc chẩn đoán nhiễm trùng xoang, có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng để đánh giá kỹ lưỡng hơn TMJ ở những người bị đau mãn tính hoặc nặng. MRI cũng có thể được sử dụng để đánh giá dây thần kinh sinh ba trong chứng đau dây thần kinh sinh ba.

5. Điều trị đau quai hàm

Việc điều trị đau hàm tùy thuộc vào nguyên nhân của nó nhưng có thể bao gồm các liệu pháp như: dùng thuốc, áp dụng các biện pháp tự chăm sóc hoặc phẫu thuật.

5.1. Thuốc và các biện pháp tự chăm sóc

Để giảm đau hàm, bạn có thể sử dụng các phương pháp như sau:

  • Chườm nóng ẩm hoặc chườm đá

Cho đá vào túi ni lông, bọc vào miếng vải mỏng và chườm lên mặt trong 10 phút. Sau đó tháo ra trong 10 phút trước khi thoa lại. Cách khác là dội nước ấm lên khăn, sau đó đắp lên vùng quai hàm. Hơi nóng ẩm có thể làm thư giãn các cơ hàm hoạt động quá mức và giảm đau. Bạn có thể phải làm ướt lại khăn lau nhiều lần để duy trì độ nóng.

Bạn cũng có thể mua túi chườm nóng hoặc nước đá tại hiệu thuốc hoặc trên mạng. Tuy nhiên, chúng nên được che bằng vải mọi lúc, nếu không có thể làm bỏng da của bạn. Nếu cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, hãy lấy ra.

>> Bạn đã hiểu rõ khi nào cần chườm nóng và khi nào cần chườm đá? Tìm đáp án trong bài viết Chườm nóng và chườm lạnh: Bạn có đang làm đúng cách?

Đau quai hàm: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Chườm lạnh giúp giảm đau
  • Xoa bóp vùng khớp bị ảnh hưởng

Dùng ngón trỏ và ngón giữa, ấn vào vùng bị đau của quai hàm, chẳng hạn như vùng ngay trước tai nơi khớp hàm gặp nhau. Xoa theo chuyển động tròn từ 5 đến 10 vòng, sau đó mở miệng và lặp lại bài tập. Xoa bóp các cơ ở bên cổ cũng có thể giúp giảm căng thẳng.

  • Thuốc giảm đau không kê đơn

Các loại thuốc như ibuprofen và acetaminophen có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.

  • Các loại thuốc cụ thể được kê cho một số chẩn đoán nhất định 

Ví dụ, thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn cho bệnh viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai, trong khi thuốc chống co giật Tegretol (carbamazepine) hoặc Trileptal (oxcarbazepine) được sử dụng để điều trị đau dây thần kinh sinh ba.

Đối với rối loạn TMJ, nên kết hợp thuốc (ví dụ, thuốc chống viêm không steroid và/hoặc thuốc giãn cơ) và các liệu pháp tự chăm sóc (ví dụ, tránh kích hoạt và thay đổi tư thế ngủ).

Nếu nghiến răng là nguyên nhân gây đau, bạn có thể được điều trị bằng máng nhai giúp bảo vệ răng miệng. Hàm bảo vệ miệng có thể đúc để vừa khít với răng của bạn.

5.2. Phẫu thuật

Đây thường là một trong những phương pháp điều trị chính cho ung thư miệng. Phẫu thuật sửa chữa có thể cần thiết đối với gãy xương hàm.

Bên cạnh đó, bạn có thể phải thực hiện một số điều trị nha khoa bao gồm:

  • Điều trị tủy răng.
  • Nhổ răng.
  • Liệu pháp nhiệt hoặc lạnh.

6. Phòng ngừa đau quai hàm

Nếu bạn đã từng bị đau hàm, hãy làm theo những lời khuyên sau để giúp ngăn ngừa tái phát; ít nhất là trong giai đoạn phục hồi:

  • Ăn thức ăn mềm hoặc lỏng, chẳng hạn như súp hoặc mì ống.
  • Tránh ăn thức ăn giòn hoặc dai, chẳng hạn như kẹo cao su.
Đau quai hàm: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Nên ăn các thức ăn mềm
  • Ăn từng miếng nhỏ.
  • Chăm sóc răng miệng thường xuyên.
  • Giảm căng thẳng bằng cách tập thiền, yoga hoặc các loại hình tập thể dục khác.
  • Xoa bóp vùng quai hàm để thư giãn các cơ và tăng lưu lượng máu.
  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng để ngăn nghiến răng.
  • Áp dụng tư thế đúng và không mang túi nặng quá lâu trên một vai.

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn các biện pháp phòng tránh phù hợp nhất.

Đau quai hàm là triệu chứng biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu là do rối loạn khớp thái dương hàm. Nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác. Tốt nhất chúng ta nên thăm khám sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Trương Mỹ Linh

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống
Hình ảnh tin tức Nhận biết sớm các triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu để điều trị
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng có thể điều trị và phòng ngừa được. Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng không được chẩn
Hình ảnh tin tức Giải đáp vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai
Vợ chồng bạn đang trong cuộc đua “săn rồng” và dù đã canh ngày rụng trứng để quan hệ nhưng vài tháng trôi qua mà vẫn chưa có tin vui. Bạn băn khoăn
Hình ảnh tin tức Mùa nắng nóng uống rau má đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
Rau má đậu xanh là thức uống giải nhiệt được nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon và cảm giác thanh mát khi thưởng thức. Song việc uống nhiều
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà và làm sao để nhận biết sớm bệnh?
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là bệnh không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn